1. Sơ lược – Hình ảnh nấm linh chi trong tự nhiên
Nấm linh Chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum hay còn có tên gọi khác là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim. Đây là một vị thảo dược quý hiếm đã được sử dụng từ xa xưa ở nhiều nơi trên thế giới.
1.1 Nguồn gốc của nấm linh chi
Nấm linh chi là thảo dược đã được biết đến từ khoảng 2000 năm trước. Những ghi chép ban đầu về chúng được tìm thấy vào những năm 221-206 TCN, thời nhà Tần ở Trung Quốc. Sau nhiều năm phát triển, nấm linh chi dần được tìm thấy tại nhiều quốc gia khác nhau ở châu Á, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
Vào thời xưa, do là một vị thuốc bổ quý hiếm, nên chỉ có tầng lớp vua chúa và giới thượng lưu mới được sử dụng nấm linh chi. Mãi cho đến năm 1970, khi con người tìm ra phương pháp nuôi trồng dựa trên giống nấm linh chi rừng, thì việc sử dụng chúng trong đời sống mới trở nên đại chúng và phổ biến hơn. Và ngày nay, nấm linh chi được trồng theo quy mô công nghiệp được coi là nguồn cung cấp chính cho thị trường.
Hình ảnh nấm linh chi – thảo dược quý từ xa xưa
1.2 Nấm linh chi mọc ở đâu?
Ba mẹ có biết, môi trường lý tưởng cho nấm linh chi phát triển là thân cây gỗ mục đã chết trong khu rừng rậm. Độ ẩm cao, nhiệt độ vừa phải và độ thông thoáng tốt là những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển..
Trên thế giới, nấm linh chi phần lớn được tìm thấy ở trong các cánh rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới từ các nước Châu Á, Châu Âu đến khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, đa phần chúng tập trung ở Châu Á, đặc biệt là các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, nấm linh chi phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Bắc Kạn, Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La,…Đặc biệt có loài nấm lim xanh (một loại nấm linh chi chỉ sống ở thân cây gỗ lim đã chết) gắn liền với tỉnh Quảng Nam ở nước ta.
Các cánh rừng nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho nấm linh chi phát triển
1.3 Hình ảnh nấm linh chi – phân loại nấm linh chi trong tự nhiên
Về đặc điểm thực vật, nấm linh chi tự nhiên được xác định là một loài nấm hóa gỗ. Hình ảnh nấm linh chi trong tự nhiên được nhận biết với một số đặc điểm chung như sau:
-
Toàn thân: Có kích thước lớn khoảng 7 -12cm, trong quá trình sinh trưởng của chúng, đến một giai đoạn nhất định toàn thân nấm sẽ hóa gỗ, không mềm như các loại nấm thông thường. Bên ngoài có phủ một lớp bào tử, đường kích từ 1 đến 3 mm.
-
Mũ nấm: Có hình thận, hình tròn hoặc hình quạt. Trên mũ nấm có nhiều vân đồng tâm, bóng như được phủ một lớp sơn bóng bên ngoài.
-
Cuống nấm: Hình trụ hoặc dẹt, cắm lệch sang một phía mũ nấm (khác với các loại nấm thông thường cắm ở giữa mũ nấm). Màu cuống thay đổi theo từng loài.
-
Mùi vị: Thường có vị đắng, mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Dựa vào đặc điểm của mỗi loài, người ta phân loại nấm linh chi cụ thể như sau:
Hình ảnh nấm linh chi phân loại theo hình dáng
Sự khác nhau về hình dạng tạo nên sự đa dạng phong phú cho các loài nấm linh chi. Dựa vào đặc điểm về hình dạng, người ta chia nấm linh chi thành nhiều loài với tên gọi: Nấm hình tròn, nấm hình sừng hươu, nấm hình mũ…
Hình ảnh nấm linh chi sừng hươu
Hình ảnh nấm linh chi phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Đặc điểm địa lý khác nhau cũng gây ra sự khác biệt về hình dạng và mùi vị của nấm linh chi ở từng vùng. Mỗi khu vực khác nhau sẽ mang đến một loại nấm linh chi với đặc trưng riêng:
-
Nấm linh chi Việt Nam: Thường có kích thước trung bình (dưới 10 cm). Nấm mềm hơn, vị không đắng bằng các Quốc gia khác. Đặc biệt, tại Quảng Nam có loài nấm lim xanh – nấm linh chi đặc hữu chỉ sinh trưởng trên thân gỗ lim đã chết.
-
Nấm linh chi Hàn Quốc: có khối lượng và kích thước to hơn so với các nước khác. Độ dày mũ nấm cũng nhỉnh hơn ( khoảng 1,5 – 2 cm). Nấm cứng hơn, có vị đắng nhất, không có vị chua, mùi thơm lạ. Bên dưới mũ nấm thường có màu vàng chanh đặc trưng.
-
Nấm linh chi Nhật Bản: Có hình dạng và kích thước khá tương đồng với nấm linh chi của Việt Nam tuy nhiên cứng và dày hơn một chút. Tương tự như nấm linh chi của Hàn Quốc, chúng không có vị chua và có màu vàng chanh ở phía dưới mũ nấm.
-
Nấm linh chi Trung Quốc: Hình ảnh nấm linh chi Trung Quốc có đặc điểm khá rõ như kích thước thường dưới 17 cm, nấm mỏng và xốp, xung quanh gờ tai có đường viền màu tím thẫm. Khi dùng thấy có vị đắng, không nồng.
Hình ảnh nấm lim xanh ở Việt Nam
Hình ảnh nấm linh chi phân loại theo màu sắc
Dựa theo đặc điểm màu sắc bên ngoài, nấm linh chi được chia thành 6 loại chính gồm có:
-
Kim chi hay hoàng chi (linh chi màu vàng): Cuống ngắn, mũ nấm rộng có hình tròn hay hình bán nguyệt, màu vàng, mặt trên nấm bóng, nhắn, mặt dưới có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, nhiều bào tử nấm bao phủ. Kích thước trung bình, vị ngọt tính bình.
-
Bạch chi hay ngọc chi (linh chi màu trắng): Mũ nấm có hình như móng ngựa, nấm dạng cục khá to, có thể nặng vài kilogram. Thường sống trên thân cây tùng và các loại cây lá kim khác. Vị cay, tính bình, không độc.
-
Thanh chi (linh chi màu xanh): Chân nấm khá dài, mũ nấm bé hơn so với các loại nấm khác, trên bề mặt nấm có phủ một lớp lông tơ ngắn. Nấm có vị chua, không đắng.
-
Hồng chi (linh chi màu đỏ): Nấm có kích thước khá to, mũ nấm hình bán nguyệt hoặc hình bầu dục, chất gỗ, cứng và nhẵn bóng. Bên trên nấm có vân tròn đồng tâm, viền nấm mỏng và hơi cong vào phía trong. mặt dưới mũ nấm có màu trắng hoặc nâu nhạt, có nhiều bào tử. Cuống nấm lệch, to khoảng 4cm, nhẵn, màu nâu đỏ. Vị đắng, ngọt, tính bình, không độc.
-
Hắc chi hay huyền chi (linh chi màu đen): Màu đen, nhẵn bóng, vị mặn, tính bình.
-
Tử chi (linh chi màu tím): Màu tím đen, nhẵn bóng, hình dạng gần giống với linh chi đỏ. Thịt nấm màu tím khá đẹp mắt. Vị nhạt, tính ôn.
Hình ảnh nấm linh chi phân loại theo màu sắc
2. Công dụng bất ngờ của nấm Linh Chi
Trong hầu hết các loại nấm linh chi tự nhiên có chứa 90% là nước, 10% còn lại bao gồm các chất: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất (K, Zn, Cu, Fe, Mg, Ca, Phospho). Trong đó, lượng protein của chúng chứa hầu hết acid amin thiết yếu đặc biệt là lysine và leucine. Ngoài ra, lượng acid béo chứa trong linh chi cũng góp phần không nhỏ vào giá trị chúng mang lại cho sức khỏe con người.
Những lợi ích tuyệt vời mà nấm linh chi đem lại cho sức khỏe con người đã được nghiên cứu, chứng minh như:
-
Tăng cường hệ miễn dịch: làm tăng hoạt động của bạch cầu (tế bào miễn dịch của cơ thể), chống lại hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi, nấm linh chi giúp nâng cao hoạt động của các tế bào lympho T và đại thực bào nhờ khả năng tăng sản xuất interferon trong cơ thể.
-
Trên hệ thần kinh: Giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, thư giãn cơ bắp. Hỗ trợ điều trị các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau đầu, stress vô cùng hiệu quả.
-
Trên hệ tiêu hóa: kích thích hệ tiêu hóa, tăng hấp thu, giảm táo bón.
-
Trên hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống tình trạng máu nhiễm mỡ, giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch. Giúp làm bền thành mạch, trợ tim, thúc đẩy quá trình lưu thông và tuần hoàn máu.
-
Phòng và hỗ trợ bệnh tiểu đường: Thành phần Polysaccharide có trong nấm linh chi tự nhiên giúp khôi phục tế bào beta đảo tụy, thúc đẩy sự tiết insulin, điều hòa đường huyết ổn định.
-
Chống dị ứng: Trong nấm linh chi có các Acid Ganoderic có tác dụng như một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và ảnh hưởng của tia chiếu xạ
-
Chống lão hóa, làm đẹp da: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ ở trên da, giúp làm sáng da, đẹp da, làm giảm các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Ngoài ra chúng còn có tác dụng thải trừ các chất độc, bao gồm cả các kim loại nặng.
Qua bài viết trên đã cung cấp thêm những kiến thức về đặc điểm hình ảnh nấm linh chi cũng như những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại cho sức khỏe con người. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy đề lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ qua Hotline: 19005066 để được các chuyên gia của Neokids giải đáp thêm mẹ nhé!