5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano

5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano

Bạn đã từng mơ ước về việc tự mình sáng tác những giai điệu tuyệt vời trên cây đàn piano? Bạn đang tập chơi piano và muốn tự học piano solo một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết này, nơi chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano một cách dễ dàng và thú vị. Cùng Shop Ledpiano khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Bước 1: Nghe và ghi nhớ giai điệu bài hát

Đầu tiên, trước khi muốn chơi 1 bản nhạc bất kì, điều bạn cần làm ở bước đầu là thuộc lòng giai điệu bài nhạc đó, có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây LED Piano sẽ hướng dẫn cách cơ bản mà các chuyên gia vẫn thường áp dụng khi muốn ghi nhớ 1 giai điệu bài nhạc bất kì:

  • Đối với bài hát muốn chơi lại dưới dạng piano cover solo, việc cần làm là hãy nghe đi nghe lại bài hát ấy nhiều lần nhằm giúp ta thẩm thấu được toàn bộ đoạn giai điệu.
  • Nếu là 1 bài hát có lời, bạn có thể nghe và nhẩm theo phần lời bài hát, điều này giúp não bộ nhớ được nhanh hơn và chính xác hơn. 

Tự học piano cover solo thì việc ghi nhớ giai điệu ở bước này là rất quan trọng nên khi đã định hình được phần giai điệu bài hát thì đó là lúc bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.

5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano

Bước 2: Tự học piano bằng cách xác định giọng bài hát

Nếu bạn đã từng tiếp xúc với âm nhạc trước đây, thông qua việc chơi các nhạc cụ bất kì, có kiến thức nhạc lí và khả năng cảm âm thì việc này tương đối đơn giản khi bắt đầu nghe giai điệu bài hát. Nhưng đặt trường hợp bạn là người mới, việc xác định được giọng bài hát có thể sẽ có phần khó hơn, nhưng ở đây LED Piano sẽ chia sẻ với bạn một mẹo như sau: nếu chưa thể xác định được giọng bài hát thông qua việc nghe toàn bộ giai điệu thì hãy tập trung vào phần kết của bài hát, xem kết thúc của cả giai điệu là nốt gì.

Để hiểu rõ hơn, ở một bài hát chỉ có 2 giọng: trưởng (Major) hoặc thứ (Minor), và một mẹo nhỏ để đơn giản hóa bước này là phần lớn các ca khúc có giai điệu buồn thì khả năng cao sẽ là giọng thứ. Sau khi đã xác định được giọng của bài hát thì hãy xem kĩ cả bài hát sẽ có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc giáng (b) để xác định đúng hợp âm cho cả bài nhạc.

  • Ví dụ: giọng Fm sẽ có Bb, Ab, Eb

Việc xác định dấu hóa (thăng – giáng) này có liên hệ khá mật thiết với bước 1, khi bạn đã nhớ được giai điệu bài hát, hãy thử cảm âm bằng cách bấm phím và tìm nốt trên đàn để xác định dấu hóa. Sau đó, ta đến bước tiếp theo, tìm hợp âm chính cho cả bài nhạc.

Bước 3: Xác định hợp âm – đặt hợp âm

Ở bước này sẽ tương đối đơn giản hơn khi bạn đã tìm ra được giọng và cách thể hiện giai điệu ở tay phải, việc còn lại của tay trái là dò hợp âm sao cho phù hợp với giai điệu chơi ở giọng đó. Nếu bản thân bạn chưa thể cảm âm được thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ dò hợp âm cũng như các app tổng hợp hợp âm bài hát được ưa chuộng hiện nay.

Nói thêm ở nhóm những người mới tiếp xúc với piano, muốn chơi thể thức piano cover – solo không phụ thuộc vào bản nhạc, để chơi được nhanh và tiến bộ, bạn nên học và có cho bản thân mình 3 kỹ năng:

  • Kỹ năng kết hợp 2 tay cho một bài nhạc bất kì
  • Kỹ năng cảm âm và đặt hợp âm, kiến thức nền tảng về tone, giọng (vòng tròn bậc 5)
  • Khả năng ghi nhớ giai điệu và phản xạ hợp âm tốt

Khi đã xác định được giọng và hợp âm, điều tiếp theo cần làm là sự kết hợp cả 2 tay cho một bài hát.

5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano

Bước 4: Cần học được phương pháp kết hợp 2 tay

Điều này nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là một trong những phần khó khi tự học piano. Vì ở bước này, não chúng ta cần phải điều khiển cho 2 tay chơi theo 2 kiểu khác nhau, tay trái sẽ đảm nhiệm phần hợp âm, tay phải còn lại sẽ điều khiển phần chạy nốt.

Một mẹo giúp tiến bộ đó là hãy tập quen một vài thế bấm hợp âm ở tay trái. Vì cơ bản, hợp âm có thể áp dụng cho nhiều bài nhạc khác nhau nên khi đã tạo được thế bấm hợp âm thì việc chơi các tác phẩm về sau sẽ trở nên đơn giản cũng như tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Một vấn đề nữa trong phần kết hợp 2 tay khi mới làm quen với piano cover solo, đó là chưa biết tay phải sẽ bắt đầu chơi vào nốt nào của hợp âm. Để cải thiện điều này, bạn có thể tìm hiểu và học về piano cover – solo, trau dồi kỹ năng kết hợp 2 tay và luyện tập, khi đã quen dần với tiết tấu thông thường của một bài hát thì việc kết hợp 2 tay cho một bản nhạc sẽ dần hình thành quán tính về sau.

Khi đến bước này, bạn đã gần như hoàn thành việc tìm cách thực hiện đoạn giai điệu bài hát, bây giờ là lúc tiến đến bước cuối cùng để tự học piano cover solo.

Bước 5: Lặp lại toàn bộ giai điệu nhiều lần trên đàn và ghi nhớ

Như đã nói ở trên, khi bạn đã hoàn thành việc tìm cách chơi cho cả giai điệu bài hát thì bước cuối cùng để hoàn thiện tác phẩm không gì khác ngoài việc đàn lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm giúp 2 tay có thể chơi được bài hát một cách uyển chuyển, mượt mà nhất cũng như ghi nhớ được cách chơi của cả đoạn giai điệu.

Ở những bài nhạc có nhiều dấu hóa, các bạn có thể cân nhắc để chuyển bài hát về giọng đơn giản, có ít dấu hóa hơn.

  • Ví dụ: Ở giọng Fm có 4 dấu giáng (b) thì chúng ta có thể quy về giọng dễ thực hiện hơn như Em.

Bên cạnh việc đơn thuần chỉ chơi một bài hát theo sườn giai điệu mà bản thân mỗi người cảm nhận, bạn có thể làm bài hát trở nên đặc biệt hơn, có chất riêng hơn bằng cách chèn kỹ thuật bất kỳ vào những đoạn mình muốn để tạo thêm phần màu sắc cho bản nhạc.

5 bước tự học piano solo cho người mới tập chơi piano

Như vậy, đó là 5 bước quan trọng để bạn có thể tự học piano solo một cách tự tin và hiệu quả. Đừng ngần ngại bắt đầu hành trình âm nhạc của bạn ngay hôm nay. Nếu không muốn vất vả tự học, tại sao bạn không sắm cho mình một thiết bị học đàn thông minh LED Piano, hiện đã có mặt trên cửa hàng Shopee Mall chính hãng tại đây.

Có thể bạn đang quan tâm: Mẹo ghi nhớ các hợp âm piano cơ bản nhanh nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *