Bật Mí Cách Làm Nước Xốt Bánh Tráng Trộn Chuẩn Vị, Ngon Như Ngoài Hàng

Bánh tráng trộn là món ăn vặt rất được yêu thích, nếu bạn cũng là tín đồ của món ăn này, muốn tự tay thực hiện tại nhà mà chưa biết cách làm nước xốt bánh tráng trộn ngon đúng chuẩn thì hãy làm theo công thức mà Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) chia sẻ trong bài viết này nhé!

Cách làm nước xốt bánh tráng trộn tại nhà, thơm ngon chuẩn vị

Một phần bánh tráng trộn thường bao gồm bánh tráng cắt sợi, xoài, đậu phộng, rau răm, bò khô, mực khô, trứng cút, tép khô, muối tôm… cùng một số nguyên liệu khác tùy theo khẩu vị người dùng. Nhưng yếu tố quan trọng làm nên món bánh tráng trộn ngon chính là nước xốt, tạo nên hương vị đặc biệt hấp dẫn của món ăn.

Cách làm nước xốt bánh tráng trộn

Nguyên liệu

Các bước thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn cho me vào âu lớn, thêm 230ml nước sôi vào cùng. Kế đó, bạn dùng thìa dầm me cho ra nước chua rồi ngâm me cho tan trong 15 phút. Tiếp theo, bạn dùng rây lọc qua hỗn hợp để loại bỏ phần thịt me, dùng muỗng đè mạnh để me ra hết nước, chắt lấy phần nước cốt me rồi cho ra một âu riêng.

Nước cốt me mang đến hương vị đặc trưng cho xốt bánh tráng trộn

Hành tím bóc sạch vỏ, cắt bỏ phần rễ. Trước khi sơ chế, bạn có thể để hành vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 – 30 phút nhằm hạn chế việc bị cay mắt và chảy nước mắt khi cắt hành. Sau khi rửa sạch, để ráo thì bạn băm nhỏ hành tím và cho vào bát riêng.

Tương tự với hành tím, tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch để ráo rồi băm nhuyễn, cho vào bát riêng.

Thực hiện nước xốt bánh tráng trộn

Bắc chảo lên bếp, cho dầu điều vào chảo đun khoảng 2 phút cho nóng. Tiếp theo, cho hành và tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, bạn cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào, tiếp tục đun và khuấy đều đến khi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp.

Như vậy là nước xốt bánh tráng trộn đã hoàn thành, bạn để nguội hoàn toàn phần nước xốt, sau đó dùng để trộn bánh tráng và thưởng thức.

Cách làm nước xốt bánh tráng trộn bằng sa tế

Nguyên liệu

Nguyên liệu làm xốt sa tế

Các bước thực hiện nước xốt sa tế

Sơ chế nguyên liệu

Ớt sừng, ớt chỉ thiên sau khi mua về bạn sơ chế rồi rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc để khi xay sẽ dễ dàng hơn. Bởi lẽ dùng cả hai loại ớt là vì ớt sừng giúp nước xốt trộn bánh tráng có màu sắc đẹp mắt hơn, còn ớt chỉ thiên sẽ giúp nước xốt có vị cay.

Hành tím sơ chế, rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi xay nhuyễn, cho ra bát riêng. Sau đó, bạn thực hiện tương tự với tỏi, xay nhuyễn rồi cho ra bát.

Hạt dầu điều sau khi mua về bạn nên rây lại để loại bỏ bụi bẩn, rửa sạch, phơi khô.

Bạn có thể băm nhuyễn các nguyên liệu này hoặc xay bằng máy

Làm dầu điều

Hạt dầu điều rửa sạch bụi, phơi khô trước khi làm dầu điều

Cho 150ml dầu vào chảo, đun với lửa nhỏ, khi dầu chưa nóng già bạn cho hạt dầu điều vào để không bị cháy khét.

Bạn vừa đun hạt dầu điều vừa khuấy đều, đến khi chảo dầu sôi thì đun tiếp trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp. Liên tục khuấy đều để cho hạt màu điều ra hết màu. Tắt bếp, khuấy đều cho dầu nguội.

Hạt dầu điều giúp món xốt sa tế có hương vị đặc trưng và màu sắc bắt mắt

Khi dầu điều đã nguội hoàn toàn thì bạn lọc qua rây để loại bỏ hết các hạt, chỉ lấy phần dầu. Thành phẩm dầu điều có màu đỏ cam đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng.

Thực hiện nước xốt sa tế

Bắc chảo lên bếp, cho 500ml dầu vào đun đến khi nóng già thì cho tỏi vào phi. Khi tỏi đã nổi lên trên bề mặt dầu, bạn cho hành tím vào cùng, đảo đều tay để nguyên liệu không bị cháy. Nếu thích dùng hành và tỏi nhiều hơn, bạn có thể điều chỉnh theo sở thích của mình nhé.

Xốt sa tế không chỉ dùng cho bánh tráng trộn mà có thể thực hiện nhiều món ngon, hấp dẫn khác

Khi hành, tỏi đã chuyển sang màu vàng, bạn cho ớt vào, đun sôi khoảng 7 phút. Tiếp đó, bạn vừa khuấy đều vừa rót dầu điều vào, thêm muối và đường rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội.

Cách làm nước xốt bánh tráng trộn đơn giản

Nguyên liệu

Thực hiện nước xốt bánh tráng trộn đơn giản

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn sơ chế tỏi, hành lá, ớt rồi rửa sạch, để ráo nước. Tỏi băm nhuyễn, đầu hành lá cắt thật nhỏ, lá hành thì cắt nhỏ rồi cho ra bát riêng.

Tiếp đó, bạn đặt chảo lên bếp, cho vào chảo 3 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng già, bạn cho tỏi và đầu hành vào phi thơm. Sau đó, bạn cho hành lá, ớt vào chảo, đảo đều rồi lần lượt cho gia vị là tương ớt, nước tương, dầu điều, đường, muối và thêm nước lọc.

Khi đun nước xốt, bạn nên dùng chảo chống dính để lửa nhỏ để hạn chế tình trạng nước xốt bị cháy

Bạn khuấy đều hỗn hợp để không bị cháy ở đáy chảo, đun khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội là có thể mang đi trộn bánh tráng.

Tùy theo nguyên liệu sẵn có trong bếp nhà bạn, nếu không có hành lá, bạn có thể thay thế bằng hành tím. Và nếu thích ăn cay, bạn có thể tăng thêm lượng ớt trong công thức.

Cách làm nước xốt bò bánh tráng trộn

Nguyên liệu làm nước xốt bò thần thánh

Thực hiện nước xốt bò làm bánh tráng trộn

Sơ chế nguyên liệu

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi băm nhuyễn hoặc dùng máy xay. Sau đó, cho ra bát riêng.

Sả nên chọn những cây sả tươi, phần lá sả xanh và thân cầm chắc tay. Không nên chọn những cây sả có lá vàng, khô héo hoặc dập nát. Ưu tiên chọn những cây khi ngửi có mùi nồng vì sả còn tươi và có nhiều tinh dầu.

Sả mua về bóc vỏ, rửa sạch, để ráo rồi băm nhuyễn hoặc dùng máy xay nhuyễn, cho ra bát riêng.

Sơ chế và băm nhuyễn sả trước khi chế biến nước xốt bò

Thực hiện nước xốt bò làm bánh tráng trộn

Bạn cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm, tiếp đó cho sả vào cùng. Khi hai nguyên liệu này chuyển màu vàng và dậy mùi thơm thì lần lượt cho các gia vị như mạch nha, đường, muối, bột ngọt vào cùng.

Tiếp đó, bạn cho nước màu caramel và nước xốt bò đóng chai vào chảo, thêm 500ml nước lọc và khuấy đều.

Bạn đợi đến khi nước xốt bò đen sôi, bạn đợi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội là có thể dùng để trộn bánh tráng được.

Lưu ý khi làm nước xốt bánh tráng trộn

Lưu ý khi chọn nguyên liệu

  • Me vắt (me cục) là me chín, dùng để nấu canh chua hay dùng làm nguyên liệu cho các loại nước xốt.
  • Chọn hạt điều màu tươi, hạt mẩy đều nhau. Nếu thấy hạt đã bị mốc, đổi màu thì không nên dùng sẽ làm nước xốt bánh tráng trộn có mùi mốc và màu sắc cũng không bắt mắt.
  • Hành tím nên chọn mua những củ vừa, không tròn, mỗi cũ khoảng 2 – 3 tép. Vỏ hành có màu tím hoặc hơi tím tía, có mùi hăng và thơm.
  • Tỏi nên chọn những củ to vừa, cầm chắc tay, không bị xốp, không chảy nước hay sâu mọt. Chọn những chủ còn nguyên vỏ, các nhánh tỏi không bị lép, khô hay nhăn.

Lưu ý khi làm bánh tráng trộn tại nhà

  • Sau khi trộn xong, nên thưởng thức ngay để bánh không bị nhão và vón cục lại với nhau. Không nên để bánh tráng trộn qua đêm, không bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nên chọn loại bánh tráng có độ dày vừa phải, dùng kéo cắt bánh tráng thành sợi vừa ăn theo ý thích. Bánh tráng quá dày khi ăn sẽ bị dai, lâu ngấm nước xốt. Nếu bánh tráng quá mỏng thì khi trộn hay bị gãy vụn, nhão, không mang đến vị ngon trọn vẹn.
  • Gia giảm lượng gia vị theo sở thích. Tránh cho nươc xốt trộn bánh tráng quá cay vì như thế sẽ khiến bạn không thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn.
  • Bạn nên dùng lượng nước xốt vừa đủ để bánh tráng trộn không bị nhão hay vón cục.
Nếu chưa cần dùng ngay, bạn có thể xếp các nguyên liệu lên bánh tráng, khi nào thưởng thức thì rưới xốt và bắt đầu trộn

Bảo quản

Cách làm nước xốt bánh tráng trộn để lâu

Tất cả các nguyên liệu làm nước xốt bánh tráng trộn đều cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng và gió trực tiếp.

Nếu thực hiện đúng như kỹ thuật đã hướng dẫn, xốt bánh tráng trộn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 7 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn nên bọc kín hoặc để trong hộp có nắp đậy để hạn chế xốt bị hư hỏng.

Sau khi bảo quản, nếu thấy xốt có mùi lạ hoặc thay đổi kết cấu, bạn không nên sử dụng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảo quản dầu điều

Trong trường hợp bạn làm dầu điều còn dư nhiều, chưa dùng hết, hãy bảo quản dầu điều bằng cách cho dầu vào lọ thủy tinh và đậy kín, để ở nhiệt độ thường trong khoảng một tuần. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể để được khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên làm dầu điều ở một lượng vừa đủ để sử dụng vì nếu để lâu màu sắc của dầu sẽ không còn đẹp mắt và có mùi hôi.

Nên ăn bánh tráng trộn vào thời điểm nào?

Bạn nên ăn bánh tráng trộn vào bữa phụ vào lúc xế chiều hoặc trước bữa chính khoảng 1 giờ. Đây là thời gian vừa đủ để dạ dày tiêu hóa toàn bộ thức ăn, giúp bạn ăn ngon miệng mà không bị thiếu chất.

Bạn không nên ăn bánh tráng trộn vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này dễ dẫn đến mất ngủ, và trong món ăn này cũng chứa dầu khiến bạn tích tụ cholesterol xấu do cơ thể không tiêu thụ được hết.

Làm bánh tráng trộn tại nhà, bạn có thể điều chỉnh hương vị và các nguyên liệu ăn kèm theo sở thích của mình

Bánh tráng trộn là món ăn vặt có xuất xứ từ Tây Ninh, được ưa chuộng rộng rãi khắp cả nước. Món này có vị lạ miệng, bên cạnh nguyên liệu chính là bánh tráng thì các loại topping ăn kèm cũng rất đa dạng và tùy vào từng vùng miền hay khẩu vị cá nhân sẽ có những biến tấu hương vị khác nhau. Hi vọng bạn sẽ dễ dàng chinh phục món ngon quốc dân tại nhà để chiêu đãi người thân, bạn bè hoặc thực hiện cho chính mình thưởng thức với cách làm nước xốt bánh tráng trộn mà HNAAu chia sẻ. Chúc các bạn ngon miệng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *