Chuyên mục Du lịch của nhật báo The Guardian đã bình chọn bánh mì Việt Nam thuộc top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Qua đó, ta thấy việc dùng bánh mì đã dần trở thành văn hóa ẩm thực. Bên cạnh bánh mì mặn với các loại nhân thịt, chả…ăn kèm thì bánh mì ngọt cũng là món bánh ngon được nhiều người chọn lựa. Vậy bạn có biết bánh mì ngọt bao nhiêu calo (calories) không? Bài viết dưới đây cùng bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về bánh mì ngọt nói riêng và bánh mì nói chung.
Bánh mì ngọt được nhiều người chọn dùng mỗi ngày. Ảnh: Internet
Một cái bánh mì ngọt bao nhiêu calo (calories)?
Nguyên liệu chính làm nên những chiếc bánh mì ngọt là bột mì/bột ngũ cốc, đường, bơ, sữa,… Do đó, chúng cung cấp nguồn năng lượng (calories) cho cơ thể khá cao so với bánh mì thông thường.
Hàm lượng calories của một số loại bánh mì ngọt. Nguồn: usda.gov
Nhìn chung, calories trong bánh rơi vào khoảng 200 – 400 kcal/100g. Món ăn này không chỉ giàu năng lượng và tinh bột mà còn có chứa protein, chất béo, chất xơ,… Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng này có thể khác nhau ở từng loại bánh mì.
Bảng hàm lượng dinh dưỡng các loại bánh mì. Nguồn: www.healthline.com
Bánh mì ngọt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn bánh mì ngọt có béo không?
Nguyên nhân gây tăng cân xuất phát chủ yếu do nguồn năng lượng được nạp vào cơ thể nhiều hơn so với năng lượng tiêu hao, từ đó dẫn đến cơ thể bị thừa calories và gây tình trạng béo phì.
Vậy đáp án cho câu hỏi “Ăn bánh mì ngọt có béo phì không?” là hoàn toàn có thể. Vì nếu bạn ăn quá nhiều, tần suất cao và lười vận động thì chắc chắn sẽ tăng cân. Ngược lại, bạn ăn chúng vừa phải kết hợp với luyện tập khoa học thì sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng.
Cân bằng lượng calories nạp vào và calories tiêu thụ.
Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn khách quan và khoa học hơn trong lối sinh hoạt hằng ngày. Bất kì loại thức ăn nào cũng có thể gây béo nếu chúng ta không biết cách sử dụng hợp lý.
Những lưu ý khi dùng bánh mì ngọt để tốt cho sức khỏe
- Bạn nên dùng bánh mì vào bữa ăn sáng hoặc bữa phụ, tránh sử dụng thay bữa ăn chính.
- Khi mua các loại bánh ngọt đóng gói, bạn nên đọc kĩ thành phần dinh dưỡng để phù hợp với nhu cầu của bản thân và không gây tác dụng ngoài mong muốn. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy sử dụng các loại bánh mì nguyên cám, bánh mì ngũ cốc,… để lượng calories thấp hơn.
- Hạn chế việc dùng chúng vào buổi tối vì lúc đó hệ tiêu hóa hoạt động kém và cần được nghỉ ngơi. Cơ thể sẽ không có thời gian chuyển hóa thức ăn thành năng lượng mà sẽ chuyển thành mỡ và có thể tích tụ ở các vị trí bụng, đùi,… Ngoài ra, bánh mì sẽ khiến đầy hơi và nặng bụng.
Chọn mua loại bánh mì ngọt phù hợp với giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Internet
Lợi ích của bánh mì đối với cơ thể
Cung cấp protein cần thiết
Bánh mì là nguồn cung cấp protein (chất đạm) thân thiện với mọi người. Bổ sung đủ hợp chất này trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bạn giảm thèm ăn, tăng cơ bắp và tốt cho xương. [1]
- Hạn chế cơn thèm ăn: protein làm giảm nồng độ hormone gây đói – ghrelin. Vì thế, bạn sẽ cảm giác no lâu hơn.
- Phát triển khối lượng cơ bắp: Việc tiêu thụ đủ protein sẽ giúp tăng cường và duy trì phần cơ bắp của bạn vì cơ bắp được cấu thành từ hợp chất này.
- Giữ xương chắc khỏe: chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Khi cơ thể bổ sung đủ protein sẽ ngăn ngừa gãy xương và tăng khả năng hấp thụ canxi.
Bánh mì là nguồn cung cấp chất đạm phong phú cho cơ thể. Ảnh: Internet
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bánh mì là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón. [2] Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, trên 50 tuổi đàn ông sẽ cần 38g chất xơ và phụ nữ là 25g. [3] Trong các nghiên cứu được công bố trên Research cho thấy 92% người Mỹ trưởng thành nhận được 28g chất xơ cần thiết khi bổ sung bánh mì nguyên chất vào khẩu phần hằng ngày.
Tinh bột có trong bánh mì sẽ có tác dụng thấm hút dịch vị, trung hòa lượng acid, giúp giảm được tình trạng trào ngược dạ dày. Nhờ đó, chúng sẽ bảo vệ niêm mạc và hạn chế các vết viêm loét.
Chất xơ trong bánh mì giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ảnh: Internet
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Bánh mì nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và sự phát triển của các khối u. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Glosgow (Anh), việc ăn salad hoặc bánh mì với khoảng 20ml (4 muỗng cà phê) dầu olive mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh mạch vành sẽ được cải thiện sau 6 tuần. [2]
Dùng bánh mì cùng với dầu olive để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ảnh: Internet
Dạy Làm Bánh Á Âu hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để sử dụng hợp lý món bánh mì ngọt trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, với mục tiêu an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua bánh mì tại các cơ sở uy tín hoặc tự làm tại nhà. Hãy đảm bảo cân bằng lượng calo của các nhóm thực phẩm và chế độ rèn luyện sức khỏe khoa học, để mang lại lợi ích cho cơ thể nhé!
Nguồn tham khảo:
- [1] Health benefits of bread (https://www.goldmedalbakery.com)
- [2] Lợi ích của bánh mì (http://thanhnien.vn)
- [3] Những công dụng của bánh mỳ chúng ta cần biết (https://soyte.namdinh.gov.vn)