Mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải thủy sản được thể hiện qua 4 yếu tố:
- BOD5 là nhu cầu oxy sinh hóa năm ngày
- COD là nhu cầu oxy hóa học
- TSS là tổng chất rắn lơ lửng
- FOG là chất béo, dầu và mỡ.
Một nghiên cứu cho thấy nước thải từ sản xuất cá đáy có BOD5 200 – 1000 mg/L, COD 400 – 2000 mg/L, TSS 100 – 800 mg/L và FOG 40 – 300 mg/L. Nước thải từ sản xuất bột cá có BOD5 là 100 – 24.000 mg/L, COD 150 – 42.000 mg/L, TSS 70 – 20.000 mg/L và FOG là 20 – 5000 mg/L còn cá ngừ có BOD5 là 700 mg/L, COD là 1600 mg/L.
Nước thải thủy sản đôi khi có chứa nồng độ clorua cao từ nước chế biến và dung dịch nước muối, và nitơ hữu cơ lên đến 300 mg/L.
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa trong nước thải thủy sản
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) ước tính mức độ ô nhiễm bằng cách đo oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ của vi sinh vật chuyển hóa hiếu khí. Trong nước thải chế biến hải sản, nhu cầu oxy này bắt nguồn chủ yếu từ hai nguồn. Một là các hợp chất carbonate được sử dụng làm chất nền bởi các vi sinh vật hiếu khí; nguồn khác là các hợp chất chứa nitơ thường có trong các chất thải chế biến hải sản, như protein, peptide và các amin dễ bay hơi. Các xét nghiệm BOD tiêu chuẩn được tiến hành trong thời gian ủ 5 ngày để xác định nồng độ BOD5.
BOD5 trong nước thải thủy sản có thể rất cao. Dữ liệu cho thấy từ một đến 72,5 kg BOD5 được tạo ra trên mỗi tấn sản phẩm. Quy trình phi lê cá trắng thường tạo ra 12,5 – 37,5 kg BOD5 trên mỗi tấn sản phẩm. BOD được tạo ra chủ yếu từ quá trình giết mổ và làm sạch nói chung. Còn nitơ có nguồn gốc chủ yếu từ máu trong dòng nước thải.
COD: Nhu cầu oxy hóa học
bể lắng một hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Một cách khác để đo hàm lượng hữu cơ của nước thải là nhu cầu oxy hóa học (COD), một thông số ô nhiễm quan trọng trong ngành thủy sản. Phương pháp này thuận tiện hơn BOD5 vì chỉ cần khoảng 3 giờ để xác định so với 5 ngày để xác định BOD5. Phân tích COD bằng phương pháp dichromate thường được sử dụng để kiểm soát và liên tục giám sát các hệ thống xử lý nước thải thủy sản.
Do số lượng các hợp chất có thể bị oxy hóa hóa học nhiều hơn các hợp chất có thể bị phân hủy về mặt sinh học, COD của nước thải thường cao hơn BOD5. Do đó, có mối tương quan giữa BOD5 và COD nên từ phân tích COD, ta có thể ước tính BOD5 của nước thải.
Tùy thuộc vào các loại chế biến hải sản, COD của nước thải có thể dao động từ 150 đến khoảng 42.000 mg/L. Một nghiên cứu đã kiểm tra một nhà máy chế biến cá ngừ và sản phẩm phụ trong năm ngày và quan sát thấy rằng COD trung bình hàng ngày dao động từ 1300 – 3250 mg/L.
TOC: Tổng lượng cacbon hữu cơ
Một cách khác để ước tính hàm lượng hữu cơ là phương pháp tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC), dựa trên sự đốt cháy chất hữu cơ thành carbon dioxide và nước trong máy phân tích TOC. Sau khi tách nước, khí đốt được đưa qua máy phân tích hồng ngoại và phản ứng được ghi lại. Máy phân tích TOC đang được chấp nhận trong một số ứng dụng cụ thể vì thử nghiệm có thể được hoàn thành trong vài phút, với điều kiện là có sự tương quan với BOD5 hoặc COD. Một lợi thế nữa của thử nghiệm TOC là máy phân tích có thể được gắn trong nhà máy để kiểm soát quy trình trực tuyến. Do chi phí thiết bị tương đối cao, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi.
FOG: Chất béo, dầu và mỡ
Bể aerotank một nhà máy chế biến thủy sản bị nổi bọt do dầu mỡ
Chất béo, dầu và mỡ (FOG) là một thông số quan trọng khác của nước thải thủy sản.FOG của nước thải chế biến hải sản thay đổi từ 0 đến khoảng 17.000 mg / L, tùy thuộc vào hải sản được chế biến và hoạt động được thực hiện.
Nên loại bỏ FOG khỏi nước thải thủy sản vì nó thường nổi trên bề mặt nước và ảnh hưởng đến việc truyền oxy vào nước và làm mất thẩm mỹ. FOG cũng có thể bám vào ống dẫn nước thải và giảm công suất của chúng trong thời gian dài. Ngoài ra, FOG nhiều làm ức chế vi sinh sinh sôi và họat động, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.
Bằng cách bổ sung đều đặn vi sinh xử lý dầu mỡ GTT, dầu mỡ được hóa lỏng và xử lý để đảm bảo quy trình xử lý nước thải thủy sản vận hành trơn tru hơn.
Xem thêm:
5 giai đoạn vi khuẩn tồn tại trong bể hiếu khí 5 thiên tài xử lý chất thải