Nước rau má có tác dụng gì? Hướng dẫn cách là thức uống giải nhiệt mùa hè

Rau má là nguyên liệu không chỉ để chế biến các món ăn ngon mà còn là “vị thuốc” có thể dùng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy nước rau má có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng thức uống bổ dưỡng này là gì? Mời bạn cùng Pharmacity tìm hiểu tất tần tật các thông tin về rau má ngay trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng có trong rau má

Trong rau má chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, mang đến nhiều tác dụng như giảm mụn, kháng viêm, hay ổn định tinh thần,…Vậy “Các giá trị dinh dưỡng có trong rau là bao nhiêu?”. Theo một số thống kê, trong 100gr rau má có chứa các chất như:

  • Nước: 88.2gr
  • Chất đạm: 3.2gr
  • Vitamin C: 3.7gr
  • Vitamin B1: 0.15gr
  • Canxi: 2.29gr
  • Beta caroten: 1.3gr
  • Chất sắt: 3.1gr
  • Tinh bột: 1.8gr
  • Cellulose: 4.5gr
  • Photpho: 2mg

Bên cạnh đó, còn có các chất dinh dưỡng khác như: Magie, kali, kẽm, saponin, flavonoid và mangan,…cần lưu ý rằng hàm lượng vi chất sẽ thay đổi phụ thuộc vào khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Giá trị dinh dưỡng có trong rau má

Nước rau má có tác dụng gì?

Bên cạnh việc rau má có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon thì nhiều người lại lựa chọn dùng rau má làm thức uống mỗi ngày, bởi trong rau má có vị ngọt, tính mát rất thích hợp cho mùa hè oi bức. Chi tiết hơn, uống nước rau má có tác dụng gì? Mời bạn tham khảo ngay sau đây:

Kháng viêm, kháng khuẩn

Theo một số nghiên cứu trong Đông Y, rau má giúp cơ thể kháng viêm và kháng khuẩn, bởi chúng có khả năng điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại, gồm:

  • Bệnh zona
  • Bệnh phong, tả hay lỵ
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
  • Một số triệu chứng cảm cúm thông thường như cúm H1N1
  • Bệnh sán máng và bệnh lao phổi

Cải thiện tinh thần, làm giảm căng thẳng

Do trong rau má có chứa nhiều hoạt chất, đặc biệt nhất là vitamin B1 có lợi cho hệ thần kinh, vì thế loại thức uống này giúp cải thiện tinh thần bởi các triệu chứng như chán nản, lo lắng và trầm cảm. Đồng thời, chúng còn giúp làm giảm những bệnh lý về tâm thần, cụ thể là rối loạn tâm thần hay bệnh đãng trí Alzheimer.

Ngoài ra, đối với người lớn tuổi thì khi uống nước rau má đều đặn sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh. Hơn thế nữa, trí nhớ cùng chứng đãng trí ở người già cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Nước rau má giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng

Làm đẹp da, giảm mụn

Uống nước rau má có tác dụng gì? Thực chất, hiện nay rau má được rất nhiều chị em ưa chuộng bởi công dụng làm đẹp da cực kỳ hiệu quả. Nguyên nhân là do trong rau má có chứa saponin – hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm đồng thời giúp vết thương mau lành. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ đã sử dụng rau má để cải thiện các vùng da bị tổn thương do mụn.

Không những thế, trong rau má có chứa các chất như axit béo, axit amin và chất phytochemical,… có vai trò dưỡng da sau khi giảm mụn. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng rau má đúng cách còn có thể làm cho làn da của bạn thêm săn chắc và ngăn ngừa lão hóa.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thói quen uống rau má đều đặn sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó phòng tránh được các tình trạng về bệnh huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu và loại bỏ được các độc tố có hại cho cơ thể. Riêng với trẻ em, rau má còn có thể làm giảm sốt và điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Nước rau má giúp tăng cường hệ miễn dịch

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Rau má được ví như một phương thuốc tự nhiên và an toàn mà bạn có thể dùng tại nhà. Một công dụng không thể bỏ qua của thức uống này chính là giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng hơn. Và từ đó, cơ thể sẽ có được nhiều thời gian nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng sau một ngày dài làm việc.

Xem thêm: Top 10 cách cải thiện mất ngủ ban đêm tại nhà hiệu quả

Tăng cường lưu thông máu

Uống nước rau má có tác dụng gì? Không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn mà loại rau này còn xử lý được một số vấn đề về thần kinh, chẳng hạn là bệnh động kinh và đột quỵ. Bên cạnh đó, việc uống rau má thường xuyên còn giúp bạn cải thiện lưu lượng máu một cách hiệu quả.

Nước rau má giúp tăng cường lưu thông máu

Xem thêm: Nước ép dứa: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều tác dụng bất ngờ

Hướng dẫn cách làm nước rau má đơn giản, tại nhà

Được mệnh danh là thức uống giải nhiệt tươi mát vào mùa hè đồng thời rất dễ thực hiện gồm các nguyên liệu dễ tìm. Hôm nay, hãy cùng Pharmacity vào bếp pha chế một ly rau má đậu xanh đơn giản và hấp dẫn ngay tại nhà nhé!

Để làm nước rau má đậu xanh, gồm các nguyên liệu sau:

  • Rau má: 500gr
  • Đậu xanh cà vỏ: 150gr
  • Sữa đặc: 200ml
  • Nước lọc: 1 lít

Các bước làm nước rau má đậu xanh, gồm:

  • Bước 1: Nấu chín đậu xanh. Đầu tiên, ngâm đậu xanh trong nước từ 4 – 5 tiếng và cho vào nồi hấp chín trong 30 phút.
  • Bước 2: Xay và lọc lấy nước rau má. Đối với rau má, bạn sẽ ngắt bỏ phần thân và những cọng bị vàng, sau đó rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, cho 500gr rau má vào máy xay sinh tố cùng với 1 lít nước lọc và xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó, cho rau má đã xay qua rây hoặc túi vắt để lọc lấy nước.
  • Bước 3: Xay các hỗn hợp với nhau. Đến với bước này, bạn sẽ cho đậu xanh đã hấp chín vào máy xay cùng 200ml sữa đặc và phần nước rau má vừa lọc. Tiếp tục xay cho đến khi các nguyên liệu hòa trộn với nhau.
  • Bước 4: Thành phẩm. Cuối cùng, bạn có thể rót ra ly, thêm đá viên và thưởng thức. Hương vị của một ly rau má đậu xanh sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thanh mát bởi vị béo bùi của đậu hòa quyện cùng nước rau má tươi mát.

Cách làm nước rau má

Những điều cần lưu tâm khi uống nước rau má

Tuy rau má là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn phải cần phải sử dụng đúng cách thì mới có thể phát huy hết các tác dụng của chúng. Mặt khác, nếu bạn sử dụng sai cách có thể sẽ gây ra một số hậu quả không đáng có. Dưới đây là những điều cần lưu tâm khi uống nước rau má dành cho bạn:

  • Đối với người không nên uống nước rau má: Bao gồm một số trường hợp như bà bầu, người đang mắc bệnh gan, người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ đang cho con bú hoặc mong muốn có thai, người dùng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm,…
  • Sử dụng liều lượng nước rau má phù hợp: Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng từ 30gr – 40gr rau má. Hơn thế nữa, tuyệt đối không dùng trong thời gian dài. Ngoài ra, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên dùng rau má liên tiếp 6 tuần.
  • Tuyệt đối không uống rau má thay cho nước lọc: Nếu sử dụng thức uống này quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, nhức đầu nặng hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe
  • Khi dùng thuốc tây cần tránh uống nước rau má: Nguyên nhân là do trong rau má chứa các hợp chất có thể tương tác với thành phần của thuốc và dẫn đến tác dụng phụ, Ngoài ra, nếu bạn uống ra má cùng với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay thuốc giảm cholesterol, sẽ khiến thuốc mất đi tác dụng như mong đợi.
  • Cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng: Do mỗi đối tượng sẽ có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, vì thế mà trước khi dùng rau má, bạn cũng nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để có cách uống phù hợp hơn.
  • Luôn rửa rau sạch trước khi dùng: Trước khi ăn hay uống nước rau má, bạn cần phải rửa rau thật sạch nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do loại rau này thường mọc sát đất nên dễ có nguy cơ chứa vi khuẩn gây hại hoặc thuốc trừ sâu,…
  • Tình trạng nên tránh dùng rau má: Tuyệt đối không nên uống rau má khi gặp triệu chứng khó tiêu hay đầy bụng, vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Những điều cần lưu tâm khi uống nước rau má

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về “Nước rau má có tác dụng gì đối với cơ thể?”. Hãy theo dõi Pharmacity để đón chờ nhiều thông tin hữu ích và mới nhất về sức khỏe dành cho bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Uống nước ép: 5 loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và những điều nên tránh

  • 7+ Công thức nước ép trái cây giúp giảm cân & duy trì sức khỏe làn da

  • Bổ sung collagen ngừa lão hóa cho làn da căng mịn, trắng hồng

  • Uống lá diếp cá có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *