[Giải đáp] Nhọt trong tai là gì, có nguy hiểm không? Xử trí thế nào?

  • Mụn (pimple) trong tai là một loại mụn mủ nhỏ xảy ra khi ống tuyến bã sản xuất dầu nhờn bị tắc, gây nhiễm trùng và sưng tấy. Tuyến bã thường nằm nông, gần bề mặt da. Khi da không được vệ sinh, nhờn tích tụ cùng các tế bào da chết, bụi bẩn sẽ kết mảng làm bít tắc và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm.
  • Nhọt (boil) trong tai hình thành khi nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển ở nang lông, nằm ở phần sâu của lớp trung bì. Đây là một tình trạng nhiễm trùng sâu trong da nên ít lộ ra ngoài trong giai đoạn đầu. Ổ nhiễm trùng sẽ lớn hơn và đau nhức hơn so với bị mụn.

Tóm lại, là mụn, nhọt hay thậm chí là áp xe thì bản chất cũng là một ổ mủ được hình thành do nhiễm trùng, chỉ khác nhau về “tầm vóc” mà thôi.

Triệu chứng mọc nhọt trong tai

Nhọt bắt đầu hình thành với một phản ứng viêm nhỏ ở nang lông, sau đó sẽ lan rộng ra, sưng đỏ. Sau vài ngày, mủ sẽ dần tích tụ làm ổ viêm lớn lên, áp lực trong ổ mủ tăng gây đè ép, căng mỏng lớp bề mặt da, dẫn tới vỡ và chảy mủ.

Các triệu chứng nổi nhọt trong tai bao gồm:

  • Ngứa trong giai đoạn đầu tại vị trí nổi nhọt hoặc xung quanh nhọt
  • Nổi một cục u, sung huyết đỏ, cứng dưới da
  • Đau nhức dữ dội trong tai, thậm chí lan lên đầu và xuống hàm, nhất là khi đụng chạm, nắm kéo vành tai
  • Khô da, bong tróc da trên đầu nhọt
  • Vỡ chảy dịch hoặc mủ.

Có thể có một hoặc nhiều nhọt trong tai cùng một lúc. Nếu không được điều trị, trạng thái nhiễm trùng có thể tiến triển và lan rộng tạo ra một cụm nhọt lớn được gọi là hậu bối (carbuncle) có đường kính từ 2-10 cm. Lúc này triệu chứng sẽ rầm rộ và tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng, đe dọa các biến chứng như viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết… gây nguy hiểm tính mạng.

Nhọt ở tai được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Chẩn đoán

Khi thăm khám bằng mắt thường hoặc sử dụng các loại đèn và nội soi chuyên dụng, bác sĩ sẽ nhìn thấy nhọt. Đồng thời, bác sĩ có thể hỏi người bệnh về một vài triệu chứng, mức độ, thời gian xuất hiện các triệu chứng đó cũng như hỏi tiền sử về các bệnh có nguy cơ nếu có.

Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi:

  • Thấy ngứa tai rồi đau tai từ khi nào?
  • Trước đó có tác động gì vào tai không?
  • Có cảm thấy chỗ sưng ngày càng lớn, càng gây khó chịu không?
  • Có mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh ngoài da, suy giảm miễn dịch… không?
  • Đã xử trí hoặc dùng thuốc không kê đơn (OTC) nào chưa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *