Các loài nhện phổ biến ở Việt Nam bao gồm cả những loài có độc và những loài không có độc. Nhằm giúp các bạn nhận biết những loài nhện có độc để tránh những rủi ro không đáng có, chúng tôi đã tổng hợp tất cả các loài nhện thường gặp ở nước ta. Hãy cùng nhau theo dõi và phân biệt được chúng để đảm bảo cho sức khỏe của bạn và người thân nhé.
Nhện nhà
Đây là loài nhện thường xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam. Các cá thể nhện đực có kích thước khoảng 4mm, các cá thể nhện cái có kích thước từ 5-8mm. Chúng sở hữu mắt có thấu kính và có tổng cộng là 8 mắt. Thân của chúng thường có màu nâu hoặc xám cùng với những đường phân đoạn đậm nằm dọc theo cơ thể. Cơ thể của nhện nhà được chia thành 02 phần bao gồm bụng và ngực trước. Loài nhện này không có cánh giống như các loài bọ ve, bọ cạp.
Nhện nhà có tập tính là thường xâm nhập vào nhà thông qua các kẽ hở trên tường. Chúng có thói quen sống ở những khu vực tối tăm, không khí bị mốc và những khu vực lộn xộn, ít khi được sử dụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể sống ở những khe hở dưới cửa, vết nứt trong nhà. Chúng thường chạy vào nhà khi chúng ta mở cửa.
Nhện chân dài
Nhện chân dài được xếp là một trong những loài nhện có thể dễ dàng bắt gặp nhất ở Việt Nam. Chúng có hình dàng từ 3-10mm đối với các cá thể nhện chân dài trưởng thành. Mặt trên của nhện chân dài có những hoa văn màu xám hoặc nâu nhạt. Mặt dưới của nhện chân dài thường có màu kem.
Khác với các loài nhện phổ biến khác, nhện chân dài chỉ sinh sản một mẻ trứng duy nhất trong một năm. Con cái sẽ đẻ trứng ở trong khu vực đất ẩm và bảo vệ trứng cho đến khi chúng nở thành những cá thể nhện chân dài mới.
Nhện chân dài thường có tập tính tìm thức ăn ở trên mặt đất hoặc thân cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài vật chân khớp thân mềm như: rệp cây, ấu trùng bọ, sâu bướm và sên nhỏ.
Nhện túi vàng
Nhện túi vàng trưởng thành thông thường sẽ có chiều dài từ 6.5mm đến 9.5mm. Chúng có tám mắt màu sẫm xếp thành hai hàng ngang bằng nhau giúp tăng khả năng nhận biết môi trường xung quanh và đặc biệt là phân biệt kẻ thù. Nhện túi vàng có 4 đôi chân, đặc biệt là đôi đầu tiên dài hơn đôi thứ tư. Cơ thể của nhện túi vàng có màu xanh xám, bụng có thể màu vàng hoặc màu be có sọc tối chạy dọc theo cơ thể.
Nhện túi vàng cái có khả năng sinh sản vài lứa trứng trong suốt cuộc đời của nó. Mỗi lần sinh sản, nhện túi vàng có thể đẻ khoảng 5 túi trứng, mỗi túi có từ 30 – 48 trứng. Theo số liệu thống kê, khoảng 30% con đực trưởng thành sẽ bị con cái ăn sau thịt sau khi giao phối.
Thức ăn chính của loài nhện này là các loài côn trùng nhỏ. Loài nhện túi vàng này xây ống hoặc túi tơ thay vì mạng nhện như các loài nhện phổ biến khác. Các túi tơ này sẽ bảo vệ chúng và dùng làm nơi ẩn dật vào ban ngày. Chúng thường xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ăn và cúng sẽ thường chủ động rơi xuống sàn để tìm sự che chở khi bị quấy rầy.
Nhện sói
Các cá thể nhện sói cái trưởng thành dài khoảng 8mm, cá thể nhện sói đực có kích thước khoảng 6mm. Màu sắc của chúng đa phần có màu nâu đến xám. Nhện sói có tập tính thích sống trong hang cạn, có lối vào mở, trong rong rêu hoặc chất thối rữa. Chúng có thói quen tìm kiếm thức ăn vào ban đêm và lẩn trốn vào ban ngày.
Nhện sói mẹ thường mang các túi trứng quanh mình dính với cơ quan nhả tơ dưới bụng để bảo vệ. Nhện con leo lên lưng mẹ để sống trong vài tuần đầu tiên sau khi nở.
Xem thêm: Dịch vụ diệt nhện
Nhện góa phụ đen
Nhện góa phụ đen cái có thể to gấp 2 – 3 lần con đực. Nhện cái sẽ ăn thịt con đực sau khi giao phối. Nọc độc của nhện góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, có thể mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông.
Nhện Tarantula
Nhện Tarantula trưởng thành có chân lớn hơn so với các loài nhện phổ biến khác. Chân của chúng có nhiều lông màu đen hay nâu. Chúng thường sống ở trong đất khô, đất dễ rút nước. Và có thói quen đào hang kết hợp với đan mạng nhện.
Mùa giao phối của loài nhện này là vào mùa thu. Mỗi con cái đẻ 500 – 1000 trứng vào kén tơ. Con con của chúng sẽ rời khỏi hang sau 2 đến 3 tuần. Thời gian ấp con con là từ 6 đến 9 tuần. Và tuổi thọ của chúng lên đến từ 25 – 40 năm.
Trên đây là một số thông tin về các loài nhện phổ biến ở Việt Nam. Mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nếu còn gặp bất cứ rắc rối nào về côn trùng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.
CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM ( VPC )
Văn Phòng TP Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội .
Văn Phòng Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower , 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng TP.HCM : Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza,561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tổng Đài: 1900 3447
Hotline: 0907 568 123
Email: VPC@kiemsoatcontrung.com.vn
Website: Kiemsoatcontrung.com.vn