Nhổ răng là biện pháp xử lý những chiếc răng bị hư tổn khi không còn cách để bảo tồn. Việc nhổ bỏ răng thường gây đau đớn, khó chịu. Thậm chí nó còn vô cùng nguy hiểm nếu chẳng may vết thương bị nhiễm trùng. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết 12 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý kịp thời nhé!
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là gì?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương tại vị trí nhổ răng gây viêm nhiễm, sưng đau. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng thường xảy ra sau khi thực hiện nhổ răng khôn.
Nguyên nhân bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
- Răng nằm sâu trong nướu khiến phần nướu bị rạch nhiều, tạo nhiều lỗ hỏng cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong.
- Sau khi nhổ răng, người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng và kỹ. Điều này khiến cho vụn thức ăn và mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn ở những lỗ nhổ răng. Từ đó hình thành vi khuẩn và khiến vết thương nhiễm khuẩn.
- Sau khi nhổ răng, người bệnh hút thuốc lá, khói thuốc khi tiếp xúc với vết thương hở sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Chưa dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn làm cho quá trình tuần hoàn máu bị thiếu oxy, khó hình thành cục máu đông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn làm tổ.
- Dụng cụ thực hiện nhổ răng chưa được sát trùng kỹ làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ dụng cụ. Từ đó, nó gây nên tình trạng nhiễm trùng.
- Bác sĩ khâu vết thương sau khi nhổ răng không tốt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.
12 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Dưới đây là 12 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng mà bạn cần biết:
Đau nhức không giảm
Đau nhức là dấu hiệu thường gặp sau khi nhổ răng, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày và hết hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau kéo dài và không giảm dần theo thời gian thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết thương.
Sưng mặt, sưng má
Sau khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn, việc sưng mặt, sưng má là điều hết sức bình thường. Tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày và giảm dần sau đó. Nếu sưng mặt, sưng má không giảm hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau, sốt thì đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Khó thở, khó nuốt thức ăn
Một trong những dấu hiệu nhận biết nhổ răng bị nhiễm trùng là cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt thức ăn.Nguyên nhân là do vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm. Từ đó, nó gây sưng tấy vùng nướu xung quanh. Hoặc làm hệ thống hô hấp bị áp lực, khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng.
Chảy máu quá nhiều tại vị trí nhổ
Răng khôn sau khi nhổ có thể gây chảy máu lâu. Nguyên nhân là do nướu và mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. Sau 40 phút cho đến 1 giờ, máu sẽ tự đông và ngừng chảy. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài sau 1-2 ngày thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Nướu sưng phồng, tấy đỏ
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu tại vị trí vết thương răng mới nhổ. Cảm giác đau nhức này thường kéo dài từ 1 tuần trở lên, tùy vào tay nghề của bác sĩ. Nếu đau nhức vẫn kéo dài không hết cùng với đó là phần nướu bị sưng tấy, phù nề thì có thể là do viêm nhiễm.
Hôi miệng, có vị trong miệng
Tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng xảy ra khi người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng thường gặp cùng với các triệu chứng như đau, sưng tấy, có mủ.
Cảm giác tê buốt
Cảm giác tê buốt sau khi nhổ răng khôn là điều hết sức bình thường. Nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng, cảm giác này sẽ giảm dần sau 1-3 ngày. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần hoặc lâu hơn, cảm giác ê buốt vẫn kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu sau khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.
Xuất hiện mủ
Quá trình ăn uống khiến vụn thức ăn mắc kẹt vào kẽ hở trên lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh, làm sạch, chúng sẽ gây nhiễm trùng. Khi đó, vùng nướu bị sưng tấy hoặc có mủ trắng trên lợi. Đây cũng là triệu chứng bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Đau khi đóng, mở miệng
Đau nhức khi đóng, mở miệng là một trong những dấu hiệu cho thấy nhổ răng đã bị nhiễm trùng. Điều này là do vết nhổ không được xử lý sạch sẽ. Nó có thể gây viêm nhiễm, sưng mặt, đau nhức ở vùng xương hàm gần tai. Hoặc nó sẽ gây khó khăn khi đóng và mở miệng.
Bị sốt trong vòng 1 tuần
Những người có cơ địa yếu thường bị sốt sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng hết sau 1-2 ngày. Nếu sốt kéo dài hơn 1 tuần thì khả năng cao là bạn đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do vẫn còn sót lại chân răng sau khi nhổ khiến quá trình lành thương bị cản trở.
Nổi hạch – dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Như đã nói, việc bị sốt sau khi nhổ răng khôn không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài kèm theo nổi hạch thì nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Lúc này, vị trí nhổ răng của bạn đã bị viêm nhiễm.
Vùng răng bên cạnh nhạy cảm hơn
Nếu vị trí sau khi nhổ bỏ răng bị nhiễm trùng, các răng bên cạnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt, khi răng tiếp xúc với thức ăn nóng lạnh sẽ dễ bị ê buốt. Đây là triệu chứng bình thường, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng mà bạn cần lưu ý.
Cách xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng nhé!
Chườm đá lạnh
Để xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng, nhiều người thường áp dụng cách chườm đá. Việc làm này sẽ giúp cho các mao mạch máu bị co lại, giảm chảy máu tại ổ răng. Đồng thời, làm dịu bớt các cơn đau nhức do nhiễm trùng gây ra.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi nhổ răng, bạn vẫn phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng như bình thường.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn thừa ở kẽ răng. Bởi đây chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Sau khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng. Chẳng hạn như: cháo, súp, sữa,… . Tránh ăn đồ ăn quá cứng, dai vì dễ làm khoang miệng bị tổn thương.
1 tuần đầu sau khi nhổ răng, người bệnh không nên ăn những thức ăn có vị cay nóng, thức ăn quá chua, quá mặn,… . Không uống những loại đồ uống có cồn như rượu, bia.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối sẽ giúp khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó, nó hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi nhổ răng. Hòa tan nước muối vào 250ml nước ấm và súc miệng sáng, tối hoặc sau khi ăn.
Sử dụng gel nha khoa
Bạn có thể dễ dàng tìm mua gel nha khoa tại các tiệm thuốc. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp tại bệnh viện sau khi nhổ răng. Tác dụng của gel này là giảm sưng, đau, đặc biệt là kiểm soát vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhờ đó, nó giúp hạn tình trạng nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn gây đau nhức kéo dài. Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp kể trên nhưng tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm thì cần đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc kháng sinh răng hoặc giảm đau.
Đến trực tiếp nha khoa
Nếu bạn thấy dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng thì tốt nhất là nên đến trực tiếp nha khoa. Tại đây, các bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Từ đó, giúp bạn giảm đau, sưng, tránh viêm nhiễm lan rộng.
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết trên bạn đã có thể nhận biết được 12 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ ngay số hotline: 1900-6899 của Nha Khoa Kim để được giải đáp.