Cách bảo quản socola thực chất không hề khó. Bạn chỉ cần nắm được đặc điểm của socola để bảo quản cho đúng là đã giữ được thanh socola luôn thơm ngon, hấp dẫn rồi đấy. Hãy cùng tìm hiểu mẹo bảo quản socola ngay sau đây bạn nhé.
Khi bảo quản socola thường gặp hiện tượng gì?
Trước khi tìm hiểu cách bảo quản socola đúng cách bạn cũng cần biết hiện tượng gì xảy ra trong quá trình bảo quản socola để từ đó biết được liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo socola thường và socola đen bị hư hỏng, biến chất hay không. Dưới đây là một số hiện tượng thường thấy khi bảo quản socola bằng nhiều cách.
“Lại” đường và bơ
Hiện tượng này là một trong những hiện tượng thường gặp nhất trong quá trình bảo quản socola, thường thấy khi socola không được để ở nơi có nhiệt độ thích hợp. Khi thấy trên bề mặt cục socola xuất hiện một lớp màng mỏng màu xám hoặc có lớp dính dính giống siro, đây chính là hiện tượng “lại” đường và “lại” bơ.
Socola bị mất mùi vị
Một trong những hiện tượng thường xảy ra khi cách bảo quản socola không đúng là socola bị mất đi mùi vị ban đầu. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn để socola ở nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, socola để quá lâu trong tủ lạnh cũng gây nên hiện tượng này. Khi nhận thấy socola bị mất mùi vị bạn không nên ăn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đau bụng,…
Cục socola bị dính lại với nhau
Khi bạn nhận thấy những thanh hoặc cục socola bị dính lại và khó tách ra, đây là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ ở nơi bảo quản đang quá cao, làm cho socola tan chảy và dính vào nhau.
Socola trắng vón cục
Thành phần trong socola trắng chủ yếu là đường, sữa và protein nên khi bảo quản dưới nhiệt độ cao, cụ thể là cao hơn 45 độ C sẽ rất dễ bị vón cục mất thẩm mỹ. Đối với tình trạng socola như vậy bạn không nên ăn hoặc dùng chế biến vì có nguy cơ đau bụng, rối loạn tiêu hóa cao.
Socola khi ăn thấy lạo xạo
Nhiều người sau khi bảo quản socola một thời gian, lấy ra ăn thì cảm thấy không còn mềm tan như trước, ngược lại socola tạo cảm giác lạo xạo trong khoang miệng rất khó chịu. Đây chính là hiện tượng cho thấy socola đang được bảo quản trong môi trường quá ẩm thấp, độ ẩm cao làm cho tinh thể đường có trong socola bị kết tinh lại và tạo nên cảm giác lạo xạo khi ăn.
Kết cấu socola có nhiều lỗ nhỏ
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết cách bảo quản socola sai đó là kết cấu socola bị thay đổi, không còn đặc quánh nữa mà chuyển sang dạng rỗng, có nhiều lỗ nhỏ bên trong. Hiện tượng này khi bảo quản socola thường do khi đổ khuôn socola, người làm không đập khuôn để làm vỡ bóng khí dẫn đến kết cấu viên socola không được đẹp mắt như mong muốn.
Socola bị chảy nước
Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh quá nhanh chính là nguyên nhân làm socola bị tách nước, chảy nước. Hơn thế nữa điều này còn làm thanh socola dễ nứt vỡ hơn. Socola bị chảy nước nên bỏ đi, bạn không nên cố gắng ăn loại socola này vì có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu, đau bụng, chướng bụng,…
Hướng dẫn chi tiết cách bảo quản socola đúng
Bảo quản socola tưởng chừng là điều đơn giản nhưng rất nhiều người chưa biết cách bảo quản socola chính xác làm cho socola bị mất đi mùi vị thơm ngon, kết cấu đẹp mắt ban đầu. Để giữ socola luôn được ngon nhất bạn nên áp dụng một số cách bảo quản socola dưới đây.
Lưu ý nhiệt độ khi bảo quản socola
Cách bảo quản socola đúng cần phải đáp ứng được nhiệt độ mà socola cần, tránh tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến chất lượng của socola. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản thực phẩm này là từ 25 – 27 độ C và nên bảo quản không quá 12 – 18 tháng.
Ngoài ra, đối với một số loại socola có nhân là trái cây sấy hoặc các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,… bạn nên dùng hết trong vòng 5 – 7 ngày sau khi mở bao bì, không nên bảo quản quá lâu sẽ làm socola mất ngon, trái cây sấy bị chảy nước làm chảy socola.
Trường hợp với socola có nhân đặc biệt như nhân rượu hoặc nhân sữa đặc, caramel bạn nên để ở nhiệt độ phòng là tốt nhất. Thời hạn bảo quản những loại socola này là 1 – 3 tháng.
Cách bảo quản socola không lo chảy nước
Tủ lạnh là thiết bị tạo môi trường thích hợp nhất để bảo quản socola. Cách bảo quản socola trong ngăn mát tủ lạnh cũng là cách dễ thực hiện và có hiệu quả nhất bạn nên thử. Đối với loại socola còn nguyên vỏ bạn có thể để trong tủ lạnh đến thời hạn sử dụng của nhà sản xuất. Với những loại socola đã mở bao bì chỉ nên bảo quản tối đa trong ngăn mát tủ lạnh 1 – 2 tuần thôi bạn nhé.
Cách bảo quản socola cực hiệu quả không cần tủ lạnh
Ngoài tủ lạnh bạn vẫn có thể ứng dụng cách bảo quản socola này trong trường hợp muốn đem đi xa hoặc khi tủ lạnh đã hết chỗ để. Những nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiệt độ ổn định là thích hợp nhất để bảo quản socola. Bạn nên tránh để socola ở nơi gần lò vi sóng, lò nướng, bếp nấu ăn,… để tránh làm tan chảy socola.
Nếu socola đang dùng dở mà bạn muốn bảo quản để ăn dần, hãy bọc kín thanh socola bằng giấy bạc để tránh bụi bẩn, nhiệt độ và ánh sáng làm socola bị oxy hóa biến chất và mất đi vị ngon vốn có.
Lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi bảo quản socola
Ngoài việc quan tâm đến cách bảo quản socola đúng cách bạn cũng cần ghi nhớ những điều dưới đây để quá trình bảo quản socola diễn ra thuận lợi nhất, tránh trường hợp socola bị tan chảy, tách nước hoặc mất mùi vị.
- Nên đảm bảo nhiệt độ thích hợp để bảo quản socola là 25 – 27 độ C. Nếu bạn bảo quản socola trong tủ lạnh, hãy điều chỉnh ngăn mát để có nhiệt độ phù hợp.
- Tốt nhất nên để socola ở nơi có độ ẩm từ 50 – 60% để không làm socola bị “lại” đường và bơ.
- Nên gói kín thanh socola trước khi bảo quản, tránh thu hút kiến hoặc các loại côn trùng khác xâm nhập.
- Không nên đặt những thanh socola handmade ở nơi nặng mùi, thường xuyên có mùi lạ như gần bếp hoặc trong tủ lạnh để không làm mùi tự nhiên của socola bị lấn át.
- Bọc kĩ thanh socola và tránh làm thanh socola bị rạn nứt, để ở nơi có nhiệt độ ổn định để bảo quản nguyên vẹn thanh socola.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết cách bảo quản socola chính xác, chuẩn chỉnh để luôn giữ thanh socola thơm ngon, chất lượng như vừa mới mua. Đối với socola sữa bạn nên ăn hết càng sớm càng tốt vì khi để lâu sẽ làm socola mất ngon, không còn mùi vị thơm ngọt lúc đầu.
Xem thêm: Ăn socola lúc đói có sao không? Nên ăn socola lúc nào tốt nhất?