Hải sâm: Giá trị dinh dưỡng & tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người

Hải sâm không chỉ biết đến là một thực phẩm dùng để chế biến những món ăn hấp dẫn. Bên cạnh đó đây còn là “bài thuốc quý” từ thiên nhiên mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Vậy ăn hải sâm có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Hải sâm là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của hải sâm

Hải sâm (Dưa chuột biển) thuộc một lớp nhóm động vật lớn hơn được gọi là da gai, bao gồm sao biển và nhím biển. Hình dạng của hải sâm như một quả dưa chuột, nhưng lại có các chân ống nhỏ dạng xúc tua dùng để chuyển động và kiếm ăn.

Hải sâm được biết tới là một món ăn giàu dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, cứ một con hải sâm có trọng lượng 112gr sẽ chứa:

  • Calo: 60
  • Protein: 14gr
  • Chất béo: > 1gr
  • Vitamin A: 8% DV
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 81% DV
  • Vitamin B3 (Niacin): 22% DV
  • Canxi: 3% DV
  • Magie: 4% của DV

*DV: Hàm lượng dưỡng chất kiến nghị nên bổ sung hàng ngày

Vì chứa rất ít calo và chất béo nhưng lại sở hữu hàm lượng protein dồi dào nên đây là một thực phẩm không gây tăng cân khi sử dụng. Đồng thời, chúng còn chứa nhiều các hợp chất có lợi, bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ người sử dụng.

Hải sâm biển chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ

Tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe con người

Với rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thì chắc chắn loại thực phẩm này cũng sẽ có những công dụng rất đáng quan tâm như:

Hỗ trợ giảm đau khớp

Chondroitin sulfate rất giàu trong hải sâm, chúng có khả năng giúp giảm nhanh các cơn đau khớp và viêm khớp rất hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung chondroitin sulfate rất có lợi cho cơ thể trong việc hỗ trợ điều trị các cơn đau, nhất là những bệnh nhân bị đau đầu gối hoặc có vấn đề về xương khớp.

Ăn hải sâm tốt cho xương khớp, giảm viêm đau

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo Giáo sư Nguyễn Tài Lương là chủ nhiệm về đề tài hải sâm thuộc viện Công nghệ sinh học cho biết, hải sâm có chứa rất nhiều các chất vitamin như B1, B2, B12, C…. cùng với đó là lượng nội tiết tố dồi dào như testosterone, progesterone hỗ trợ điều hòa và ngăn ngừa ung thư vô cùng hiệu quả

Hỗ trợ cải thiện chức năng gan và thận

Qua một nghiên cứu chia sẻ trên tạp chí BioMed Research International, chỉ với một liều chiết xuất từ hải sâm cũng đã có ảnh hưởng một cách đáng kể trong việc hỗ trợ giảm tình trạng stress oxy hóa và gây tác dụng đến gan. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại sinh vật này cũng tác động tích cức tới chức năng gan và thận.

Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, chống lại các mầm bệnh

Theo nhiều nghiên cứu, trong hải sâm sở hữu hàm lượng glycine và arginine tương đối lớn. Đây là những chất được đánh giá cao trong việc hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Theo đó, chất Glycine có tác dụng trong việc hỗ trợ sản xuất, giải phóng kháng thể tế bào IL-2 và B, chúng có trách nhiệm trong việc loại bỏ các vật thể lạ ra khỏi cơ thể. Đồng thời, Arginine lại có khả năng kích hoạt và tăng sinh của tế bào T (tế bào bạch cầu chống lại tế bào ung thư hay các mầm bệnh), từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh khi ăn hải sâm

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Lượng protein trong hải sâm rất dồi dào nhưng lại không có cholesterol. Chính vì thế, loại thực phẩm này rất phù hợp trong việc hỗ trợ điều trị cho người bệnh đái tháo đường. Xem thêm: Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và biến chứng

Giải độc cơ thể

Trong hải sâm có chứa một dược chất là Se. Đây được biết tới là thành phần có công dụng giải độc tốt, cùng với khả năng hỗ trợ vô hiệu hóa các kim loại nặng hấp thụ vào cơ thể qua đường ăn uống như chì hoặc thủy ngân qua đường nước tiểu hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Do hải sâm chứa rất ít lipid nên đã trở thành loại thực phẩm lý tưởng để cung cấp và bồi bổ cho những người bị rối loạn lipid máu cùng các bệnh lý về động mạch vành.

Ngoài ra, Hải sâm còn cung cấp các axit amin thiết yếu, các nguyên tố vi lượng rồi cho cơ thể chống lại sự mệt mỏi, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh khả năng hấp thụ oxy, chống mỏi cơ tim và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả.

Hỗ trợ cải thiện và điều trị bệnh tim mạch nhờ hải sâm

Bổ huyết, trị thiếu máu

Hải sâm là loại thực phẩm được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng. Ước tính, cứ 100g hải sâm khô sẽ thu được khoảng 76g protein, lớn gấp 5 lần so với thịt heo nạc và 3,5 lần so với thịt bò.

Đồng thời, trong hải sâm còn mang đến hàm lượng cao các axit amin quý như proline lysine,… đó là các nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe… giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Xem thêm: Thức ăn cho người thiếu máu

Ngăn ngừa bệnh nướu răng

Kem đánh răng được chiết xuất từ hải sâm rất có lợi cho những ai thường xuyên bị đau răng.

Một nghiên cứu với 28 bệnh nhân trưởng thành chẩn đoán bị viêm nướu mãn tính hoặc giai đoạn đầu của viêm nha chu mãn tính cho thấy, khi họ đánh răng bằng kem đánh răng có chiết xuất từ hải sâm khoảng 2 lần/ ngày liên tục trong 3 tháng đã cải thiện tình trạng mảng bám và viêm rất hiệu quả.

Giảm thiểu nguy cơ cơn hen suyễn bộc phát

Nhiều chuyên gia cho thấy tác dụng của hải sâm còn được ứng dụng như một phương thuốc dành cho căn bệnh hen suyễn, ngăn ngừa sự bùng phát và tần suất của các cơn hen. Bởi vì, hải sâm có khả năng làm giảm viêm dị ứng đường hô hấp cực tốt.

Giảm thiểu nguy cơ cơn hen suyễn bộc phát khi ăn hải sâm

Một số cách chế biến hải sâm để tốt cho sức khỏe

Nếu bạn chưa biết hải sâm làm món gì ngon, bổ dưỡng có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Hải sâm tiềm thuốc bắc: là món ăn rất thích hợp cho những ai đang cần bồi bổ sức khỏe, người cao tuổi bởi giá trị dinh dưỡng của nó mang lại là rất cao nên rất được ưa chuộng hiện nay.
  • Cháo hải sâm: đây là món ăn được chế biến dùng cho các trẻ nhỏ bởi vì tính chất dễ ăn và còn đảm bảo được các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ ăn được ngon miệng.
  • Canh hải sâm: món ăn này thường kết hợp với nhiều loại rau củ để giúp dễ ăn, cảm giác lạ miệng để mang lại khẩu vị mới cho cả gia đình trong dịp cuối tuần

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hải sâm

  • Bổ huyết, hạ huyết áp: Dùng 50g hải sâm, 100g gạo và 30g tỏi nấu thành cháo nhừ, dùng vào buổi sáng để bồi bổ khí huyết, hạ huyết áp.
  • Cơ thể suy nhược: 15g hải sâm khô ngâm nước làm mềm, sau đó thêm nước hàng và tiểu hồi để nấu nhừ, khi ăn thì cho thêm ít gừng nát để cải thiện sức khỏe.
  • Trị chứng đái tháo đường: Hải sâm 2 con, tụy lợn 1 cái, trứng gà 1 quả, kết hợp cả 3 thứ vào bát hấp chín ăn ngày 1 lần, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.
  • Trị dương nuy (liệt dương): Hải sâm 20g, thịt dê 100g, hầm chung đến khi nhừ, nêm đủ gia vị ăn đủ 1 ngày. Cần ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.

Có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ hải sâm

Một số lưu ý khi ăn hải sâm để tốt cho sức khỏe

Hải sâm luôn được xem là nguồn thực phẩm hết sức bổ giữa và an toàn. Tuy nhiên, không chỉ riêng những tác dụng được đánh giá cao mà nếu sử dụng sai cách hoặc làm dụng dễ gây ra tác dụng phụ. Cụ thể:

  • Dược liệu cam thảo không được kết hợp chung với hải sâm trong các đơn thuốc, vì chúng sẽ gây phản ứng cho nhau tạo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
  • Các đối tượng bị viêm đại tràng, béo phì, hoạt tinh, tiêu chảy không nên dùng các sản phẩm có thành phần từ hải sâm.
  • Sau khi ăn hải sâm, mọi người tuyệt đối không được ăn các loại trái cây chứa hoạt chất acid tamin, để tránh bị khó tiêu. Theo các chuyên gia, thời gian cách nhau tốt nhất để ăn chúng là sau khoảng 4 tiếng.
  • Không nên uống trà khi vừa mới ăn hải sâm.
  • Trong quá trình sơ chế hoặc chế biến hải sâm, không được dùng giấm, vì chúng sẽ tạo phản ứng và làm giảm dược tính của dược liệu này.
  • Trước khi đưa hải sâm vào các bài thuốc, mọi người nên có sự tham khảo từ các chuyên gia để nắm bắt về liều lượng nhằm phát huy tối đa tác dụng trị bệnh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người. Qua đó có thể thấy đây là một dược liệu từ thiên nhiên tốt cho sức khoẻ, nhưng cũng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy tốt những lợi ích này nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

Bật mí những lợi ích từ việc ăn củ năng

Ăn việt quất mỗi ngày tốt cho sức khoẻ như thế nào? Bạn nên biết!

Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng tránh ngộ độc bạn nên biết

12 lợi ích bất ngờ khi ăn chuối tiêu mỗi ngày

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *