Nhai 1 bên bị lệch mặt là tình trạng tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi giới tính nào, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt. Vậy nhai 1 bên bị lệch mặt điều trị như thế nào?
I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhai một bên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhai 1 bên hàm, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
1. Thói quen xấu
Trong giai đoạn bắt đầu tập ăn nhai, bé thường có thói quen đẩy thức ăn về một bên của miệng để nhai. Nếu bố mẹ không chú ý hướng dẫn con sớm từ bỏ sẽ khiến việc ăn nhai 1 bên trở thành thói quen, lâu ngày làm cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi.
2. Thiếu khuyết răng
Nếu chẳng may 1 bên hàm bị mất răng sẽ hình thành khoảng trống làm lực nhai suy giảm, nhiều trường hợp vì chỉ còn ít răng, không thể nghiền nát được thức ăn nên dùng bên hàm còn lại để nhai.
Tình trạng này nếu không được khắc phục, lâu dần sẽ khiến mặt bị lệch, mất cân xứng. Đặc biệt, việc mất răng lâu ngày còn khiến xương hàm bị tiêu đi với biểu hiện là nướu teo lại, da nhăn nheo, chảy xệ. Mặt khác, thiếu khuyết răng còn làm tăng nguy cơ xô lệch răng nguyên hàm, ảnh hưởng đến khớp cắn.
3. Răng mắc bệnh lý
Trường hợp răng mắc bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Lúc này, người bệnh sẽ chuyển sang nhai bên hàm còn lại để giảm cảm giác đau nhức.
II. Hậu quả của việc ăn nhai một bên
Ăn nhai 1 bên hàm là thói quen xấu, nếu điều này xảy ra liên tục trong thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
1. Nhai 1 bên làm lệch mặt
Khi cả hai bên hàm của chúng ta cùng hoạt động ăn nhai không chỉ giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh mà còn đảm bảo cơ hàm và răng phát triển đồng đều, bình thường.
Do đó, với những người có thói quen nhai lệch, cơ hàm chỉ phát triển ở một bên và bên còn lại do ít được vận động mà co lại, dẫn đến tình trạng gương mặt bị mất cân đối, thậm chí trong nhiều trường hợp người bệnh còn bị lệch cả sống mũi.
2. Hệ thống tiêu hóa bị suy yếu
Việc ăn nhai 1 bên hàm rất khó có thể nghiền nhuyễn thức ăn trước khi xuống dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột, dạ dày.
3. Răng mài mòn gấp đôi
Những chiếc răng ở bên nhai nhiều chịu áp lực rất lớn, cường độ làm việc nhiều hơn nên mức độ mài mòn sẽ gấp đôi bình thường. Đặc biệt còn dễ tích tụ cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
4. Rối loạn khớp thái dương hàm
Nhai 1 bên hàm quá lâu khiến khớp thái dương hàm mòn dần, không đều ở 2 bên. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ làm rối loạn khớp thái dương hàm với các triệu chứng như phát ra tiếng kêu cụp cụp khi há miệng, nói chuyện hoặc ăn nhai.
Trường hợp nặng còn không thể đóng mở miệng một cách bình thường, đau nhức ở hàm, tai, đau đầu, thậm chí là đau vùng vai gáy.
III. Phương pháp chữa lệch mặt tại nhà
Nếu tình trạng lệch mặt của bạn không quá nghiêm trọng, chỉ mất cân xứng rất nhẹ, có thể áp dụng 1 số biện pháp cũng như bài tập đơn giản tại nhà để cải thiện:
1. Loại bỏ thói quen xấu
Trường hợp đang nhai 1 bên thì bạn cần dừng ngay thói quen này và dần thay đổi bằng cách nhai đều ở hai bên hàm. Nếu không tình trạng lệch mặt sẽ ngày càng trở nên tồi tệ.
Tư thế nằm ngủ cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị lệch 1 bên hàm. Ví dụ như mặt bạn bị lệch bên trái thì cải thiện bằng cách nằm nghiêng về bên trái giúp mặt trái dần dần thu gọn lại.
Đến khi gương mặt đạt được sự cân đối thì nên nằm ngửa để giữ trạng thái cân bằng. Đồng thời, cách nằm này còn giảm áp lực lên nội tạng trong cơ thể.
2. Massage mặt
Những bài tập massage mặt không chỉ cải thiện được cơ mặt mà còn giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, da dẻ hồng hào, căng mịn.
Dùng tay massage từ dưới cằm đi lên và hướng từ trong ra ngoài. Phương pháp này cần kiên trì luyện tập mỗi ngày mới mang lại sự cân xứng trên gương mặt.
3. Tập mewing
Phương pháp này giúp khắc phục nhiều vấn đề phức tạp về sự mất cân bằng cơ trên gương mặt, trong đó có tình trạng nhai 1 bên bị lệch mặt. Mewing cải thiện gương mặt theo hướng tích cực nhờ luyện tập đặt lưỡi đúng vị trí.
Trước tiên, để cho hai môi khép lại từ từ. Sau đó kéo hàm dưới về phía sau sao cho răng hàm dưới luôn nằm ở vị trí sau răng hàm trên.
Tiếp theo, đưa lưỡi đặt ở vòm miệng phía trên sao cho đầu lưỡi đặt ở vị trí phần nướu sau của răng cửa hàm trên. Chú ý không để lưỡi chạm vào răng.
Giữ tư thế lưỡi này trong vài phút và thực hiện hít thở đều bằng mũi. Và phải giữ cho khuôn mặt thẳng với ngực. Mỗi ngày dành khoảng 20 – 30 phút tập luyện sẽ giúp tình trạng lệch mặt được cải thiện đáng kể.
IV. Các phương pháp điều trị lệch mặt hiệu quả
Nếu trường hợp mặt bị lệch tương đối nhiều, việc cải thiện tại nhà rất khó có thể mang lại kết quả. Do đó, hãy đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám, xem xét đánh giá mức độ lệch mặt và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
1. Niềng răng chữa lệch mặt
Đây là một trong những phương pháp giúp chữa lệch mặt hiệu quả. Bằng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng, bác sĩ sẽ gắn chúng lên mặt răng và điều chỉnh lực kéo để dịch chuyển răng về đúng vị trí, mang lại khớp cắn chuẩn. Quá trình này đồng thời còn thay đổi xương hàm bị lệch ở mức độ nhẹ và vừa phải.
Phương pháp niềng răng cần mất ít nhất khoảng 18 – 30 tháng và trong suốt thời gian đeo niềng răng, bạn cần tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh lực siết dây cung phù hợp.
2. Phẫu thuật hàm
Nếu tình trạng khuôn mặt có sự mất đối xứng quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tác động đến hình dáng xương hàm. Tùy vào trường hợp cụ thể mà xương hàm có thể sẽ được gọt bỏ bớt hoặc thêm vào sao cho tổng thể gương mặt hài hòa nhất. Sau đó cố định lại bằng vít chuyên dụng.
Thời gian phẫu thuật hàm thường mất khoảng 2 – 3 giờ, song cũng có trường hợp kéo dài hơn do tình trạng lệch hàm nghiêm trọng. Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng để khôi phục hoàn toàn và thẩm mỹ tự nhiên hơn.
Nhai 1 bên bị lệch mặt có thể khắc phục bằng các phương pháp nha khoa kết hợp với những bài tập massage tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
- Răng hơi móm làm sao để khắc phục?
- Cách điều trị răng cửa có hình cánh buồm không cần niềng răng
- Răng nanh đẹp hay xấu