Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ nên biết

Khi mẹ kết hợp các loại thực phẩm “kỵ nhau” này sẽ sinh ra độc tố và mất hết các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Vì thế, mẹ nên tránh kết hợp để giúp đảm bảo hệ tiêu hóa của con nói riêng cũng như sức khỏe của bé nói chung nhé.

Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé

Cà rốt và củ cải

Cà rốt và củ cải là các loại củ kỵ nhau không chỉ không nên cho bé ăn mà cả người lớn cũng không nên kết hợp, do hàm lượng thành phần vitamin C trong củ cải sẽ bị các enzyme trong cà rốt phá hủy.

Cà rốt và củ cải là các loại củ kỵ nhau không chỉ không nên cho bé ăn. (Ảnh minh họa)

Vì thế, bé sẽ không thể hấp thụ được trọn vẹn thành phần hàm lượng vitamin C gây ảnh hưởng xấu đến da của bé. Da của trẻ sẽ bị khô và bong tróc nên mẹ cần đặc biệt chú ý. Vì thế, củ cải và cà rốt được xếp vào những loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước Dashi để nấu cháo cho bé.

Rau dền và quả lê

Khi nấu rau củ quả này cùng nhau, nếu trẻ ăn phải sẽ dẫn dễ bị nôn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quả lê tráng miệng ngay sau khi vừa ăn thịt ngỗng vì 2 thứ này có thể gây sốt khi kết hợp.

Rau dền và quả lê nếu trẻ ăn phải sẽ dẫn dễ bị nôn. (Ảnh minh họa)

Bí đỏ và cải thìa

Bí đỏ và cải thìa là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé do bí đỏ có chứa enzyme phân giải vitamin C. Khi được kết hợp cùng cải thiện sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Bí đỏ và cải thìa là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé. (Ảnh minh họa)

Khoai lang/khoai tây và cà chua

Khoai lang và khoai tây được biết đến là những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột khiến no lâu. Trong khi đó, cà chua có chứa nhiều hợp chất pectin và nhựa phenolic, nếu ăn cùng nhau sẽ khiến cho dạ dày của trẻ nhỏ bị khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng. Đặc biệt, cà chua nấu cùng khoai lang, khoai tây có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Khoai lang và khoai tây, cà chua là thực phẩm kỵ nhau. (Ảnh minh họa)

Củ cải và hoa quả (lê, táo, nho)

Nhiều mẹ thường hay dùng rau củ và hoa quả để nấu nước Dashi nấu cháo cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý rằng, không nên ninh chung củ cải với hoa quả do đây là những thực phẩm kỵ nhau. Các thành phần flavonoid của hoa quả khi được nấu sẽ chuyển hóa thành một hợp chất làm ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp của bé.

Củ cải và hoa quả (lê, táo, nho) không nên kết hợp cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Nếu bé bị suy tuyến giáp, bé sẽ gặp phải một số bệnh nguy hiểm có liên quan đến rụng tóc, chậm phát triển, bướu cổ, tim mạch, tác dụng chậm còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.

Thịt bò và lươn

Lươn và thịt bò đều là thực phẩm rất giàu đạm, khi được kết hợp cùng nhau sẽ khiến cho trẻ bị thừa chất, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Thịt bò và lươn không nên kết hợp với nhau. (Ảnh minh họa)

Tôm và cải bó xôi

Trong khi tôm có chứa nhiều canxi thì cải bó xôi lại có thành phần rất nhiều axit phytic, kết hợp với canxi sẽ tạo thành muối. Từ đó, cơ thể bé không những không hấp thụ được hết canxi mà để đảm bảo cho sức khỏe, cơ thể bé còn phải đào thải hợp chất muối này dưới dạng chất thải. Thay vì kết hợp cùng tôm, mẹ nên nấu cải bó xôi với đậu hũ non hoặc thịt bò, thịt lợn cho bé ăn.

Tôm và cải bó xôi không nên ăn cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Cá chép và thịt gà

Do thịt gà có tính ôn, cá chép có tính hàn, khi nấu cháo thịt gà, cá chép với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị nổi mụn, nhọt. Vì thế, cá chép và thịt gà được xếp vào những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm.

Không nên kết hợp cá chép và thịt gà. (Ảnh minh họa)

Đậu nành và thịt

Đây là 2 loại thực phẩm có chứa rất nhiều đạm. Khi nấu cháo cùng nhau sẽ khiến cho hàm lượng đạm bị tăng cao, trẻ bị dư thừa đạm, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Lòng đỏ trứng gà và óc heo

Óc heo, lòng đỏ trứng gà đều là thực phẩm rất giàu cholesterol, khi nấu chung cùng nhau sẽ làm cho hàm lượng cholesterol tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch của các bé.

Lòng đỏ trứng gà và óc heo không nên nấu cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Hải sản và thịt bò

Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà khi kết hợp cùng với hải sản đều làm mất đi giá trị của các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn tác động không nhỏ đến khả năng hấp thụ canxi từ hải sản dành cho bé.

Hải sản và thịt bò được cảnh báo không nên nấu với nhau. (Ảnh minh họa)

Rau cần, cà rốt và gan động vật

Thành phần dinh dưỡng có trong gan động vật chủ yếu là đồng, sắt, các nguyên tố kim loại khác nên dễ khiến cho hàm lượng vitamin C có trong rau củ như cà rốt và rau cần bị oxy hóa, làm mất đi hết tác dụng.

Rau cần, cà rốt và gan động vật không nên kết hợp cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Thịt bò và cháo đỗ đen

Trong khi đỗ đen là thực phẩm rất giàu chất xơ thô, thịt bò rất giàu sắt bổ máu nên khi kết hợp cùng nhau sẽ làm cho lượng sắt trong thịt bò bị cản trở, cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng từ thịt bò. Điều này khiến cho hàm lượng sắt trong thịt bò dần bị mất đi.

Thịt bò và đỗ đen không nên nấu cháo với nhau. (Ảnh minh họa)

Thịt lợn và thịt bò

Theo Đông y, thịt bò là loại thịt có tính ôn, có công dụng giúp kích thích sự chuyển hóa, phù hợp với người bị yếu, suy giảm chuyển hóa. Trong khi đó, thịt lợn có tính hàn, phù hợp với những người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, bị táo bón, mụn nhọt. Vì vậy, hai loại thịt này không nên được kết hợp nấu chung với nhau.

Thịt bò và thịt lợn không nên nấu cháo cùng nhau cho bé. (Ảnh minh họa)

Thịt bò và hạt dẻ

Trong thịt bò có nhiều đạm, hạt dẻ lại nhiều vitamin C, khi kết hợp nấu chung cùng nhau dễ khiến cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Thịt bò và hạt dẻ nấu với nhau khiến thực phẩm dễ bị biến chất. (Ảnh minh họa)

Lá hẹ và đậu phụ

Đây là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé do canxi trong đậu phụ kết hợp cùng axit oxalic trong hẹ tạo nên chất kết tủa canxi oxalate. Điều này gây nên việc cản trở sự hấp thụ canxi làm trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Lá hẹ và đậu phụ kết hợp cùng nhau có thể gây suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Đậu phụ và cải bó xôi

Thành phần đậu phụ có nhiều magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó, thành phần cải bó xôi lại rất nhiều axit oxalic. Khi những chất này kết hợp cùng nhau sẽ gây nên hai chất kết tủa không tiêu, có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của bé, gây nên sỏi thận.

Nấu cải bó xôi cùng đậu phụ có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của bé, gây nên sỏi thận. (Ảnh minh họa)

Trứng vịt và tỏi

Đây không chỉ là những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm mà còn rất độc, có thể gây chết người. Sẽ rất nguy hiểm khi kết hợp các loại thực phẩm này cùng nhau nấu cháo cho bé.

Trứng vịt và tỏi nấu cùng nhau có thể gây ngộ độc. (Ảnh minh họa)

Những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm

Sữa đậu nành và đường đen

Trong thành phần đường đen có chứa chất axit malic và axit oxalic, khi dùng cùng đường đen sẽ gây nên tình trạng axit sinh ra chất “lắng biến tính” làm giảm dinh dưỡng của chất bổ. Điều này khiến cho trẻ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa khi uống đường đen và sữa đậu nành.

Sữa đậu nành và đường đen là những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Sữa đậu nành và trứng gà

Khi kết hợp những thực phẩm này cùng nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người. Trong sữa đậu nành có chứa men protidaza sẽ kiềm chế protein trong trứng gà, gây nên đầy bụng, khó tiêu, cản trở tiêu hóa.

Sữa đậu nành và trứng gà không nên pha cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt, chanh)

Không nên pha sữa bò với các loại nước ép chua do thành phần sữa bò có nhiều protein (trong đó, thành phần cazzeine chiếm đến 80%). Khi pha hoặc uống cùng nhau sẽ làm cho chất cazeine lắng đọng và kết dính khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt, chanh) không được kết hợp cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Khi uống lâu dài sẽ rất dễ mắc phải bệnh methemoglobin, gây tím tái, khó thở, là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Ngoài ra, trong nước hoa quả chua còn có tính axit, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

Quả hồng và khoai lang

Loại quả này không nên cho trẻ ăn cùng khoai lang, khoai lang có chứa tinh bột gây kích thích dạ dày, tiết ra axit, kết hợp cùng hoạt chất tanin trong quả hồng dễ dẫn đến viêm loét và chảy máu dạ dày.

Hoa quả có nhiều axit tanic và hải sản

Một số loại quả có chứa thành phần axit tanic như hồng, nho, ổi khi ăn cùng hải sản gây nên khó tiêu, đau bụng, buồn nôn.

Chocolate và sữa

Trong sữa có nhiều protein và canxi, chocolate lại chứa nhiều axit oxalic, khi trộn 2 thứ này ăn cùng nhau sẽ tạo nên canxi oxalate – hợp chất không tan trong nước. Nếu trẻ ăn phải dễ bị tiêu chảy, khô tóc hoặc có các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Khi chọn nguyên liệu nấu cháo hay ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý tránh chọn những loại thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *