Lẹo mắt do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn gây ra, hình thành các nốt u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây sưng, đau, khó chịu cho người bệnh và dễ tái phát. Vậy cách chữa lẹo mắt như thế nào? Hãy tìm hiểu 9 cách chữa lẹo mắt an toàn hiệu quả và điều trị tại nhà qua phần tư vấn của thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tại sao cần điều trị mụt lẹo mắt?
Lẹo mắt là bệnh thường gặp, khi mới xuất hiện mí mắt sẽ sưng, đỏ, kèm theo ngứa và đau. Sau đó, chỗ sưng nổi lên như hạt gạo cùng với chảy nước mắt và cảm giác có dị vật trong mắt. Lẹo mắt không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng hay tái phát. Do đó, điều trị lẹo mắt giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng, hỗ trợ lẹo nhanh biến mất, lấy lại thẩm mỹ và cảm giác thoải mái cho đôi mắt.
Hướng dẫn cách chữa lẹo mắt hiệu quả và điều trị tại nhà
Lẹo mắt có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Trong đó, một số cách chữa lẹo mắt an toàn và mang lại hiệu quả, bao gồm:
1. Chườm ấm
Lấy một ít nước ấm đun sôi, nhúng một miếng vải sạch vào rồi đắp lên mắt có lẹo và nhắm mắt lại. Để có kết quả tốt, bạn nên chườm từ 10 – 15 phút, lặp lại 2 – 4 lần/ngày và duy trì vài ngày. [1]
Sau khi chườm, dùng ngón tay sạch nhẹ nhàng xoa bóp mụn lẹo để rút tuyến dầu ra. Điều này, không chỉ giúp mụn lẹo nhanh biến mất mà còn giảm bớt triệu chứng gây khó chịu và chống viêm nhiễm.
2. Chườm túi trà
Một phương pháp khác có thể chữa mắt lẹo là ngâm một túi trà trong nước ấm và sử dụng như miếng gạc đắp lên mắt. Phương pháp này chỉ tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Mắt trước khi sử dụng.
3. Thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ kháng sinh
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh bôi lên lẹo mắt. Nếu tình trạng lẹo mắt kéo dài hoặc lan ra ngoài mí mắt, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc kháng sinh ở dạng viên nén. [2]
4. Phẫu thuật
Nếu lẹo mắt kéo dài hoặc dùng thuốc không thuyên giảm, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu bằng cách dùng dao phẫu thuật rạch một đường nhỏ để lấy dịch mủ ra ngoài.
5. Điều trị tại nhà
Khi điều trị lẹo mắt tại nhà, nhiều người có thể sử dụng trứng gà luộc để chườm lên mắt. Ngoài ra, các phương pháp như sử dụng lá trầu không, lô hội, lá ổi khoai tây, nghệ tươi,… đắp lên mắt. Tuy nhiên, những phương pháp này không được bác sĩ khuyến cáo dùng để chữa lẹo mắt. Do một số chất trong các lá cây này khi đắp nên mắt trong tình trạng lẹo mắt có thể khiến bệnh diễn tiến nặng, bỏng rát vùng mắt.
Vì vậy, khi nghi ngờ mắt xuất hiện lẹo người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lâu biến chứng.
Lưu ý khi điều trị lẹo mắt
Trong quá trình điều trị lẹo mắt cần chú ý các điều sau:
1. Không bật hoặc bóp lẹo
Tự ý bật hoặc bóp lẹo để nặn mủ sẽ làm tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo, gây mi quặp dẫn đến lẹo mắt dai dẳng và khó chữa trị. Do đó, khi phát hiện lẹo mắt người bệnh, cần đến bác sĩ để thăm khám, lấy lẹo mắt an toàn.
2. Không đeo kính áp tròng hoặc trang điểm mắt
Đeo kính áp tròng mà không khử trùng hoặc rửa tay sạch trước khi đeo vào mắt có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập khu vực đang viêm nhiễm, khiến lẹo mắt thêm nghiêm trọng. Do đó, cần tránh đeo kính áp tròng đến khi mụt lẹo biến mất. Trường hợp phải sử dụng kính áp tròng, cần đảm bảo vệ sinh tay và sát khuẩn kính kỹ trước sử dụng.
Trang điểm và không tẩy trang tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến lẹo mắt lâu lành và sưng viêm nghiêm trọng. Hãy tránh trang điểm cho đến khi mụn lẹo biến mất và giữ mắt luôn sạch sẽ.
3. Không dụi mắt hoặc mí mắt
Không đưa tay dụi, chà xát lên mắt vì có thể gây kích ứng mắt và khiến vi khuẩn lây lan sang nhiều vùng khác và cả mắt bên kia.
4. Làm sạch vết lẹo
Vệ sinh mụn lẹo bằng nước ấm hoặc khăn sạch giúp rửa sạch dịch bẩn, mủ tích tụ và tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nặng hơn.
5. Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên trước khi thoa hoặc nhỏ thuốc trị lẹo mắt và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt khi chăm sóc cho người khác có lẹo mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.
6. Hạn chế đưa tay lên mắt
Trước khi đưa tay lên mắt nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn nhiều lần mỗi ngày và để tay tránh xa mắt.
Khi nào cần hỗ trợ y tế?
Khi thấy mắt cộm, khó chịu hoặc cảm giác xuất hiện viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để điều trị kịp thời. Nếu không xử lý nhanh viêm nhiễm ở mắt, có thể lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây mụn lẹo mí mắt dẫn đến cảm giác khó chịu hơn và bệnh lâu khỏi.
Phòng ngừa mụt lẹo mắt thế nào?
Để phòng ngừa lẹo mắt cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không chạm tay lên mắt vì sẽ gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
- Đeo kính khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi khói bụi và tia UV từ ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế đến nơi nhiều bụi bẩn, ô nhiễm không khí.
- Tẩy trang sạch khi trang điểm mắt.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.
- Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mắt.
- Nên chữa trị tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt kịp thời để tránh lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt.
Điều trị mụt lẹo mắt ở đâu uy tín?
Chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành cùng trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ điều trị mụt lẹo mắt và những bệnh khác liên quan đến mắt như viêm bờ mi, dị vật vào mắt, cận thị, viễn thị,… hiệu quả. Điều trị lẹo mắt tại chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh có gì khác biệt?
- Bác sĩ chuyên gia đầu ngành.
- Trang thiết bị, máy móc hiện đại.
- Đảm bảo không thiếu thuốc, nguồn gốc chất lượng, rõ ràng.
- Được đặt lịch, chọn khung giờ khám.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, điều dưỡng hướng dẫn tận tình.
Một số trang thiết bị hiện đại tại chuyên khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM như:
Dàn máy Shigiya GR-3300K công nghệ Nhật giúp đo khúc xạ và độ cong giác mạc tự động. Với hệ thống này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được các tình trạng: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Shigiya với độ phân giải camera cao, hình ảnh màu, trung thực; màn hình tinh thể lỏng, giúp hiển thị chi tiết kết quả mắt; không xâm lấn, không gây khó chịu, chỉ 2-3 phút.
Hệ thống đo nhãn áp không tiếp xúc (đo nhãn áp bằng khí) Rexxam NCT – 200 đến từ Nhật, giúp chẩn đoán đánh giá áp suất bên trong mắt nhằm chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp (Glocom). Với máy Rexxam bác sĩ sẽ để nhãn kế không chạm vào mắt người bệnh, sử dụng làn không khí để làm phẳng giác mạc và không sử dụng thuốc nhỏ làm tê mắt.
KOWA – Nonmyd AF công nghệ Nhật giúp chẩn đoán, phòng ngừa các bệnh như: Glocom, bong võng mạc, phù hoàng điểm, thoái hoá hoàng điểm tuổi già, bệnh võng mạc do tiểu đường, biến chứng mắt ở người cao huyết áp. Máy chụp hình đáy mắt công nghệ Nhật với ưu điểm không xâm lấn, không độc hại, không gây khó chịu khi chụp; quá trình chỉ diễn ra tầm 2 – 3 phút; thấy rõ chi tiết võng mạc; hình ảnh màu được chụp từ camera độ phân giải cao.
Khi phát hiện mí mắt trên hoặc dưới có nốt sưng đỏ, gây đau, khó chịu và cản trở tầm nhìn người bệnh nên đến chuyên khoa Mắt để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách chữa lẹo mắt kịp thời tránh để mắt viêm nhiễm nặng gây khó điều trị.