CHUỐI HỘT RỪNG LOẠI NGON

Trái chuối hột rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc hoặc trái sấy khô ngâm rượu.

Giới thiệu chuối hột rừng

Chuối hột rừng là cây có thân giả cao khoảng từ 3 – 4m. Phiến lá dài, mặt dưới có tia, cuống xanh sọc đỏ. Hoa chuối rừng mọc thẳng đứng ở ngọn, màu đỏ thẫm xem lẫn là những quả chuối vàng ruộm. Nải chuối rừng ít hơn 10. Quả có cạnh, thịt của quả lạc, chứa nhiều hạt to từ 4 – 5mm.

CHUỐI HỘT RỪNG NGUYÊN QUẢ – 120.000 VNĐ/KG

MUA 5KG TẶNG 1KG

Chuối hột rừng có 2 loại: Quả bé và quả nhỏ, ngâm rượu rất thơm và ngon. Nhưng người ta thường sử dụng trái nhỏ bởi nhựa nhiều hơn. Khoa học đã chứng minh chuối càng nhiều nhựa khi ngâm rượu càng ngọt và ngon. Mang lại nhiều công dụng hơn. Chuối hột rừng có nhiều hột nên người ra không sử dụng để ăn mà chỉ lấy làm thảo dược.

Chuối hột rừng chữa bệnh gì?

Hạt chuối hột

– Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hạt và phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho khoảng 7 thìa cà phê bột hạt chuối hột rừng vào 2 lít nước đun nhỏ lửa. Tới khi còn 2/3 nước là dùng được. Uống đều đặn hằng ngày như uống nước trà. Dùng liên tục trong 2 – 3 tháng để đem lại kết quả khá tốt.

– Tiêu sưng, giảm đau, trị đau nhức chân tay, đau lưng, thấp khớp: Lấy 200g hạt chuối hột giã nát và ngâm với rượu 40 độ trong vòng 10 ngày. Ngâm càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều lên. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần uống 15ml vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Nếu thấy khó uống thì có thể cho thêm đường.

Quả chuối hột rừng

– Chữa hắc lào: Lấy chuối hột rừng còn xanh, cắt đôi hứng lấy nhựa bôi vào vùng bị hắc lào mỗi ngày.

– Bên cạnh đó có thể lấy quả chuối hột rừng còn non, thái mỏng. Trộn cùng rau sống ăn với sứa và gỏi cá để phòng tiêu chảy.

Vỏ quả chuối hột rừng

– Chữa kiết lị: Lấy 30g vỏ quả chuối hột rừng, 30g vỏ quả lựu, 20g búp ổi. Phơi khô, thái nhỏ và sắc lấy nước uống.

– Chữa đau bụng kinh: Lấy 50g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao vàng, tán bột. Quế chi 5g, cam thảo 3g, tán bột. Trộn đều các nguyên liệu cùng mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày cùng với nước ấm.

Củ chuối hột rừng

– Giúp chữa sốt cao, cảm nắng: Lấy củ chuối hột rừng rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống. Có tác dụng rất tốt trong việc trị cảm nắng, mê sảng, sốt cao.

– Chữa kiết lỵ ra máu: Dùng củ chuối hột rừng kết hợp cùng với củ sả. Mỗi thứ 5g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 300ml nước cho tới khi còn 50ml. Uống hỗn hợp một lần/ngày.

Lá chuối hột

Dùng để gói bánh các loại, giúp bánh có mùi thơm và không bị độc so với các loại chuối khác.

Chữa nôn ra máu, băng huyết: Lấy 20g lá chuối và 30g tinh tre, phơi khô đem đốt và tán nhỏ. Hãm nước sôi uống một ngày một lần.

Hoa chuối hột

– Trị thiếu sữa của sản phụ: Thái nhỏ hoa chuối hột, luộc hoặc làm gỏi để ăn. Giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.

– Chữa táo bón: Hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi thịt gà ăn. Để tăng cường chất xơ giúp chống táo bón. Nhưng nhớ luộc kĩ để giúp loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn có tác dụng giúp loại bỏ cặn lắng và a-xít u-ríc trong bàng quang. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Đặc biệt do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn so với các loại rau khác.

Thân chuối hột rừng

– Ổn định đường huyết: Nên chọn cây chuối hột rừng có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất khoảng 25 cm). Khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối. Để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra)và uống. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, làm với cách này phải bỏ mất cả cây chuối hột, hơi phí và cầu kỳ.

– Chữa phù: Theo một số tài liệu y học cổ truyền trong và ngoài nước. Sắc lá và thân chuối hột rừng giúp lợi tiểu mạnh.

– Tăng cường sinh lực: Rượu chuối hột rừng là món ăn ưa thích của các quý ông. Bởi nó giúp bổ thận, tráng dương tăng cường sinh lực cho phát mạnh.

Tuy nhiên, khi uống cũng cần lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ của bình chuối hột rừng ngâm rượu. Tránh sử dụng rượu pha chế không đúng cách để xảy ra hậu quả đáng tiếc như: Ngộ độc chuối hột rừng.

Cách ngâm rượu chuối hột rừng

Chuối hột ngâm rượu cũng là một cách để hỗ trợ điều trị bệnh rất đơn giản. Nhưng phù hợp với người uống được rượu nhưng hiệu quả không cao bằng đun nước uống.

Chuối hột rừng ngâm rượu là một trong những cách hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Cách này rất đơn giản và phù hợp với những người uống được rượu. Tuy nhiên hiệu quả sẽ không cao bằng đun nước uống nên bạn cần cân nhắc kỹ.

Cách làm:

– Chọn chuối hạt rừng loại nhỏ, không dùng chuối quá to để ngâm (chuối to thường là chuối nhà).

– Rửa sạch và để ráo nước trước khi ngâm. Tốt nhất là đem chuối hột rừng sao vàng hạ thổ. Trước khi ngâm giúp tăng hiệu quả khi ngâm.

– Tỷ lệ ngâm: 1kg chuối hột rừng và 2-3 lít rượu (rượu phải là rượu trắng, không có tạp chất).

– Chọn rượu nếp nấu ngon 40 độ để ngâm.

– Ngâm rượu sau khoảng 50 – 60 ngày là có thể dùng được.

Mách nhỏ:

Có thể dùng kết hợp ngâm cùng với chuối hột rừng chín nguyên quả. Hoặc chuối xanh đã cắt lát sẽ cho hiệu quả và chất lượng rượu thơm, ngon và dễ uống hơn rất nhiều.

Ngoài ra, có thể dùng hạt chuối hột rừng để uống thay nước hàng ngày. Cũng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt:

  • Hạt chuối hột rừng rang lên tới khi nào thấy tiếng nổ nhỏ như khi rang ngô. Thì đảo đều khoảng 5 phút nữa là được. Trong quá trình rang chuối hột rừng thì nên cho thêm 1 ít muối cho dễ và rang nhanh hơn.
  • Hạt chuối hột xay mịn và cho vào trong lọ dùng dần.
  • Mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ, dùng túi vải để làm túi lọc, uống thay nước mỗi ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng chữa bệnh của chuối hột rừng. Và cách ngâm rượu từ hạt chuối hột rừng mà chúng tôi đã sưu tầm từ tài liệu y học cổ truyền xưa. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình khi cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *