100g thịt bò bao nhiêu calo? Ăn thịt bò có béo không và lưu ý khi ăn

Thịt bò có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, nhưng chúng ta cần hiểu nên ăn bao nhiêu mỗi ngày là đủ. Hãy cùng tìm hiểu xem về vai trò và tính được trong thịt bò bao nhiêu calo nhé!

1100g thịt bò bao nhiêu calo?

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng cho một khẩu phần thịt bò (100 gam) với hàm lượng chất béo 10%:

  • Calo: 217.
  • Nước: 61%.
  • Chất đạm: 26,1 gam.
  • Tinh bột: 0 gam.
  • Đường: 0 gam.
  • Chất xơ: 0 gam.
  • Chất béo: 11,8 gam.

100g thịt bò bao nhiêu calo?

2Giá trị dinh dưỡng của thịt bò

Protein

Hàm lượng protein của thịt bò nạc đã nấu chín là khoảng 26-27%. Protein động vật thường có chất lượng cao, chứa tất cả 9 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể của bạn.[1]

Thịt là một trong những nguồn protein hoàn chỉnh nhất trong chế độ ăn uống, thành phần axit amin của protein gần giống với thành phần cơ bắp của bạn.

Chính vì lý do này, ăn thịt — hoặc các nguồn protein động vật khác — có thể mang lại những lợi ích đặc biệt sau phẫu thuật và cho các vận động viên đang hồi phục.[1]

Protein có trong thịt bò

Vitamin và các khoáng chất

  • Vitamin B12: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt, là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất trong chế độ ăn uống, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự hình thành máu, não và hệ thần kinh của bạn.
  • Kẽm: Thịt bò rất giàu kẽm, một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
  • Selen: Thịt nói chung là một nguồn selen phong phú, một nguyên tố vi lượng thiết yếu phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn.[2]
  • Sắt: Được tìm thấy với số lượng lớn trong thịt bò. Sắt trong thịt chủ yếu ở dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả vào cơ thể.[3]
  • Niacin: Một trong những loại vitamin B. Niacin (vitamin B3) có nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể bạn. Lượng niacin thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.[4]
  • Vitamin B6: Rất quan trọng cho quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng.
  • Photpho: Được tìm thấy rộng rãi trong thực phẩm, cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể.

Lưu ý: Các sản phẩm thịt bò đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, có thể chứa hàm lượng natri (muối) cao. Nếu sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Vitamin và khoáng chất có trong thịt bò

3Thịt bò có tác dụng gì?

Thịt bò cung cấp protein, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, việc bổ sung thịt bò điều độ vào chế độ ăn hằng ngày sẽ mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.

Giúp xây dựng tế bào

Protein có trong thịt bò rất cần thiết để duy trì các mô cơ và các quá trình sinh học khác nhau trong cơ thể. Chất dinh dưỡng đa lượng này giúp cơ thể xây dựng xương, cơ, sụn, da và máu. Selen trong thịt bò cũng rất cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA.

Giúp xây dựng tế bào của thịt bò

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thịt bò chứa vitamin B, bao gồm: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), pyridoxine (B6), folate (B9) và cobalamin (B12). Các vitamin B và kẽm trong thịt bò rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hỗ trợ sản xuất hormone

Vitamin B3 hỗ trợ chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả việc sản xuất hormone giới tính. Selen cũng là một khoáng chất rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp.

Hỗ trợ sản xuất hormone

Bổ sung sắt cho cơ thể

Cơ thể cần sắt để giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, cùng với nhiều chức năng quan trọng khác. Sắt trong chế độ ăn uống có hai dạng, không phải heme và heme. Dạng heme được tìm thấy trong thịt bò và các loại protein động vật khác.

Cơ thể sử dụng sắt dạng heme dễ dàng hơn, vì vậy bạn không cần tiêu thụ nhiều (so với sắt không phải heme) nhưng vẫn mang lại tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các vấn đề khác do lượng sắt thấp. [5]

Bổ sung sắt cho cơ thể

4Ăn thịt bò có béo không?

Trong thịt bò có chứa nhiều loại chất béo khác nhau (còn được gọi là mỡ bò). Ngoài việc tăng thêm vị ngon cho thịt bò, chất béo còn làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong thịt. Hầu hết các sản phẩm thịt bò chế biến sẵn như xúc xích sẽ có chứa nhiều chất béo hơn bình thường.

Chất béo của thịt bò bao gồm hai loại: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, với lượng tương đương nhau. Một số acid béo phổ biến trong thịt bò là acid stearic, acid oleic và acid palmitic…

Các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo cần hạn chế thịt đỏ hay thịt bò đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa như đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.

Ăn thịt bò có béo không?

5Ăn thịt bò nhiều có tốt không?

Gây tăng cân

Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng thịt bò vẫn chứa một lượng calo khá cao cũng như các loại chất béo. Khi ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến cho cơ thể bạn nạp quá nhiều calo và có thể gây ra tình trạng tăng cân.

Gây tăng cân

Hơi thở có mùi khó chịu

Khi tiêu hóa thịt, cơ thể tạo ra amoniac như một sản phẩm phụ. Mùi amoniac có thể xâm nhập vào miệng và gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, thịt bò chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng protein cao lại là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi.

Hơi thở có mùi khó chịu

Tăng Cholesterol

Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu, vì vậy nếu bạn ăn một lượng lớn thịt đỏ trong đó có thịt bò sẽ gây hại cho tim mạch.

Tăng Cholesterol

Gây táo bón

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt và cung cấp không đủ chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu, bạn có thể gặp phải tình trạng táo bón.

Mặc dù thịt bò là một trong những loại protein dễ tiêu hóa nhất, nhưng ăn quá nhiều sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Kiểm soát lượng thịt ăn vào và ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước sẽ rất tốt cho cơ thể và hạn chế tình trạng táo bón.

Gây táo bón

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Việc lựa chọn các loại protein có nguồn gốc từ thực vật hoặc giàu axit béo omega-3 (như cá) và hạn chế thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn sẽ giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ .

Đối với nam giới, nếu ăn số lượng lớn thịt đỏ đã qua chế biến thì số lượng tinh trùng sản sinh ra giảm. Vì thế, họ được khuyến khích nên hạn chế ăn thịt đỏ đồng thời bổ sung các loại cá như cá hồi và protein thực vật có lợi như đậu lăng và đậu xanh.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Tình trạng cơ thể có mùi

Những người tránh ăn thịt đỏ trong 2 tuần có mùi hấp dẫn và dễ chịu hơn khi so sánh với mùi tự nhiên của người ăn thịt đỏ. Khi thịt đỏ được ở lâu trong ruột nó sẽ giải phóng độc tố gây mùi vào máu và khiến cho cơ thể bốc mùi.

Tình trạng cơ thể có mùi

6Cách ăn thịt bò giảm cân hiệu quả

Protein đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể và cả trong việc giảm cân. Thịt nạc như thịt gia cầm, trứng, thịt bò, thịt lợn và hải sản là những nguồn protein chất lượng cao. Trong cơ thể, protein rất cần thiết cho chức năng, cấu trúc và việc điều hòa của các mô cũng như các cơ quan trong cơ thể.[6]

Liên quan đến việc giảm cân, protein giúp chúng ta có cảm giác nhanh notăng khả năng sinh nhiệt của cơ thể[7].

Mặc dù thịt bò có thể hỗ trợ giảm cân, nhưng ăn một lượng lớn khẩu phần protein vẫn có thể dẫn đến tình trạng tăng cân.[8]

Chọn thịt bò có tỉ lệ nạc cao

Protein nạc là thực phẩm tương đối ít chất béo và calo trong mỗi khẩu phần ăn. Khi giảm cân, chúng ta phải chọn loại thịt nạc thay vì thịt có nhiều mỡ. Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng và lượng cholesterol nạp vào cơ thể.[9]

Thịt bò đỏ chứa tỉ lệ nạc rất cao và chứa một lượng lớn kẽm, sắt và vitamin B12[10]. Khi ăn thịt bò nạc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Chọn thịt bò có tỉ lệ nạc cao

Mua thịt bò hữu cơ

Nhìn chung, các sản phẩm thịt hữu cơ đắt hơn một chút so với các sản phẩm thịt được nuôi và chế biến thông thường. Tuy nhiên, thịt hữu cơ không có hormone tăng trưởng, chất phụ gia và chất bảo quản [11].

Thịt hữu cơ không có sự khác biệt về dinh dưỡng khi so sánh với thịt thông thường. Tuy nhiên, thịt hữu cơ thường có hàm lượng omega 3 và 6 cao hơn.

