Bắp (hay còn được gọi là Ngô) là món ăn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bên cạnh lợi ích sức khỏe, ăn bắp luộc còn hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm cân và ăn kiêng của nhiều người. Vậy cụ thể 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo? Ăn bắp luộc đem lại những lợi ích gì cho sức khỏe? Hãy cùng Toshiko giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. 1 Trái bắp luộc bao nhiêu calo? Ăn bắp nhiều có béo không?
Bắp nếp là loại bắp có độ dẻo, còn bắp Mỹ lại ngọt và giòn hơn. Dù là loại bắp nào thì cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Vậy 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo? Hãy cùng Toshiko tìm hiểu về lượng calo trong từng loại bắp nhé.
1.1. 1 trái bắp nếp luộc bao nhiêu calo?
Bắp nếp là loại bắp có chứa hàm lượng tinh bột khá lớn. Thế nhưng nếu như so sánh với bắp Mỹ thì hàm lượng beta-carotene lại thấp hơn.
Thông thường, cứ 100g bắp nếp luộc sẽ cung cấp khoảng 177 calo. Lượng calo và tinh bột có trong 1 trái bắp nếp luộc sẽ tương đương với 1 bát cơm trắng. Khi biết được điều này thì chắc hẳn nhiều người lo lắng rằng ăn bắp nếp luộc sẽ gây tăng cân. Thế nhưng, nhờ hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 trong thành phần, nếu như biết sử dụng hợp lý thì cũng sẽ không gây tăng cân.
1.2. 1 trái bắp Mỹ luộc bao nhiêu calo?
Bắp Mỹ hay còn được biết đến là ngô vàng, là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A rất lớn. Đây cũng chính là nguồn cung cấp lương thực ở rất nhiều khu vực.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g ngô ngọt sẽ cung cấp tới bạn khoảng 86 calo. Ngoài ra, bắp Mỹ còn chứa 1.2g chất béo, 2.7g chất xơ cũng như 3.2g đường.
Mặc dù ngô có chứa nhiều chất xơ trong thành phần nhưng hàm lượng carbohydrate vẫn khá cao. Nếu như ăn quá nhiều thì vẫn có thể gây ra tình trạng tăng cân.
2. Các thành phần dinh dưỡng có trong bắp
Ngoài việc nắm được thông tin 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo thì việc biết được các thành phần có trong bắp cũng là điều mà các bạn cần lưu ý. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều chỉnh lượng calo của các bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
2.1. Có chứa chất xơ và Carb
Bắp thông thường có chứa từ 9% đến 15% chất xơ, bao gồm chất xơ không hòa tan, hemicellulose, cellulose và lignin. Nếu như chúng ta ăn bắp nguyên hạt thì lúc này hàm lượng chất xơ sẽ cao hơn so với những loại bắp đã qua chế biến.
Carb hay còn được gọi là tinh bột. Thông thường trong ngô có chứa từ 28% đến 80% tinh bột trong ở dạng khô. Tuy nhiên, việc ăn bắp không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe vì đây không phải là loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Vì glycemic là chỉ số được sử dụng để đánh giá tốc độ mà thức ăn làm tăng mức trong máu so với một loại thức ăn có cùng lượng carbohydrate.
2.2. Giàu Protein
Tùy theo từng loại bắp khác nhau mà hàm lượng protein cũng có sự chênh lệch. Một phần lớn protein có trong ngô chiếm khoảng từ 10% đến 15% so với tổng trọng lượng của ngô, đủ để cung cấp cho hoạt động của cả ngày.
2.3. Dầu ngô
Mặc dù chỉ chứa hàm lượng 5 – 6% trong bắt nhưng đây lại mang một lượng chất béo vô cùng cao. Chính vì điều này mà dầu ngô thường được sử dụng trong nấu ăn và còn được thay thế cho dầu ăn thực vật thông thường.
Hơn nữa, dầu bắp cũng có chứa một số lượng quan trọng vitamin E và Ubiquinone (Q10), cùng với Phytosterol, hỗ trợ giảm mức độ cholesterol trong cơ thể. Đồng thời làm đều màu da và cải thiện tình trạng lão hóa da.
2.4. Vitamin & khoáng chất
Bắp là thực phẩm có chứa rất nhiều các loại vitamin có lợi cho cơ thể như là vitamin A, vitamin B, vitamin D,… Do đó, bắp luộc được xem như là món ăn sáng hoàn hảo, cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày.
2.5. Các hợp chất thực vật khác
Bắp luộc chứa nhiều chất thực vật sinh học và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, bắp cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại ngũ cốc thông thường. Cụ thể, trong bắp có chứa hàm lượng các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như sau:
- Hợp chất Axit Ferulic: Giúp hỗ trợ quá trình chống Oxy hóa của cơ thể
- Anthocyanins: Hợp chất giúp oxy hóa tạo thành màu vàng hấp dẫn của bắp ngô.
- Zeaxanthin: Hợp chất giúp cải thiện tình trạng của mắt, giảm tình trạng mỏi mắt kéo dài.
- Lutein: Đây là một trong những carotenoid chính trong bắp, giúp cơ thể chống quá trình oxy hóa và bảo vệ mắt khỏi tổn thương.
- Axit phytic: Có tác dụng làm giảm sự hấp thu các khoáng chất dinh dưỡng khác như kẽm và sắt.
3. 9+ lợi ích “vàng” của bắp ngô đối với sức khỏe cơ thể
Như đã giới thiệu ở phía trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết rằng bắp chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất cũng như các chất xơ cần thiết để cải thiện tình trạng của sức khỏe. Chính vì điều này, ăn bắp luộc không chỉ tốt mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích có thể kể đến như sau đây:
3.1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Khi nhắc đến lợi ích của bắp, điều đầu tiên cần đề cập đến chính là khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa.
Sở dĩ ăn bắp tốt cho hệ tiêu hóa bởi vì bắp có chứa lượng lớn các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó ăn bắp thường xuyên còn có thể ngăn ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa như là táo bón, tiêu chảy hay đầy hơi,…
3.2. Tốt cho người có chứng bệnh tiểu đường
Thành phần của bắp có chứa rất nhiều chất xơ có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Vì vậy bắp sẽ giúp cơ thể giảm thiểu được tối đa nồng độ đường trong máu. Điều này cũng chính là lý do những người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn bắp thường xuyên.
3.3. Hỗ trợ phòng chống ung thư
Bắp vốn được biết đến là thực phẩm có chứa nhiều các chất oxy hóa nên hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình ngăn ngừa các bệnh liên quan tới ung thư. Bên cạnh đó, ngô còn có khả năng sản sinh ra apoptosis có tại các tế bào ung thư. Chính vì điều này nên ăn bắp sẽ giúp các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng từ các tác động xấu.
3.4. Giúp cải thiện trí nhớ
Ngô có chứa thành phần vitamin b1 rất lớn hay còn được biết đến là thiamine. Đây cũng chính là thành phần thiết yếu để sản xuất ra acetylcholin trong cơ thể. Thêm vào đó, acetylcholine cũng là một chất truyền thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ gặp phải các bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
3.5. Tốt cho hệ tim mạch
Hạt ngô là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại axit béo, giúp tăng cường khả năng loại bỏ cholesterol xấu và thay thế chúng ở các vị trí liên kết. Điều này sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
Đặc biệt, ăn ngô thường xuyên còn giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn động mạch đồng thời giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
3.6. Tốt cho phụ nữ mang thai
Vitamin B9, còn được gọi là Folate, có thể tìm thấy trong bắp luộc và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sảy thai cũng như khuyết tật ở thai nhi. Việc cung cấp đủ Folate cho cơ thể thai phụ từ bắp giúp tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho thai nhi.
Bằng cách bổ sung Vitamin B9 thông qua bắp, thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh và có ít khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.
3.7. Tăng cường sức khỏe đôi mắt
Bắp là một nguồn dinh dưỡng giàu Flavonoid, một hợp chất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng trên võng mạc. Việc ăn bắp có thể cung cấp hàm lượng Flavonoid cần thiết, đồng thời giúp cải thiện thị lực và làm cho mắt trở nên sáng hơn.
Bên cạnh đó, bắp cũng chứa Selen, một chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng điều tiết hoạt động của tuyến giáp. Việc bổ sung Selen từ bắp luộc giúp ngăn chặn sự phát triển của chứng đục thủy tinh thể, một tình trạng ảnh hưởng đến sự rõ nét của thị lực.
Nhờ những lợi ích này, có thể nói bắp là một thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mắt và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.
3.8. Hỗ trợ cải thiện vóc dáng
Trong bắp không chứa nhiều chất béo, do đó khi ăn bắp luộc, khả năng tích trữ mỡ sẽ hạn chế hơn. Ngoài ra, việc ăn bắp trong quá trình giảm cân còn tạo cảm giác no lâu, tránh tình trạng thèm ăn.
Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả thì các bạn cũng cần kết hợp thêm cùng các bài tập thể thao như đạp xe hoặc chạy bộ. Nếu như trong trường hợp các bạn quá bận rộn để tới các phòng tập thì cũng có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm xe đạp tập và máy chạy bộ đến từ thương hiệu Toshiko.
Thêm vào đó, vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn nên kết hợp sử dụng ghế massage. Đây là một sản phẩm có đầy đủ các tính năng giúp khí huyết lưu thông, giải tỏa lo âu và căng thẳng. Chỉ cần 15 – 20 phút mỗi ngày sử dụng máy massage toàn thân, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể, luôn có một tinh thần thoải mái, thư giãn và tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày.
3.9. Giảm tình trạng thiếu máu cho cơ thể
Bắp luộc cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12, axit folic và sắt, giúp tăng cường quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu mới trong cơ thể. Nhờ những chất này, nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sẽ được giảm thiểu tối đa.
4. Các món ăn chế biến với bắp, vừa ngon lại giúp giảm cân hiệu quả
Với các thông tin 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo cũng như thành phần dinh dưỡng có trong bắp thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết được vì sao nên ăn món ăn này thường xuyên. Hãy cùng Toshiko tham khảo một vài cách chế biến với bắp nhé:
4.1. Bắp nấu súp
Đối với những người gặp khó khăn về hệ tiêu hóa và vấn đề dạ dày, súp bắp là một lựa chọn lý tưởng. Sự đơn giản trong cách chế biến món ăn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, không gây hại cho dạ dày. Đồng thời, nếu bạn đang trong chế độ giảm cân giảm cân thì súp ngô cũng có thể trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bữa trưa hàng ngày.
4.2. Món xôi bắp
Xôi bắp là món ăn truyền thống của Việt Nam được chế biến từ hạt bắp giàu chất xơ và chứa ít calo.
Sự hiện diện của chất xơ trong xôi bắp giúp duy trì cảm giác no lâu hơn sau khi ăn và hạn chế cảm giác thèm ăn. Điều này có thể giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong ngày. Ngoài ra, xôi bắp cung cấp một lượng ít protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp nó trở thành một phần ăn bổ dưỡng.
4.3. Bắp xào
Bắp xào là một món rau củ có chứa rất nhiều vitamin và các chất xơ tự nhiên tốt cho sức khỏe. Thế nhưng các bạn nếu bạn đang trong quá trình giảm cân mà vẫn muốn thưởng thức món bắp xào thì bắp Mỹ sẽ là một sự lựa chọn hoàn. Bởi trong bắp mỹ chỉ chứa khoảng 25 calo, trong khi đó 100g bắp nếp lại cung cấp tới 116 calo.
4.4. Uống sữa bắp
Ngoài việc chế biến cùng các thực phẩm khác thì sữa bắp cũng là một loại thức uống được ưa thích. Với hương vị ngọt ngào, béo ngậy đặc trưng, bắp sẽ là thực phẩm không chứa lactose hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn kiêng.
4.5. Giữ dáng cùng món chè bắp
Chè bắp tự nhiên không chứa chất béo và ít calo thế nhưng nó vẫn chứa đường cũng như các thành phần khác như sữa đặc ngọt hoặc đậu xanh đường. Để kiểm soát lượng calo trong chè bắp, bạn có thể điều chỉnh nguyên liệu và các chất phụ gia bằng cách sử dụng các loại sữa ít béo hoặc sữa không đường.
4.6. Giảm cân với nấm kho bắp non
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn giảm cân độc đáo thì nấm kho bắp non là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, khi sử dụng bắp để giảm cân, bạn cũng cần hạn chế sử dụng dầu mỡ trong quá trình chế biến món ăn. Thay vào đó, nên lựa chọn cách hấp bắp để vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và đồng thời giảm thiểu lượng calo.
5. ” Bí kíp ” ăn ngô đúng cách để giảm cân hiệu quả
Ngô là một thực phẩm tốt có trong chế độ ăn giảm cân của bạn nếu biết cách ăn đúng cách. Dưới đây là một số “bí kíp” để ăn ngô một cách hiệu quả để giảm cân:
- Ăn đúng liều lượng: Chỉ nên ăn 1 cho tới 2 bắp trong 1 ngày và nên ăn cách ngày trong tuần. Còn với người già và trẻ nhỏ, chỉ nên ăn mỗi lần 1 bắp và không nên ăn quá 2 lần trong 1 tuần
- Ăn đúng thời điểm: Bắp ngô nên được ưu tiên trong bữa ăn sáng để tận dụng tối đa lợi ích của nó. Việc ăn ngô vào buổi sáng giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong suốt ngày, đồng thời giới hạn lượng calo thừa. Ngoài ra nên tránh ăn ngô trước khi đi ngủ bởi khi ngủ toàn bộ calo, đường và chất béo nạp vào cơ thể sẽ không tiêu hao, dẫn tới tích thừa mỡ.
- Chế biến khoa học: Nếu như đang trong chế độ giảm cân thì các bạn nên hạn chế chiên xào. Việc này không hề có hiệu quả giảm cân mà ngược lại còn khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng.
6. Ăn bắp thường xuyên có tốt không? Những lưu ý cần biết
Bắp thực chất không phải là một loại rau mà là ngũ cốc, vì vậy nếu như lạm dụng quá mức thì cũng sẽ gây các tác động tới sức khỏe. Cụ thể, cần chú ý tới một vài điều sau:
6.1 Hệ lụy khi ăn nhiều ngô. Nên ăn mấy bắp mỗi ngày?
Ăn nhiều ngô có thể gây ra một số hệ lụy cho sức khỏe như là các vấn đề về tăng cân hoặc khó tiêu. Để ăn ngô một cách hiệu quả nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 cho tới 2 bắp ngô và chỉ nên ăn cách ngày.
6.2 Bắp ngô kỵ với gì? Những thứ không nên ăn cùng với ngô
Bắp ngô là một thực phẩm linh hoạt và có thể được kết hợp với nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có một số thực phẩm không nên được ăn cùng với bắp ngô để tránh gây khó tiêu hoặc gây ra các vấn đề tiêu hóa dưới đây:
- Cà phê: Cà phê có tính chất chua và có thể làm tăng độ axit trong dạ dày. Khi ăn cùng bắp ngô, sự kết hợp này có thể gây khó tiêu cũng như vấn đề về tiêu hóa.
- Trái cây có hàm lượng axit cao: Một số loại trái cây như cam, chanh, nho, quýt và dứa có hàm lượng axit cao. Khi ăn chung với ngô, điều này có thể gây ra tình trạng chậm tiêu.
- Các loại hạt có vỏ cứng: Ngô có chứa một lượng nhỏ chất xơ và khi ăn kèm với các loại hạt có vỏ cứng như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, điều này có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Bắp ngô thường chứa đường tự nhiên. Nếu kết hợp ngô với các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như kem, đường, bánh ngọt, điều này có thể làm tăng đường huyết.
Như vậy, đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết được 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo. Ngoài ra bài viết trên đây của chúng tôi cũng đã giới thiệu tới bạn một vài cách giữ dáng đơn giản bằng máy chạy bộ, xe đạp tập.