Đã từ rất lâu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Hơn nữa, văn khấn xin tổ tiên phù hộ cũng được coi là một cách để con cháu bày tỏ lòng thương nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, rất ít ai biết bài khấn và cách khấn đúng cách, bài viết sau đây của Đá Bảo Châu sẽ giới thiệu cho bạn biết 7 bài khấn xin tổ tiên phù hộ ngày thường và hàng tháng.
Lý do nên đọc văn khấn xin tổ tiên phù hộ khi cúng?
Có rất nhiều lý do cho rằng mỗi chúng ta nên đọc văn khấn gia tiên, xin tổ tiên phù hộ. Dưới đây là một số lý do quan trọng mà ai cũng nên biết:
Quan niệm xưa:
- Thế giới tâm linh luôn tồn tại song song với thế giới thực.
- Những linh hồn trong thế giới tâm linh được cho là có khả năng theo sát và bảo vệ cho con người.
Vai trò của thờ cúng:
- Việc thờ cúng thường được xem là một việc duy trì theo truyền thống, nhằm thể hiện lòng biết ơn và hiếu thảo đối với tổ tiên và những người đã qua đời.
Lời dạy của Phật:
- Mỗi chúng ta, dựa vào mức độ nghiệp tích tụ và hành động của mình, sẽ phải trải qua đầu thai vào các cảnh giới khác nhau sau khi qua đời.
- Hành động thực hiện các nghi lễ như đốt vàng mã hoặc sát sinh mục đích cúng tế thường sẽ không gửi gắm lợi ích cho người đã khuất. Hành động này cũng có thể mang lại nghiệp xấu cho người cúng và người được cúng.
Bài văn khấn xin tổ tiên phù hộ được dùng trong những dịp nào?
Theo phong tục, mỗi tuần hoặc vào những ngày đẹp, ngày lễ bạn đều có thể lập bàn làm lễ cáo tổ tiên. Hoặc vào những ngày mùa có lúa mới, gạo mới hay khi gia đình có việc hiếu hỉ. Đặc biệt là, khi gặp bất kỳ một biến cố nào đó xảy ra trong gia đình, khuyến khích gia chủ đều khấn vái lên tổ tiên, thứ nhất là để trình bày sự kiện, sau đó là nhằm để xin sự phù hộ, mong sự giúp đỡ của tổ tiên.
Thông thường, những người kinh doanh, hay buôn bán không bao giờ được quên lễ tạ ơn tổ tiên vì nhờ tổ tiên phù hộ, việc buôn bán sẽ trở nên một vốn bốn lời. Thậm chí, vào trước lúc mỗi khi đi buôn ở nơi xa, việc thương gia thường làm đầu tiên đó là đọc bài khấn tổ tiên, cầu cúng lễ bái tổ tiên, ông bà.
Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày sẽ có xảy ra những sự kiện quan trọng như thi cử, hay nhập trạch, vợ sinh con, chồng thăng quan tiến chức, cúng thôi nôi, Tết, lễ thanh minh… Hoặc trong nhà có trẻ con nửa đêm khóc ngất hay trường hợp bất ngờ ốm đau, trong gia đình có người gặp chuyện không hay, có người qua đời, buôn bán thua lỗ… thì gia chủ đều sẽ lập tức khấn vái lên tổ tiên để xin phù hộ, độ trì, cầu mong tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe, và gặp nhiều may mắn.
Như vậy, mỗi gia đình khi có việc quan trọng, cần thiết thì gia chủ sẽ cúng vái gia tiên để trước là trình báo và sau là xin được phù hộ. Tùy từng trường hợp, mà việc khấn gia tiên phù hộ đôi khi cũng cần chuẩn bị những mâm cỗ.
Tuy nhiên, những ngày thường không nhất thiết phải có mâm cao cỗ đầy, mà chỉ cần có những lễ vật đơn giản như hoa quả, bánh kẹo… đặc biệt quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Tóm lại, bài khấn xin tổ tiên phù hộ sẽ thường được sử dụng phổ biến trong 2 trường hợp sau:
- Văn khấn tổ tiên vào ngày thường để được tổ tiên phù hộ độ trì.
- Văn khấn tổ tiên vào ngày rằm hoặc mùng một hàng tháng.
Cách khấn gia tiên
Việc thực hiện lễ thờ cúng gia tiên là một việc vô cùng tâm linh, vì vậy, không nên tiếp cận một cách qua loa hay vội vã. Để tạo nên một buổi lễ thờ cúng gia tiên trang trọng và hoàn hảo, mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị một cách đầy đủ. Điều này sẽ bao gồm việc sắp xếp mâm cúng một cách cẩn thận, dọn dẹp sạch sẽ không gian sống và đặc biệt là việc chuẩn bị một bài mẫu văn khấn.
Bài văn khấn gia tiên cũng đóng vai trò quan trọng trong buổi lễ. Nó không chỉ là cầu nguyện mà còn là cách diễn đạt lòng thành kính, tôn trọng đối với tổ tiên. Việc lựa chọn những từ ngữ trong bài mẫu văn khấn cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận để có thể truyền đạt đúng ý nghĩa và tạo nên không khí trang trọng trong buổi lễ.
Trong quá trình khấn vái, mọi người thường sẽ nói thẳng trong miệng và cung cấp đầy đủ những thông tin của có liên quan đến buổi lễ ngày hôm đó như nơi ở hiện tại, cũng như mục đích thờ cúng, tên người được cúng và tên tất cả mọi thành viên trong gia đình kèm theo những lời xin, lời hứa…
Tham khảo thêm:
- Bài văn khấn gia tiên trước khi bốc mộ
- Bài văn khấn vào rằm tháng 7
Gợi ý 7 bài văn khấn xin tổ tiên phù hộ chuẩn và chính xác nhất
Dưới đây là 7 bài văn khấn gia tiên, xin tổ tiên phù hộ mời mọi người cùng tham khảo:
1. Văn khấn xin tổ tiên phù hộ số một
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Táo phủ thần quân, thần linh hậu thổ.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy chư vị Thần linh cai quản xứ này.
Con lạy Hội đồng gia tiên tiền tổ ……tộc
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay ngày … tháng … năm … , , Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
2. Văn khấn xin tổ tiên phù hộ số hai
Nam Mô A di đà Phật! (3 Lần)
Con tấu lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương.
Con tấu lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con tấu lạy Thần Linh Đất nước, Thổ thần bản cảnh, Quan đương niên đương cảnh, Thành Hoàng bản thổ, Táo Quân thần chủ, Chúa đất long mạch, Thần tài, Tiền chủ, Hậu chủ, Táo phủ thần quân, Tả Long hữu hổ tiếp dẫn phúc đức tại gia tại số nhà: …………………………………………………………..
Con tấu lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ …………………………………
Con tấu lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Di Tỷ Muội, Thúc Bá Đại Huynh, Chầu Bà Tổ Cô, Cô Bé tại gia, Cậu Bé tại gia, các Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực, Hữu thực vô danh dòng họ: ……………………………………
Hôm nay là ngày ………………..… Tháng ……………………..…… Năm………………………
Phu thê hai họ con thành tâm có nén nhang bát nước ………. Dâng kính Phật Thánh, các Quan, Chư vị Tổ Tông chứng minh công đức, chứng tâm nhận lễ, phù hộ độ trì ………………… Xin các ngài phù hộ cho gia chung chúng con được núp bóng cửa nhà Ngài,…… phù hộ độ trì cho chúng con được đắc kỳ tài được sai kỳ lộc, phu thê hòa thuận, Gia chung bình an, lộc tài vượng tiến.
Nam Mô A di đà Phật! (3 lần)
( Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con )
3. Bài văn khấn xin tổ tiên phù hộ vào các ngày
3.1. Bài văn khấn xin tổ tiên phù hộ ngày thường
Ngày thường, bạn có thể áp dụng bài khấn gia tiên như sau:
“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ
Tín chủ con là:
Tuổi:
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của……………………………………………………………………….
Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời……………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)”.
3.2. Bài văn khấn xin tổ tiên phù hộ vào ngày rằm và mùng một
Khác với ngày thường, bài khấn vái gia tiên vào ngày rằm và mùng một sẽ là:
“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)”.
Phía trên là gợi ý chi tiết về bài khấn gia tiên xin tổ tiên phù hợp ngày thường và hàng tháng chuẩn nhất hiện nay. Mong rằng từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích, kiến thức mới mẻ để áp dụng thành công trong việc cúng bái gia tiên tại nhà.
4. Văn khấn xin tổ tiên phù hộ trước mộ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ …… ( tên của vùng đất mộ được xây)
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………..( Âm lịch, năm dùng can chi. Ví dụ 2022: năm Nhâm Dần)
Ngày trước giỗ – Tiên Thường ………..
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại: ………..
Nhân ngày mai là ngày giỗ của ………… (họ tên người mất)
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, trước ngày án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia trên dưới chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nếu có điều gì thiếu sót, mong quý ngài chứng giám bỏ qua.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
5. Văn khấn xin tổ tiên phù hộ vào ngày giỗ
5.1. Văn khấn ngày giỗ đầu
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….
Ngụ tại:……………………………………………………………..…………………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………………………….
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
5.2. Văn khấn tổ tiên ngày giỗ thường niên
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….
Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Một vài lưu ý khi cúng gia tiên, xin tổ tiên phù hộ
Việc cúng gia tiên, xin tổ tiên phù hộ là một việc làm vô cùng quan trọng, vì vậy, bạn nên cần chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận từ trước. Ngoài ra bạn cũng cần:
- Đối với những ngày giỗ quan trọng hay còn gọi là ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng thì ngày hôm trước bạn cần phải làm mâm lễ cúng cáo giỗ. Ngày này thường được gọi là ngày tiên thường.
- Hơn nữa, trong ngày cúng cáo giỗ cần phải chú ý cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia Tiên sau. Lưu ý, ngoài việc khấn vái mời người được giỗ về thì cũng cần khấn vái mời hương hồn Gia tiên hai bên nội ngoại về dự giỗ.
- Đặc biệt, những ngày cúng giỗ cần cúng người được giỗ trước, rồi cúng đến vong linh bên họ nội ngoại, cúng theo thứ tự từ bậc cao trở xuống, cuối cùng cáo thỉnh gia thần cùng về dự tiệc giỗ.
Trên đây là tổng hợp 7 bài Văn khấn xin tổ tiên phù hộ cho các dịp giỗ, rằm, mùng một chuẩn nhất hiện nay. Hi vọng rằng từ những thông tin này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, nhiều kiến thức mới mẻ để áp dụng thành công trong việc cúng bái gia tiên tại nhà nhằm mang lại may mắn, và tốt lành cho gia đình!