Ăn măng cụt có béo không là băn khoăn của rất nhiều người quan tâm đến vóc dáng. Nếu bạn cũng có cùng nỗi niềm phân vân này, hãy cùng VinID đi tìm đáp án chính xác và tham khảo các món ăn giảm cân từ măng cụt cũng như cách ăn măng cụt tốt cho sức khỏe nhé.
1. Giải đáp: Ăn măng cụt có béo không?
1.1. Hàm lượng calo trong măng cụt
Muốn biết ăn măng cụt có mập không, đầu tiên phải xác định được 100g măng cụt bao nhiêu calo. Theo các chuyên trang dinh dưỡng, một quả măng cụt chứa khoảng 30 – 40 calo, còn 100g măng cụt chứa 73 calo, không chứa cholesterol và chất béo bão hòa.
Lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường trong 1 ngày là 2.000 calo. Tương đương, mỗi bữa ăn cần nạp 667 calo (ngày ăn 3 bữa). Nếu một ngày bạn ăn 15 quả măng cụt thì lượng calo nạp vào khoảng 450 – 600 calo, vẫn thấp hơn nhu cầu của cơ thể trong 1 bữa ăn.
Do đó, có thể kết luận rằng ăn măng cụt không béo.
1.2. Tác dụng giảm cân của măng cụt
Nếu đã không gây béo thì ăn măng cụt có giảm cân không?
Đáp án là có, măng cụt chính là khắc tinh của mỡ thừa. Nếu ăn đúng cách, măng cụt sẽ hỗ trợ tốt cho việc giảm cân vì đây là loại trái cây chứa nhiều xanthones nhất. Xanthones là thành phần chống oxy hóa có tác dụng hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, chống lại tình trạng thừa cân, béo phì, làm chậm quá trình lão hóa, kháng khuẩn cũng như cải thiện tuần hoàn máu.
Ngoài ra, măng cụt còn rất giàu chất xơ, hỗ trợ tích cực trong việc giảm cân, giữ gìn vóc dáng.
>>> Vào bếp ngay với công thức chế biến măng cụt làm gỏi độc đáo 2. Các món ăn giảm cân từ măng cụt
2.1. Ăn trực tiếp
Ăn trực tiếp là cách dùng nhanh chóng, đơn giản nhất, không mất công chế biến. Đồng thời cách dùng này cũng giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng, hương vị tươi ngon của quả măng cụt.
Khi ăn, bạn hãy lấy dao cắt một đường ngang chia đôi lớp vỏ cứng của măng cụt rồi mới dùng tay tách đôi. Khi cắt, dùng lực vừa phải để lưỡi dao không chạm vào phần thịt.
Bạn cũng có thể bóc vỏ măng cụt không dùng dao bằng cách lấy tay ấn nhẹ cuống rồi kéo cuống ra khỏi thân, sau đó bóp nhẹ phần thân để tách đôi lớp vỏ.
Lưu ý: Không để nước ở vỏ chảy vào múi măng cụt vì sẽ gây đắng.
2.2. Sinh tố măng cụt
Sinh tố măng cụt là món ăn ngon, mát lạnh, thích hợp giải khát trong những ngày nắng nóng. Với thành phần chính là măng cụt và chanh, sinh tố măng cụt còn có hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm cân. Hãy cho ngay sinh tố măng cụt vào thực đơn giảm cân và làm đẹp của mình nhé.
>>> Tham khảo thêm: Măng cụt làm món gì? 2.3. Gỏi gà măng cụt
Gỏi gà măng cụt gồm 2 thành phần chính là gà và măng cụt cùng các loại phụ liệu, gia vị như: đậu phộng, ớt, chanh, tỏi, giấm, đường, nước mắm, rau răm, húng quế… Ngoài măng cụt và chanh, các nguyên liệu khác cũng có công dụng tích cực trong việc giảm béo, cụ thể như sau:
- Gà: 100g thịt gà khoảng 160 calo – lượng calo tương đối thấp so với các loại thực phẩm giàu protein khác. Lượng protein cao sẽ kích thích cảm giác no, trong khi lượng calo nạp vào lại thấp. Mặt khác, không như thịt đỏ, thịt gà có hàm lượng cholesterol thấp. Do đó, thịt gà là loại thực phẩm được ưa chuộng để giảm cân.
- Tỏi: chứa hàm lượng allicin cao gây ức chế cảm giác thèm ăn và giải phóng Adrenalin giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ngăn hình thành mỡ dưới da.
- Giấm: Trong giấm chứa acid acetic và acid amin có công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng, giảm mỡ bụng.
Cho nên, gỏi gà măng cụt không những là món ăn ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất mà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
>>> Tìm hiểu thêm: Măng cụt ăn như thế nào? 3. Lưu ý khi ăn măng cụt
Tuy măng cụt là loại trái cây tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn vẫn cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên ăn mức độ vừa phải để không gây béo, dị ứng và nhiễm độc axit lactic. Chế độ ăn chính xác để giảm cân là ăn 2 tuần rồi nghỉ 1 tuần mới ăn tiếp.
- Xanthones trong măng cụt là một hợp chất có thể cản trở quá trình đông máu, gây xuất huyết tiêu hóa, chậm đông máu. Do đó, trước khi phẫu thuật 2 tuần không nên ăn măng cụt vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Xanthones còn có thể gây tình trạng buồn ngủ quá mức nếu vô tình kết hợp với các loại thảo dược và các loại thuốc khác.
- Do măng cụt chứa nhiều kali, những người mắc bệnh tim và thận không nên ăn nhiều loại quả này.
- Các bệnh nhân đang xạ trị cũng không nên ăn măng cụt vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Trên đây là những thông tin cần thiết để trả lời cho vấn đề ăn măng cụt có béo không. Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ biết cách ăn măng cụt đúng cách, tốt cho sức khỏe và có thể chủ động chế biến những món ăn giảm cân từ măng cụt.
Tham khảo ngay chương trình Tiêu tích điểm và tải app VinID để săn voucher giảm giá và mua măng cụt chất lượng từ hệ thống VinMart/VinMart+ một cách tiện lợi, nhanh chóng với giá ưu đãi lại tích được nhiều điểm thưởng, sử dụng cho các lần mua hàng kế tiếp nhé!
>>> Tham khảo thêm: Công dụng của vỏ măng cụt phơi khô