Ốc là một thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều loại ốc và chúng ta có thể chế biến nhiều món ngon từ ốc. Có những người “đam mê” món ốc nhưng cũng có những người chưa rõ ăn ốc có tốt không. Nếu bạn cũng chưa hiểu hết lợi ích từ món ốc và cách ăn ốc tốt nhất cho sức khỏe, cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!
Ăn ốc có tốt không?
Có rất nhiều loại ốc khác nhau từ ốc nước ngọt đến ốc biển. Các loại ốc được yêu thích nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như ốc hột, ốc bươu, ốc hương, ốc móng tay, ốc mỡ… Mỗi loại ốc trên lại có đặc điểm, hương vị và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Muốn biết ăn ốc có tốt không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng thường có trong các loại ốc.
- Trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie. Hàm lượng này có thể đáp ứng đến 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ và 53% lượng khuyến nghị cho nam giới. Magie trong ốc sẽ hỗ trợ cơ thể chuyển hóa năng lượng, giúp hệ xương răng phát triển, cần thiết trong quá trình điều hòa các chất như canxi, kali, kẽm, vitamin D trong cơ thể.
- Ăn 85g ốc đồng nghĩa với việc bạn có thể nạp vào cơ thể 23,3mcg selen. Con số này đáp ứng 42% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Selen hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch và nội tiết. Nó cũng giống như một chất chống oxy hóa có thể ức chế sự gây hại của các gốc tự do nên ADN. Bổ sung đủ selen cho cơ thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim và ung thư.
- Trong thịt ốc cũng chứa hàm lượng vitamin E đáng kể. 85g thịt ốc cung cấp cho cơ thể khoảng 4,25mcg vitamin E. Con số này đáp ứng 28% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Loại vitamin này giúp cơ thể chuyển hóa vitamin K, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và giúp tổng hợp hồng cầu.
- Trong khẩu phần 85g thịt ốc cũng cung cấp 231mg phốt pho – đáp ứng 33% lượng khuyến nghị hàng ngày. Khoáng chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, điều hòa lượng kẽm, i ốt trong cơ thể và duy trì mật độ xương. Đây cũng là thành phần quan trọng trong việc sản xuất ra ADN và ARN.
Các món ốc và nguy cơ tiềm ẩn
Dù không thể phủ nhận những lợi ích của món ốc, nhưng ăn ốc cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Có những người ăn ốc bị đau bụng vì nguyên nhân gì? Ốc thường sinh sống ở dưới đáy nước nên trong ốc có thể có nhiều ký sinh trùng gây hại như sán lá gan, sán lá ruột, giun lươn, sán máng…
Một số ký sinh trùng không bị tiêu diệt qua quá trình chế biến ốc. Khi vào trong cơ thể người, chúng tấn công vào ruột, gan, phổi, não, thận… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Điển hình như trường hợp nhiễm sán lá gan từ ốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm đường mật, viêm tụy, xơ gan cổ trướng… Châu Á là một trong những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm giun và sán cao nhất thế giới.
Vì vậy, trước khi chế biến ốc, chúng ta nên ngâm ốc trong nước giấm, nước gạo, nước chanh. Cách này giúp ốc nhả hết nhớt cùng chất bẩn có thể bao gồm ký sinh trùng sống ký sinh trong ốc. Tuy nhiên, bạn đừng ngâm ốc quá lâu sẽ khiến ốc bị chết, bốc mùi, dễ gây ngộ độc khi ăn. Một số loại vi khuẩn, giun, sán ký sinh trong ốc có khả năng kháng nhiệt cao. Khi chế biến ốc nên nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao để tiêu diệt các ấu trùng giun hoặc sán.
Khi ăn ốc bạn cũng không nên ăn chung với thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có thể phản ứng với asen trong ốc tạo thành chất độc có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Ai không nên ăn ốc?
Ăn ốc có tốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, món ốc không tốt cho tất cả mọi người. Một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo không nên ăn ốc:
- Người đang bị mắc bệnh hen suyễn hoặc đang ho nếu ăn ốc sẽ khiến triệu chứng thêm nặng.
- Một số người bị dị ứng với động vật có vỏ, dị ứng hải sản. Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với hàu, tôm, ngao… thì khả năng bạn bị dị ứng ốc cũng rất cao.
- Trong thành phần của ốc có chứa hàm lượng natri cao. Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường cũng nên hạn chế ăn ốc.
- Ốc vừa giàu đạm, vừa giàu canxi nên đây cũng không phải thực phẩm người bị bệnh viêm khớp hay bệnh gout nên ăn nhiều. Sau mỗi lần ăn ốc, có thể người bệnh sẽ gặp những cơn đau khớp dữ dội.
- Ốc có tính hàn nên những người đang bị tiêu chảy, lạnh bụng cũng không nên ăn ốc.
- Một số người bị nhiễm ký sinh trùng và đang trong quá trình điều trị cũng nên tránh các món chế biến từ ốc.
- Người có vết thương hở hay mới phẫu thuật không nên ăn ốc. Ăn ốc có bị sẹo lồi không? Câu trả lời là có bạn nhé! Ốc thuộc nhóm thực phẩm tanh nên dễ gây đau nhức, tích mủ và tăng nguy cơ hình thành sẹo ở vết thương.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều ốc. Ốc có hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều và quá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Ăn ốc có béo không? Câu trả lời là không, nhưng bạn không nên dùng ốc thay thế các thực phẩm khác. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 1 – 2 bữa ốc để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng nhé!
Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ những lợi ích của việc ăn ốc đúng cách và giải đáp được thắc mắc ăn ốc có tốt không? Rõ ràng, ốc là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nó chỉ thực sự tốt khi được chế biến và ăn đúng cách. Để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn ốc, bạn nên mua ốc ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xem thêm: Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không?