Mua thịt bò hữu cơ

Duy trì bổ sung thịt bò nạc vào khẩu phần ăn

Ăn khẩu phần thịt nạc trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ sẽ giúp ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân tập trung vào việc ăn thịt [12].

Để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, hãy ăn nhiều loại protein trong suốt cả ngày. Ví dụ, bạn có thể ăn trứng cho bữa sáng, salad gà nướng cho bữa trưa, thịt bò khô cho bữa ăn nhẹ và cá hồi nướng cùng rau cho bữa tối.

Các loại thực phẩm khác cũng giàu protein (như các sản phẩm từ sữa, đậu hoặc đậu phụ) hoàn toàn có thể được đưa vào một số bữa ăn của bạn.

Duy trì bổ sung thịt bò nạc vào khẩu phần ăn

Hạn chế gia vị nấu thịt bò

Dầu và nước sốt có thể chứa một lượng đáng kể chất béo, đường và calo bổ sung. Hạn chế lượng dầu và nước sốt giúp kiểm soát lượng calo tổng thể trong bữa ăn của bạn. Để có phương pháp nấu ăn ít calo nhất, hãy phết nhẹ một ít dầu ô liu lên thịt trước khi nấu, hoặc có thể xào thịt nạc trong chảo chống dính.

Các loại thảo mộc tươi hoặc khô là những cách lành mạnh để thêm nhiều hương vị cho các món thịt mà không thêm nhiều calo hoặc natri. Đồng thời bạn nên tránh thêm quá nhiều nước sốt để nấu thịt.

Mặc dù bạn có thể thích sốt cà chua hoặc sốt thịt nướng, nhưng cả hai đều chứa nhiều đường có thể cản trở việc giảm cân của bạn. Thay vào đó, hãy tìm những lựa chọn thay thế chứa ít hoặc không chứa đường và calo.

Hạn chế gia vị khai nấu thịt bò

7Nên ăn thịt bò vào thời điểm nào trong ngày?

Có nhiều người cho rằng ăn thịt bò thường xuyên sẽ không béo nên thường chọn ăn thịt bò vào buổi tối để kiểm soát cân nặng.

Đây là sai lầm nghiêm trọng, bởi trong thành thành của thịt bò có chứa sắt, khi ăn vào sẽ khiến gan phải thực hiện các chuyển hóa, trong khi thời gian đó gan có nhu cầu được nghỉ ngơi. Vì vậy, chúng ta nên ăn thịt bò vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế ăn vào buổi tối.

Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng việc ăn thịt bò vào buổi tối lại cực kỳ nguy hiểm. Chính điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường.

Nếu điều này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường.

Nên ăn thịt bò vào thời điểm nào trong ngày?

8Những lưu ý khi ăn thịt bò

Cách bảo quản thịt bò

Bảo quản thịt bò một cách an toàn là điều quan trọng để ngăn vi khuẩn lây lan và tránh ngộ độc thực phẩm:

  • Bảo quản thịt sống trong hộp kín, sạch ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh, để thịt không thể chạm hoặc nhỏ giọt vào thực phẩm khác.
  • Làm theo bất kỳ hướng dẫn bảo quản nào trên nhãn và không ăn thịt sau ngày “hạn sử dụng”.
  • Bảo quản thịt sống trong tủ đông trước ngày “hạn sử dụng”.
  • Nếu nấu thịt mà không ăn ngay, hãy làm nguội thịt càng nhanh càng tốt rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông – hãy nhớ để riêng thịt đã nấu chín với thịt sống và chỉ hâm nóng thịt đã nấu chín một lần.
  • Luôn rửa sạch hoàn toàn đĩa, đồ dùng và tay ngay sau khi chạm vào thịt sống hoặc thịt rã đông bằng nước xà phòng hoặc các sản phẩm tẩy rửa khử trùng.

Cách bảo quản thịt bò

Cẩn thận khi ăn thịt bò tái

Thịt bò tái có tính chất mềm, thơm, ngọt nên được nhiều người ưa thích khi ăn. So với thịt bò chín, tính bổ dưỡng của thịt bò tái không chênh lệch nhiều.

Tuy nhiên, quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc cũng như vận chuyển, bảo quản thịt ở nước ta chưa đảm bảo vệ sinh hoàn toàn. Do vậy, việc ăn thịt bò sống hay tái có thể ẩn chứa rất nhiều hiểm họa.

Cẩn thận khi ăn thịt bò tái

Khi ăn thịt bò tái, nguy cơ lớn nhất của người ăn là bị nhiễm ký sinh trùng. Người ăn thịt bò tái thường xuyên có nguy cơ nhiễm 2 căn bệnh điển hình do ký sinh trùng gây nên như:

  • Bệnh sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn là loại ký sinh trùng ký sinh ở gan và đường mật của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… Nếu giết ổ những động vật này không đúng quy trình vệ sinh sẽ khiến cho ký sinh trùng xâm nhập vào thịt.

Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa của động vật ăn cỏ, phân của chúng thường chứa ấu trùng sán lá gan. Khi ra ngoài, chúng phát triển ở ngoài không khí, sống trong môi trường nước và bám vào các loại rau thủy sinh như rau ngổ, rau muống, rau cần… Nếu con người ăn sống các loại rau này cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh sán lá gan.

Bệnh ký sinh trùng do sán lá gan gây rối loạn đường tiêu hoá. Nếu ấu trùng ký sinh lâu trong cơ thể sẽ bào mòn hết những vi chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể không hấp thụ được thức ăn, lâu dài dẫn đến suy kiệt. Nặng có thể nguy kịch đến tính mạng.

Vì vậy, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này, khi phát hiện triệu chứng đau bụng bất thường, chán ăn, thường xuyên buồn nôn và đi ngoài liên tục cần đến ngay các cơ sở khám bệnh để điều trị kịp thời.

  • Bệnh sán dây bò

Bệnh này do loài sán ký sinh trong ruột bò có tên khoa học là Taenie Saginata gây ra.

Nang sán có trong thịt bò nấu không chín kỹ, khi vào ruột sẽ phóng thích cho ra ấu trùng sán, có thể thâm nhập qua thành ruột và đi khắp cơ thể, gây nên bệnh sán dây bò ở người.

Ai không nên ăn thịt bò

  • Người có cholesterol cao

Nếu bạn đã có lượng cholesterol cao, việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ không giúp mức cholesterol của bạn giảm xuống, mà thực tế sẽ làm tăng những giá trị đó lên.

Đối với những người có lượng cholesterol cao, tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Đối tượng này chỉ nên ăn thịt bò khoảng một hoặc hai lần một tháng – và cố gắng chọn phần thịt đỏ nạc nhất khi ăn.

Người có cholesterol cao

  • Người mắc hội chứng Alpha-gal

Alpha-gal (galactose-α-1,3-galactose) là một phân tử đường được tìm thấy ở động vật có vú và không được tìm thấy ở cá, chim, bò sát hoặc người.

Nếu bạn mắc Hội chứng Alpha-gal, bạn có thể dị ứng thịt đỏ. Ăn thịt đỏ có thể gây nổi mề đay, buồn nôn, nôn, ợ chua, tiêu chảy, ho, tụt huyết áp, đau dạ dày dữ dội và sưng môi, mắt, hoặc cổ họng.

  • Người bị bệnh tim

Người mắc bệnh tim có thể đã tích tụ các mảng bám không lành mạnh trong động mạch của họ. Do đó, nếu ăn chất béo không tốt có thể gây ra sự tích tụ nhiều mảng bám hơn.

Sự tích tụ mảng bám này nếu kéo dài, mạch máu có thể bị thu hẹp hơn nữa, từ đó dẫn đến các biến cố gây tử vong hoặc cận tử vong như đột quỵ hoặc đau tim.

Người bị bệnh tim

  • Người bị bệnh thận tiến triển (giai đoạn 3-5, không lọc máu)

Khi thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Tùy vào chức năng thận mà bạn nên giảm tiêu thụ protein trong khoảng 0,6-0,8 gam trên mỗi kg cân nặng.

  • Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu bạn có một hoặc một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, lười vận động và đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn nên cảnh giác hơn với việc thường xuyên ăn thịt đỏ.

Những người mắc các yếu tố nguy cơ này dễ mắc bệnh tim hơn và thậm chí có nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là những người có nguy cơ này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, thay vào đó tập trung vào việc chọn những loại protein rất nạc, chẳng hạn như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

  • Người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư

Việc thường xuyên ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn. Vì vậy, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết nên thận trọng hơn khi nói đến thịt đỏ.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và cũng có thể gây ung thư ruột kết.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về vai trò và cách tính lượng calo có trong thịt bò. Nếu quý đọc giả cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chi sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!

Nguồn: Verywellfit, Eatthis, Eatthis, Soyte, Healthline, Nhs, Wikihow

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *