Việc bật móng tay có thể gây ra cơn đau nhức, sưng tấy, chảy máu, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Bạn đang lo lắng không biết thường bao lâu móng tay sẽ phục hồi? Trong bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời, cũng như cách chăm sóc móng tay sau khi bật đúng cách.
Những lý do nào khiến bạn bị bật móng tay?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bật móng tay. Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp, nhưng chủ yếu sẽ rơi vào 2 nguyên nhân chính: Sức khỏe hoặc do quá trình sinh hoạt.
Dưới đây là một vài nguyên nhân:
- Sử dụng móng tay giả liên lục trong thời gian dài: Việc sử dụng móng giả trong thời gian dài sẽ khiến móng thật bị yếu và tổn thương do các hóa chất trong: Sơn móng tay, keo dán móng, dung dịch phá móng,… gây ra.
- Cơ thể thiếu dưỡng chất: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: Canxi, protein, kitin, khoáng chất, kẽm,… khiến cơ thể không đủ để nuôi dưỡng móng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Đây cũng là một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bật móng tay. Khi thời tiết thay đổi đột ngột giữa môi trường khô và ẩm, cơ thể không kịp thích nghi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của móng, khiến móng giảm độ bám vào ngón tay.
- Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại: Nếu bạn đang là nhân viên và phải làm việc hóa chất, nhưng không được trang bị đồ bảo hộ như bao tay mủ cao su hoặc có nhưng chỉ là các loại bao tay mỏng, có thể làm móng yếu và gây ra tình trạng bật móng tay.
- Đánh bóng móng quá mức: Việc đánh bóng móng quá mức có thể làm giảm lớp bảo vệ tự nhiên của móng.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như nấm móng, tăng sản xuất keratin hay các vấn đề nội tiết cũng có thể gây ra tình trạng bật móng.
- Va đập, tác động mạnh: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Tổn thương do va chạm, đập hoặc chấn thương có thể gây bật móng tay.
Bật móng tay có phục hồi được không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ thương tổn của móng. Lớp gian bào là một nhóm tế bào đặc biệt chứa nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng. Nếu lớp gian bào này chỉ bị tổn thương nhẹ, móng có thể tự mọc trở lại sau một thời gian khoảng từ 6 đến 9 tháng. Nếu lớp gian bào bị tổn thương nghiêm trọng hoặc mất hẳn, thì móng sẽ không thể mọc ra được nữa.
Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì thường móng tay hầu hết đều có thể mọc lại sau khi bị bật móng. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề bất thường với móng tay, đặc biệt là nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân chính xác.
Cách sơ cứu vết thương sau khi bị bật móng tay
Sau khi bị bật móng tay, bạn nên giữ bình tĩnh và tránh hoảng hốt để thực hiện các bước sơ cứu. Sau đây là gợi ý về các cách sơ cứu vết thương vùng móng bị bật:
- Giữ lại phần móng còn dính ở da: Không được rút hết toàn bộ móng ra khi bị bật móng, vì sẽ làm tăng cơn đau và nguy cơ nhiễm trùng.
- Vệ sinh vết thương, sát trùng bằng thuốc và băng bó vết thương ngay sau khi bị bật móng: Rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng dung dịch cồn hoặc betadine để khử trùng. Bạn nên thay băng mới mỗi ngày và giữ móng khô và sạch.
- Chườm đá lạnh để cầm máu và giảm đau: Bạn có thể dùng một túi nhựa chứa đá lạnh hoặc một miếng vải ướp lạnh để chườm lên vết thương trong khoảng 15 phút. Chườm đá lạnh ít nhất 3 lần một ngày, liên tục trong 2 ngày đầu tiên sau khi bị bật móng.
- Tránh hoạt động mạnh ảnh hưởng đến móng tay: Bạn nên hạn chế sử dụng móng tay để mở nắp chai, bóc tem, gọt vỏ trái cây,… vì điều này có thể khiến móng tay bị tổn thương thêm.
- Đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời: Nếu phát hiện vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, như: Sưng, đỏ, nóng, chảy mủ, đau nhức, sốt,…
Các cách giúp móng tay phục hồi nhanh sau khi bị bật móng tay
Để giúp móng tay phục hồi nhanh sau khi bị bật móng tay, bạn có thể thực hiện những bước và chăm sóc sau đây:
- Chăm sóc vết thương: Đảm bảo rằng vùng bị bật móng được giữ sạch sẽ và không nhiễm trùng. Sử dụng dung dịch sát trùng và băng bó vết thương bằng bông y tế và băng dính để bảo vệ khỏi vi khuẩn.
- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho móng tay: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, biotin, kẽm, sắt, canxi, magie, vitamin A, B, C, D, E,… để rút ngắn thời gian phục hồi móng tay. Ngoài ra, bổ sung thêm bằng cách uống các loại thuốc bổ móng tay theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng các sản phẩm làm móng: Bạn nên tránh sử dụng móng giả, sơn móng, bột đắp móng,… vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi móng.
- Giữ móng khô và sạch: Hạn chế tiếp xúc với nước và tránh để móng tay trong môi trường ẩm ướt quá lâu, vì điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng dưỡng móng: Sử dụng dầu hoặc kem dưỡng móng để giữ móng mềm mại và giảm nguy cơ nứt nẻ. Nhiều sản phẩm dưỡng móng còn chứa các thành phần có lợi cho quá trình phục hồi của móng.
- Tránh thói quen xấu: Tránh những thói quen có thể làm tổn thương móng như nhấn móng, gãi hoặc lạm dụng móng giả một cách quá mức.
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phục hồi móng.
- Kiên nhẫn: Phục hồi móng tay có thể mất một khoảng thời gian dài, vì vậy hãy kiên nhẫn và tiếp tục chăm sóc móng của bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bật móng tay mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể biết được cách xử lý vết thương và cách chăm sóc móng tay bị bật. Trong một số trường hợp nặng, bạn cần đến sự can thiệp của chuyên gia y tế để đảm bảo rằng móng mọc lại một cách nhanh chóng và không gặp vấn đề sức khỏe nào khác.
Xem thêm:
- Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa
- Nhìn móng tay đoán bệnh, bạn đã biết chưa?