10 loại trái cây nhiệt đới châu Á nổi tiếng

Pulasan là một loại cây thường xanh thân ngắn có nguồn gốc ở miền Tây Malaysia và Singapore. Cây cho quả hình trứng, màu đỏ sẫm, đỏ tươi (hoặc hiếm khi có màu vàng) với lớp vỏ ngoài dày được bao phủ bởi các gai ngắn và mềm. Quả có cùi ngọt, mọng nước và một hạt có thể ăn được với hương vị gần giống hạnh nhân. Pulasan là nguồn cung cấp canxi, vitamin C và carbohydrate, có thể ăn ngay hoặc dùng làm mứt trái cây. Loại quả này có họ gần với chôm chôm nên dễ gây nhầm lẫn vì vẻ ngoài khá tương đồng.

Táo gỗ là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Quả hình tròn, vỏ cứng, dày và sần sùi, phải đập nát mới lấy được cùi. Cùi có dạng bột, vị chát, chua hoặc ngọt và thường được thưởng thức ngay sau khi lấy ra. Táo gỗ cũng có thể được làm thành mứt, thạch và chutney (loại sốt phết dùng trong ẩm thực Ấn Độ).

Roi (mận) được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của châu Á. Quả to, có vỏ mỏng và sần sùi. Thịt quả màu trắng, giòn hoặc xốp, mùi thơm nhẹ và vị hơi ngọt. Roi thường được thưởng thức trực tiếp hoặc sử dụng trong món salad trái cây. Ở một số vùng, người ta dùng lá roi non để gói thức ăn khi hấp.

Nép mình ở trung tâm thung lũng sông Menderes, khu vực lịch sử Aydin (Thổ Nhĩ Kỳ) nổi tiếng với những quả sung thơm ngon, được trồng ở Địa Trung Hải trong nhiều thế kỷ. Sung Aydin thường cho quả sau 5 năm. Sau khi được thu hoạch vào cuối tháng 8, quả sung Aydin thường được phơi khô và bảo quản để ăn trong mùa đông như một nguồn cung cấp năng lượng, giàu chất xơ và đường fructose.

Sa kê có nguồn gốc từ New Guinea và quần đảo Mã Lai. Quả có vỏ ngoài màu xanh nhạt sần sùi, cùi thịt màu kem và chứa nhiều tinh bột. Sa kê chín có hương vị ngọt ngào, thường được dùng trong các món tráng miệng, tẩm bột rán hoặc cắt thành lát mỏng và phơi nắng để bảo quản. Khi chưa chín, quả có hương vị tương tự khoai tây và thường được dùng để nấu các món cà ri.

Thanh trà có nguồn gốc ở phía Đông Nam Trung Quốc và cũng được đưa đến Nhật Bản vào đầu thời Trung cổ. Quả có hình tròn, bầu dục hoặc hình quả lê, thịt có vị chua dịu và rất thơm. Khi chín, quả thanh trà được thưởng thức ngay hoặc sử dụng trong món salad trái cây. Ngoài ra, do có hàm lượng pectin cao, thanh trà thường được làm thành thạch, mứt hoặc lên men để sản xuất rượu trái cây. Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới Đông Nam Á, có nguồn gốc từ các khu rừng phía tây Malaysia và Singapore. Quả tròn, có lớp da sần sùi được bao phủ bởi gai mềm như lông màu đỏ sẫm và vàng. Cùi chôm chôm có vị chua hoặc ngọt và chứa một hạt duy nhất. Ở Philippines, người ta còn rang hạt chôm chôm để làm món ăn vặt. Thường được mệnh danh là vua của các loại trái cây, sầu riêng có ở khắp các nước Đông Nam Á. Loại quả này đặc trưng với lớp vỏ gai lớn bên ngoài, phần cơm sầu chín vàng óng có vị ngọt béo ngậy và mùi khó chịu nổi tiếng. Sầu riêng rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng lượng đường nhiều có thể khiến cơ thể nổi mụn. Bên cạnh việc ăn trực tiếp, loại trái cây này cũng được dùng để chế biến các món đặc sản như bánh, kẹo, kem, tempoyak (sầu riêng lên men)…

Măng cụt là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc ở quần đảo Sunda, Indonesia. Măng cụt có đặc điểm là vỏ màu tím đậm, bao bọc và bảo vệ phần thịt quả màu trắng, mềm và mọng nước. Loại trái cây này có hương vị ngọt ngào với một chút vị chua nhẹ, thường được thưởng thức đơn giản hoặc kết hợp trong nhiều món tráng miệng, salad trộn, sinh tố, trà hoặc kem. Ở Việt Nam, măng cụt xanh còn được dùng trong một số loại gỏi.

Vải thiều có hình bầu dục hoặc tròn, màu đỏ, lớp vỏ bên ngoài giòn và không ăn được, bên trong có một lớp thịt màu trắng mờ, vị ngọt đậm và một hạt to. Vải thường được thưởng thức tươi hoặc cũng có thể sấy khô, đóng hộp, dùng làm kem hoặc chế biến thành rượu, nước trái cây và thạch. Loại quả này là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *