9 cách trị mụn nhọt hiệu quả tại nhà từ mẹo đơn giản

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về các cách trị mụn nhọt tại nhà!

1Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng nang lông, do tụ cầu vàng gây ra, xuất hiện những nốt nổi gồ, sưng, đỏ trên da và niêm mạc.

Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, từ những nơi dễ thấy như mặt, tay, chân đến các vị trí như miệng, nách, gáy,… nhưng thường thấy ở cẳng tay, xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn.

Mụn nhọt là những nốt nổi gồ, sưng, đỏ xuất hiện trên da

2Nguyên nhân bị mụn nhọt

Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng bít tắc nang lông bao gồm:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
  • Viêm nang lông: do các vi khuẩn cơ hội (tụ cầu vàng) gây nên.
  • Dày sừng nang lông: bệnh lý thay đổi quá trình sừng hóa nang lông.

Yếu tố nguy cơ giúp hình thành mụn nhọt bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch (đái tháo đường, HIV/AIDS, bệnh ung thư, bệnh nhân ghép tạng sử dụng thuốc chống thải ghép).
  • Vệ sinh kém: lười tắm làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc tia xạ: điều trị ung thư, làm việc tại nhà máy.

Viêm nang lông là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nhọt

3Triệu chứng khi bị mụn nhọt

  • Xuất hiện các nốt nổi gồ trên da với các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Vùng da xung quanh mụn nhọt bị kích ứng nên có màu đỏ.
  • Các nốt tăng dần kích thước theo thời gian (có thể lên tới 5cm), khiến một vùng da bị nhiễm trùng, có mủ bên trong, có các rãnh nối với nhau bên dưới da.
  • Sau vài ngày, nốt mụn có thể vỡ ra, chảy dịch tạo thành vùng tổn thương.
  • Vùng da xuất hiện nhọt có thể gây ngứa.
  • Bệnh nhân có thể bị sốt, sưng hạch.

Mụn nhọt gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau trên da

4Cách điều trị mụn nhọt tại nhà

Khi bị mụn nhọt ở giai đoạn đầu với những dấu hiệu nhẹ như chỉ xuất hiện sưng, nóng, đỏ vùng tổn thương chứ chưa lan ra toàn thân, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên.

Các biện pháp điều trị tại nhà cho mụn nhọt nhỏ bao gồm:

Đắp bánh mì

Bánh mì có thể hỗ trợ hút bụi bẩn, bã nhờn trên da qua đó giúp giảm tình trạng mụn nhọt. Ngoài ra, bánh mì còn giúp tẩy tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông giúp da căng bóng tự nhiên.

Cách dùng: ngâm lát bánh mì vào nước hoặc sữa (ngâm ít thời gian để bánh không bị mủn). Sau đó đắp lên vùng mụn nhọt trong 5 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Bánh mì có thể hút bụi bẩn, bã nhờn trên da

Bột nghệ

Nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn qua đó làm giảm mụn nhọt, ngăn cản tình trạng bội nhiễm trên da. Mặt khác, chất này còn kích thích làm lành vết thương, giảm hình thành sẹo giúp da sáng bóng.

Nghệ còn chứa vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp hạn chế quá viêm, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng tiêu diệt tế bào vi khuẩn trên da.

Cách dùng: bạn có thể chọn uống bột nghệ, sử dụng tại chỗ, hoặc cả hai để điều trị mụn nhọt tại nhà:

  • Cho một thìa cà phê bột nghệ vào nước hoặc sữa rồi đun sôi, để nguội và uống ba lần mỗi ngày.
  • Cho bột nghệ vào nước hoặc có thể thêm một ít gừng để tạo thành hỗn hợp và đắp lên nhọt ít nhất hai lần một ngày.

Nghệ chứa curcumin giúp tiêu diệt các vi khuẩn

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng chống lại các tác hại của vi khuẩn gây mụn nhọt.

Ngoài ra, mồng tơi còn chứa chất chống oxy hoá như saponin giúp ngăn cản phân huỷ các gốc tự do, hạn chế quá trình viêm, giúp nhanh lành vết thương.

Cách dùng: lấy mồng tơi giã nát rối lấy đắp lên vết thương. Thực hiện ngày 2 lần trong 5 – 7 ngày để hạn chế mụn nhọt.

Rau mồng tơi chứa saponin giúp hạn chế quá trình viêm

Nha đam

Nha đam có chứa axit salicylic, saponin giúp giảm hình thành sản phẩm gây viêm, qua đó hạn chế tình trạng sưng, nóng, đỏ đau của cơ thể.

Nha đam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo da giúp da nhanh lành và trở nên sáng bóng. Ngoài ra, nha đam còn cung cấp nước cho da giúp da không bị khô kích thích quá trình tự hồi phục.

Cách dùng: cắt bỏ phần vỏ bên ngoài, lấy ra phần thân (gel nha đam) sau đó bôi quanh vùng da bị tổn thương, để như vậy trong 10 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện ngày 2 – 3 lần trong vòng 1 tuần.

Nha đam có tác dụng rất tốt để chữa mụn nhọt

Tinh dầu trà

Tinh dầu trà xanh có tác dụng làm sạch lỗ chân lông tại các vùng da tiết bã nhờn quá mức hoặc các vùng da tắc nghẽn lỗ chân lông.

Mặt khác, sản phẩm này có chứa các chất chống oxy hóa như EGCG, tanin, flavonoid giúp giảm quá trình viêm, ngăn ngừa các tác hại của vi khuẩn hiệu quả.

Cách dùng: lấy tăm bông có chứa tinh dầu trà xanh bôi lên vùng da mụn nhọt. Có thể sử dụng 2 lần/ngày đến khi hết mụn nhọt.

Tinh dầu trà xanh có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, khiến da khô thoáng

Dùng tỏi

Tỏi có chứa allicin có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm, đồng thời làm hạn chế quá trình viêm, cải thiện lưu thông máu, giúp các chất dinh dưỡng dễ thấm vào da hơn.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như vitamin B6, vitamin C, selen trong tỏi cũng giúp giảm viêm, hỗ trợ tái tạo da.

Cách dùng: giã nát tỏi rồi bôi lên vùng tổn thương giữ khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày đến khi khỏi mụn nhọt.

Allicin trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm

Lá sen

Lá sen có chứa chất chống oxy hóa là flavonoid, tanin (thuộc nhóm polyphenol), vitamin C có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, qua đó làm giảm tình trạng mụn nhọt do vi khuẩn gây nên.

Cách dùng: giã nát lá sen rối đắp lên vết thương 10 – 15 phút sau đó rửa sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm quá trình viêm

Bột ngô

Bột ngô là một chất hấp thụ tự nhiên, giúp hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn trên vùng da mụn nhọt, qua đó làm dịu da, tránh tình trạng kích ứng gây ngứa da.

Cách dùng: cho bột ngô và nước ấm để hình thành hỗn hợp dạng gel. Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da mụn nhọt trong khoảng 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy mụn xẹp đi.

Bột ngô có tác dụng hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn trên da

Đậu xanh

Đậu xanh là biện pháp hay được dùng để chữa mụn nhọt trong Đông y do có tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm sưng viêm, đào thải các chất độc hại do vi khuẩn gây nên dưới da.

Mặt khác, đậu xanh có chứa nhiều vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin E, omega-3 có tác dụng thúc đẩy da khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình hình thành collagen giúp tái tạo da hiệu quả.

Cách dùng: trộn bột đậu xanh với nước ấm thành dạng sệt, để nguội đắp lên vùng da mụn nhọt trong 30 phút. Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ.

Đậu xanh là phương thuốc chữa mụn nhọt từ xa xưa

14Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi mụn nhọt kèm với các tình trạng sau đây nên đến viện để được thăm khám và điều trị:

  • Sốt cao (trên 38,5 độ C).
  • Xuất hiện nhiều mụn nhọt trên da.
  • Mụn nhọt không khỏi trong vòng 2 tuần.
  • Mụn nhọt gây ra cảm giác sưng đau dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Thay đổi nhịp tim.
  • Người mắc một số bệnh suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, HIV/AIDS, dùng corticoid liều cao và dài ngày.
  • Vùng da mụn nhọt bị nhiễm trùng, chứa đầy mủ.

Khi nổi mụn nhọt mà xuất hiện sốt cao nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

  • Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mụn nhọt như số lượng, vị trí, ảnh hưởng thế nào đến vùng da xung quanh cũng như có ảnh hưởng đến cơ thể hay không.
  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng viêm của cơ thể. Một số xét nghiệm máu còn giúp xác định căn nguyên gây mụn nhọt.
  • Nếu tình trạng mụn (có thể gây sốt) không giảm có thể xét nghiệm vi khuẩn trong mụn nhọt để tìm kháng sinh thích hợp.

Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm của cơ thể

Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám

Nếu gặp các tình trạng mụn nhọt nghiêm trọng nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín như:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108,…

Mụn nhọt là tình trạng hay gặp và có thể điều trị tại nhà. Hy vọng bài viết đã cung cấp các mẹo điều trị mụn nhọt hiệu quả. Ngoài chăm sóc da sạch sẽ, người bệnh nên chú ý các triệu chứng mụn nhọt, nếu kéo dài cần phải đi thăm khám và điều trị kịp thời!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *