Bí đỏ, còn được gọi là bí ngô ở một số nơi, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bí đỏ thường được sử dụng trong các món canh và hầm trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, bí đỏ ăn sống được không? Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.
Các chất dinh dưỡng có trong bí đỏ
Bí đỏ là một trong số các loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong bí đỏ, chúng ta có thể tìm thấy sắt, kẽm, phốt pho, kali, protein thực vật, axit béo linoleic cùng với các loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, và B9.
Cụ thể, trong 100g quả bí đỏ tươi, chúng cung cấp khoảng:
- Chất béo: 0,1g;
- Carbs: 7g;
- Natri: 1mg;
- Chất xơ: 0,5g;
- Đường: 2,8g;
- Chất đạm: 1g;
- Vitamin C: 9mg;
- Vitamin B6: 0,1mg;
- Sắt: 0,8mg;
- Calci: 21mg;
- Năng lượng 26kcal;
- Và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.
Giải đáp thắc mắc bí đỏ ăn sống được không?
Như đã đề cập ở trên, bí đỏ cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những dưỡng chất này đều có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe như hỗ trợ cho xương, mắt, não bộ và có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, bí đỏ là loại thực phẩm đa năng mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Ngoài ra, bí đỏ cũng chứa rất ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri, giúp cân bằng axit amin và chống ung thư ruột già.
Vậy nên đối với câu hỏi bí đỏ ăn sống được không thì câu trả lời là có. Thông thường, ngoài sử dụng bí đỏ để nấu canh, hầm, hấp bạn có thể ăn sống bí đỏ với các món salad hoặc dùng làm nước ép hoặc kết hợp với sữa. Điều này rất tốt cho sức khỏe và làn da của bạn.
Bật mí tác dụng tuyệt vời khi ăn bí đỏ sống
Liệu pháp chống trầm cảm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đỏ chứa thành phần dinh dưỡng L-tryptophan, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe. Điều này có thể giúp loại bỏ chứng trầm cảm, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Đối với trường hợp sỏi thận nhẹ, người bệnh có thể uống một ly nước ép bí đỏ mỗi ngày cho đến khi sỏi tan. Nước ép bí đỏ có khả năng loại bỏ độc tố, giúp làm sạch gan và duy trì sức khỏe.
Làm đẹp da: Bí đỏ chứa nhiều vitamin như A, B, C, E, có tác dụng tích cực đối với làn da. Các vitamin này giúp da khỏe mạnh, mềm mịn hơn, đồng thời cung cấp dưỡng chất làm trắng da và làm mờ các vết thâm một cách an toàn và hiệu quả.
Giảm huyết áp và tăng cường tim mạch: Dầu từ hạt bí đỏ chứa nhiều phytoestrogen và phytosterol, là axit béo thực vật, có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Cụ thể giúp ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp và giảm mức cholesterol xấu trong máu, từ đó tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.
Một số sai lầm khi ăn bí đỏ bạn cần tránh
Ăn bí đỏ liên tục
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa mỗi tuần. Nguyên nhân là do bí đỏ chứa một lượng lớn tiền chất của vitamin A. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều, chất này không tiêu hóa kịp sẽ tích tụ trong gan và dưới da. Điều này có thể khiến các vùng như đỉnh mũi, lòng bàn tay và bàn chân có màu vàng.
Ăn bí đỏ đã già và để lâu
Bí đỏ có hàm lượng đường cao, đồng thời, khi được lưu trữ trong thời gian dài, bên trong bí đỏ có thể xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí, lên men và biến chất, gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ.
Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa
Một điều cần lưu ý nữa đó là những người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn bí đỏ, vì nó chứa hàm lượng chất xơ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh của họ.
Sau khi đọc bài viết trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về việc bí đỏ ăn sống được không và cách sử dụng một cách đúng đắn. Mặc dù bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, nhưng thật sự bạn không nên ăn quá nhiều bí đỏ và đặc biệt không nên tiêu thụ bí đỏ đã được lưu trữ lâu ngày, vì điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp