7 loại mụn ở hậu môn mà bạn không nên chủ quan

Nếu bị nổi mụn hậu môn, bạn nên nhớ luôn làm sạch vùng kín, lau khô hậu môn sau mỗi lần đi tiêu, khi tắm và không tẩy lông hay nặn mụn để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nhớ mặc đồ lót với vải cotton thông thoáng, không mặc quần áo ẩm ướt và luôn ăn uống dinh dưỡng để ngăn ngừa có mụn ở hậu môn. Nếu tình trạng nổi mụn ở gần hậu môn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh.

2. Mụn xuất hiện do vết nứt hậu môn

Vết nứt hậu môn là những vết nứt nhỏ ở bên trên hoặc trong hậu môn. Nguyên nhân bạn bị tình trạng này có thể là do táo bón nên phân cứng làm rách da của hậu môn. Khi vết nứt bắt đầu lành, da sẽ tạo thành hình hài giống mụn nhưng sưng to.

Vết nứt hậu môn có thể khiến bạn bị chảy máu và cảm thấy nóng rát khi đi vệ sinh trong vài ngày. Nếu vết nứt hậu môn không có dấu hiệu lành, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm botox hoặc làm phẫu thuật cắt cơ thắt hậu môn.

Bạn cũng có thể điều trị các vết nứt hậu môn tại nhà bằng cách ăn chế độ nhiều chất xơ, uống thuốc nhuận tràng tạm thời, bôi thuốc mỡ diltiazem, ngâm người trong nước ấm…

3. Mụn hậu môn do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là sự mở rộng của mô hậu môn do các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng và hậu môn ở bên trong hoặc bên ngoài. Bạn có thể cảm thấy xung quanh hậu môn mình có những vết sưng to và dễ hiểu lầm chúng là mụn.

Một số triệu chứng của bệnh trĩ có thể là chảy máu trực tràng nhưng không đau, ngứa, hoặc khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là trong và sau khi đi tiêu. Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Nếu bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, bác sĩ cũng điều trị bệnh cho bạn bằng cách thắt dây cao su để cắt nguồn máu cung cấp cho búi trĩ hoặc dùng liệu pháp đông máu có sử dụng ánh sáng hồng ngoại để ngăn chặn chảy máu.

Tuy nhiên, bạn có thể điều trị bệnh trĩ nếu tình trạng ít nghiêm trọng hơn ở tại nhà. Dưới đây là một số cách thực hiện:

  • Ăn nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước
  • Ngâm người trong nước ấm
  • Tránh cọ xát vùng kín sau khi đi tiêu
  • Thư giãn cơ thể và tránh căng thẳng
  • Sử dụng kem bôi trĩ như kem có chứa phenylephrine
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen
  • Không sử dụng xà phòng thơm và các sản phẩm tương tự khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *