Lướt một lượt trang mạng xã hội và bạn bắt đầu cảm thấy rối não khi không hiểu Bruh, dảk dảk, bủh bủh, lmao là gì mà được dùng nhiều thế. Sau nhiều lần theo dõi thì bạn vẫn chả tài nào hiểu nỗi ý nghĩa của chúng. Nhiều người cũng đoán được một ít dựa vào ngữ cảnh tuy nhiên vẫn chưa thật sự rõ ràng. Vậy hãy cùng Vua Nệm giải ngố ngay nhé!
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Bruh, bủh bủh
Bruh là cách đọc khác của từ bro, các từ này trong tiếng Anh đều là biến thể của brother. Nếu hiểu theo nghĩa phổ thông nhất thì brother là anh hoặc em trai ruột thịt. Ngày nay, từ này cũng được dùng để chỉ những người anh em chơi thân với nhau, những tri kỷ dù không có cùng huyết thống nhưng lại dễ dàng tâm sự mọi điều.
Mặt khác, Bruh còn được những người nói tiếng Anh dùng để miêu tả âm thanh của sự chán nản. Trong trường hợp bạn thấy ai đó đang thực hiện hành động ngốc nghếch và cảm thấy bất lực, từ này cũng sẽ được sử dụng. Vậy, nếu bạn nghe một người nói từ Bruh, thì rất có thể nó mang nghĩa “Thiệt luôn đó hả” hoặc “Chán chả buồn nói”.
Nếu bạn là người thường xuyên lướt mạng xã hội, cụ thể là Facebook, bạn sẽ không còn quá xa lạ với những meme tự chế đầy hài hước. Vào năm 2013, từ Bruh đã được lan truyền một cách chóng mặt trên mạng xã hội nhờ meme miêu tả sự chán nản của vận động viên bóng rổ John Wall sau khi thua trận đấu. Từ đó về sau, chính sự bùng nổ truyền thông mà meme này trở thành trend và Bruh được công nhận là một từ mới trong Urban Dictionary.
Khi người Việt sử dụng từ Bruh, do kiểu gõ tiếng Việt Telex nên thường xuyên đánh nhầm thứ tự của 2 chữ cái r và u. Đó chính là cách mà bủh bủh ra đời và được sử dụng để chế giễu những người hay thể hiện bản thân giỏi tiếng Anh nhưng sai chính tả.
Bên cạnh đó, Bruh còn được áp dụng trong một số tình huống sau:
- Bruh moment ý nói về khoảng thời gian mà ai đó có tâm trạng cực kỳ hỗn loạn do phải chứng kiến hoặc làm việc chung với những người quá ngu ngốc.
- Bruh girl dùng để miêu tả hay gọi những bạn gái có tính cách mạnh mẽ và style ăn mặc phóng khoáng, không chăm chút vẻ bề ngoài cho lắm.
2. Ý nghĩa và nguồn gốc của Dark hay Dảk Dảk
Trong từ điển phổ thông, Dark là từ tiếng Anh được dùng để miêu tả sự đau buồn, tang thương và tiêu cực. Đây là ngôn ngữ không mấy may mắn và chỉ xuất hiện trong những tình huống tồi tệ. Tuy nhiên, sau khi từ này xuất hiện dày đặc trong một số meme thì lại mang đến ý nghĩa trào phúng. Thật lạ lùng là trong những trường hợp này thì từ dark lại khiến người ta buồn cười.
Dark meme thường sẽ mang nghĩa là đen tối và được dùng để chỉ tâm trí ai đó. Mọi người sẽ sử dụng Dark meme để bàn về vấn đề tình dục, giới tính,… Tất nhiên, đây chỉ là những hành động đùa giỡn, thư giãn chứ không quá nghiêm trọng. Vì trong từ dark có chữ r nên nếu viết nhầm theo bộ gõ Telex sẽ tạo ra từ Dảk. Hiện nay, dường như các bạn trẻ GenZ tại Việt Nam mặc định dùng từ Dảk thay cho Dark khi nói đùa.
3. Ý nghĩa và nguồn gốc của Lmao
Lmao được viết tắt từ cụm “Laughing My Ass Off”, nếu hiểu theo nghĩa đen là cười tuột cả mông. Nhưng nếu hiểu một cách lịch sự hơn thì Lmao là cách để ai đó biểu hiện họ đang vô cùng buồn cười về vấn đề đang trải qua. Lmao trong tiếng Anh là một từ lóng và được người Mỹ sử dụng vô cùng phổ biến.
Trên mạng xã hội, Lmao thường xuyên xuất hiện trong các meme cùng hình ảnh cười nghiêng ngả, cười lăn cười bò của một nhân vật nào đó. Với kiểu cười này thì giới trẻ ngày nay thường sử dụng để châm biếm ai đó và thật sự ý nghĩa đằng sau hành động này khiến cuộc trò chuyện mất vui.
4. Một số những từ ngữ GenZ khác bạn cần thuộc lòng
4.1. Lemỏn
Trong tiếng Anh, từ lemon có nghĩa là quả chanh. Trong tiếng Việt, chanh nếu thêm dấu hỏi sẽ thành chảnh. Với sự sáng tạo và liên tưởng, giới trẻ Việt Nam đã sử dụng từ lemỏn để chỉ những người hay con vật có thái độ kiêu kỳ, hống hách và không xem ai ra gì.
4.2. Chằm Zn
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng khiến người mắc phải lúc nào cũng cảm thấy bi quan và muốn kết thúc cuộc sống. Ở Việt Nam, tùy từng vùng miền sẽ phát âm từ trầm cảm khác nhau, ấn tượng nhất là chầm kẽm. Bằng sự quan sát và nhạy bén, giới trẻ đã nhanh chóng sáng tạo ra từ chằm Zn (vì Zn là kẽm trong hóa học).
4.3. Trmúa hmề
Mới nhìn thấy từ Trmúa hmề, chắc chắn sẽ có rất nhiều người nghĩ đây là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số nào đó. Tuy nhiên, đây chỉ là một biến thể của từ chúa hề, thường được dùng để chỉ đến những người vô cùng nhạt nhẽo nhưng lại thích làm trò hài hước. Người xung quanh buồn cười vì chính sự nhạt nhẽo này. Khi ai đó dùng từ này để nói về bạn, hãy nhanh trí nhớ rằng học đang trêu chọc chứ không phải khen bạn đâu nhé!
4.4. Khum
Mặc dù bạn đang tối cổ và không hề am hiểu nhiều về genZ thì cũng có thể hiểu được ý nghĩa của từ khum. Khum là một cách viết trẻ trung hơn của từ không và được dùng để bày tỏ sự đáng yêu. Cách sử dụng ngôn ngữ như thế này đôi lúc rất có lợi trong việc tạo thiện cảm với người đối diện. Đó cũng là cách bạn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lần đầu tiên giao tiếp với người lạ.
4.5. Xu cà na
Độ viral của cụm từ xu cà na đã giúp nó dần trở thành ngôn ngữ phổ biến và được rất nhiều người sử dụng, trong đó có cả người lớn tuổi. Có những lúc xu cà na được dùng không đúng ngữ cảnh lắm nhưng vì nó hay nên vẫn xuất hiện trong các cuộc đối thoại. Trên thực tế, ý nghĩa chính xác của cụm từ này được gen Z giải thích là xui xẻo.
4.6. Mlem mlem
Bạn đã từng gặp trường hợp đăng một bức ảnh xinh đẹp với trang phục mát mẻ lên mạng xã hội rồi được ai đó khen mlem mlem hay chưa? Từ này thường được gen Z sử dụng để diễn tả sự ngon mắt. Tất nhiên, ngon ở đây không phải nói về thức ăn, mà là nói về cơ thể với 3 vòng chuẩn chỉnh của một người.
4.7. Gét Gô
Dù bạn là người thành thạo tiếng Anh hay chỉ nắm được kiến thức cơ bản, bạn chắc chắn hiểu và biết nghĩa của câu “Let’s go!”. Đây giống như một câu dùng để rủ rê ai đó hoặc lên dây cót tinh thần cho mọi người bắt đầu di chuyển.
Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội Việt Nam lại xuất hiện từ Gét Gô. Thực tế thì cụm này vẫn mang nghĩa là đi thôi nào nhưng vì phát âm ngọng nên âm l đã thành âm g. Tuy mắc lỗi phát âm nghiêm trọng nhưng từ ngữ này được rất nhiều sử dụng vì mang lại sự hài hước.
4.8. Ô dề
Trong tiếng Anh, khi muốn diễn tả một chuyện gì đó vượt quá mức chịu đựng hoặc ngưỡng cho phép, người ta sẽ dùng từ over. Còn ở Việt Nam, từ này đã được phát âm theo một cách rất địa phương, đó là Ô dề. Câu nói khiến từ này viral chính là “Làm sơ sơ thôi. Làm quá nó lố lăng. Làm quá nó ô dề.”
>> Xem thêm:
- Meme cheems là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của meme Cheems
- POV là gì? POV là viết tắt của từ gì? Tìm hiểu ý nghĩa của POV
Ngôn ngữ sẽ thay đổi theo từng thời kỳ là điều tất nhiên và chúng ta không thể ngăn cản. Cách tốt nhất có thể sống hòa hợp với sự thay đổi này chính là thích nghi và học cách sử dụng từ ngữ mới. Hy vọng rằng bài viết trên của Vua Nệm đã giúp nhiều người được giải ngố.