Bầu ăn mì tôm được không? Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe mẹ bầu

Mì tôm là món ăn liền hấp dẫn, tiện lợi và dễ chế biến nên được nhiều người yêu thích. Tuy vậy, nếu trong quá trình mang thai bà bầu ăn quá nhiều mì tôm có thể mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ không chỉ mẹ bầu mà cả thai nhi. Vậy thì, bà bầu ăn mì tôm được không, hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua những thông tin dưới đây.

Mì tôm là món ăn liền hấp dẫn được nhiều người yêu thích

Bầu ăn mì tôm được không?

Chắc hẳn không ít người thích ăn mì tôm hay mì ăn liền bởi tính tiện lợi cũng như nhiều hương vị hấp dẫn của món ăn này, đặc biệt là với nhiều mẹ bầu thường xuyên thèm ăn.

Mặc dù mì ăn tôm giúp bạn thỏa mãn cơn thèm một cách nhanh chóng nhưng đây cũng là món ăn ít dinh dưỡng. Mì tôm thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu, cũng nghèo đạm và chất xơ mà bạn cần khi mang thai. Vì vậy, đây sẽ không phải là loại thực phẩm tốt như những món ăn tươi sống khác và không thể dùng thay thế bữa chính được. Vậy, bạn chắc hẳn đã không còn băn khoăn bầu ăn mì tôm được không rồi đúng không?

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách để kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai của mình, cố gắng tập trung nạp nhiều trái cây và rau củ, những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai nhiều hơn.

Mặc dù mì ăn tôm là món ăn tiện lợi nhưng đây cũng là món ăn ít dinh dưỡng

Một số thành phần của mì tôm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu

Mì tôm là món ăn liền, dễ chế biến được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo không nên tiêu thụ quá nhiều mì tôm vì không tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những thành phần xấu trong mì tôm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu sau đây.

Bột mì tinh chế

Thông thường, tinh chế là chỉ những thực phẩm được loại bỏ các tạp chất để được hỗn hợp tinh khiết. Nghe thì có vẻ tốt, tuy nhiên, trong quá trình này các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị loại bỏ theo. Vì vậy, thành phần chính của mì tôm là bột mì tinh chế nên khi ăn bạn chỉ có cảm giác no chứ nó không hề mang lại lợi ích gì.

Chất bảo quản

Hầu hết mì ăn liền hiện nay đều có chứa chất bảo quản, thực phẩm tổng hợp hoặc hương liệu,… Điều này nhằm để bảo quản thực phẩm có thể sử dụng lâu dài và giúp hỗ trợ hương vị hấp dẫn hơn. Tuy vậy, lại cực kỳ có hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

MSG – Bột ngọt (Mì chính)

MSG là một thành phần có trong nhiều thực phẩm và nó có thể gia tăng vị ngon cho thức ăn. Bột ngọt còn giúp gia tăng hạn sử dụng cho những loại thực phẩm dễ hư hỏng và mì tôm là một trong những món ăn đó. Mặc dù một lượng nhỏ bột ngọt có thể sẽ được cơ thể đào thải, tuy nhiên nếu mẹ bầu nạp quá nhiều, điều đó có thể gây hại cho cơ thể mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu khi ăn mì tôm nhất thiết phải chú ý đến thành phần này.

Mẹ bầu nạp quá nhiều bột ngọt có thể gây hại cho cơ thể mẹ và thai nhi

Muối

Muối là một gia vị thường gặp và chắc hẳn bất kỳ ai cũng sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Nếu một món ăn mà không có muối thì rất tẻ nhạt, tuy vậy, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Được biết, trong 100g mì tôm thì có tới 2.5g muối. Điều này có khả năng gây ra tình trạng cao huyết áp thai kỳ.

Chất béo chuyển hóa

Tất cả chất béo trong mì ăn liền đều là chất béo chuyển hóa. Vì vậy, khi đi vào cơ thể với số lượng lớn, hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, điều này thực sự không có lợi cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé sau này.

Thành phần TBHQ trong mì tôm

TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) là một chất độc, một dẫn xuất tổng hợp từ dầu mỏ, được sử dụng để làm chất bảo quản trong một vài nhãn hiệu mì tôm. Chất hóa học này được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sơn dầu, mỹ phẩm và thuốc trừ sâu. Mặc dù chất này có vẻ an toàn khi dùng một lượng nhỏ vừa phải, nhưng bà bầu ăn mì tôm lâu dài cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Xem thêm: Bà bầu kiêng ăn gì? Tránh xa 10 loại thực phẩm tối kỵ sau

Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe mẹ bầu

Tăng huyết áp

Mì tôm có hàm lượng muối rất cao, việc tích muối cao lâu ngày sẽ gây áp lực lên thành mạch, làm tăng sức cản ngoại vi và gây ra chứng cao huyết áp ở bà bầu. Phụ nữ mang thai còn có thể bị tiền sản giật do cao huyết áp dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Mẹ bầu ăn nhiều mì tôm có nguy cơ tăng huyết áp

Tăng nguy cơ loãng xương

Mì tôm không có Canxi trong thành phần tuy nhiên lại chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản, phẩm màu và Phosphate để cải thiện mùi vị. Mặc dù Phosphate khiến thai phụ cảm thấy ngon miệng khi ăn nhưng lại gây ra tình trạng loãng xương và ngăn cản việc hấp thụ Canxi từ các loại thực phẩm khác. Chất này còn tác động đến sự hình thành và phát triển răng của em bé sau khi sinh ra.

Xem thêm: ​​Mì tôm bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì tôm có béo không?

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Bà bầu ăn mì tôm được không? Mang thai khiến nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Bà bầu ăn mì gói nhiều sẽ khiến cho tình trạng táo bón kéo dài bởi hàm lượng chất xơ trong mì ăn liền rất ít. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khi phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa mì tôm.

Ảnh hưởng xấu đến nồng độ Cholesterol

Ước tính trong 100 gam mì tôm có chứa 19,5 mg chất béo, vì vậy nếu mẹ bầu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng Cholesterol trong máu. Chất béo sẽ tích tụ lại gây thu hẹp, xơ cứng động mạch dẫn đến tình trạng máu gặp khó khăn khi lưu thông lên não, tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ.

Kết luận: Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không. Ngoài ra, để hạn chế việc ăn mì tôm trong khi mang thai, mẹ nên tìm đến các món ăn vặt cho bà bầu lành mạnh. Điều này có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn và có thể thỏa mãn tình trạng thèm ăn của bạn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
  • Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
  • Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
  • Bầu ăn rau dền được không? Một số lưu ý khi ăn rau dền

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *