Yến mạch là ngũ cốc giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng để chế biến món ăn mặn và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Sữa yến mạch là một trong những món ngon được chế biến từ yến mạch. Vậy cách làm sữa yến mạch là gì? Mời bạn cùng Dạy Pha Chế Á Âu tham khảo để có ngay bí quyết nấu sữa thực vật thơm ngon, bồi bổ sức khỏe.
Sữa yến mạch dinh dưỡng và thơm ngon (Ảnh: Internet)
Trong những năm gần đây, bên cạnh sữa động vật, người ta cũng có xu hướng sử dụng các loại sữa thực vật để bổ sung dinh dưỡng. Sữa thực vật có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như: gạo lứt, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, đậu nành, mè đen, đậu phộng, yến mạch… Trong đó, sữa từ yến mạch có cách làm đơn giản và thương vị thơm ngon nên được nhiều gia đình lựa chọn tự nấu tại nhà. Trong sữa yến mạch chứa hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình.
Sữa Yến Mạch Là Gì?
Sữa yến mạch là một loại sữa thực vật có thể sử dụng cho người ăn chay hoặc thay thế cho các loại sữa động vật để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Sữa yến mạch được làm từ hai nguyên liệu chính là yến mạch và đường. Thành phần ngũ cốc sẽ mang đến cho bạn một loại thức uống ngon miệng, có thể sử dụng làm sữa yến mạch cho bé nhỏ, người già hoặc người mới khỏi bệnh.
Cách Làm Sữa Yến Mạch Giữ Trọn Dinh Dưỡng
Nguyên Liệu Làm Sữa Yến Mạch
Cách Làm Sữa Yến Mạch
Bước 1: Ngâm Yến Mạch
Yến mạch tùy vào sở thích bạn có thể chọn loại nguyên hạt hoặc loại cán dẹp đều được. Lưu ý nên chọn mua yến mạch của những thương hiệu nổi tiếng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng.
Ngâm yến mạch với nước cho nở mềm (Ảnh: Internet)
Cho yến mạch vào nồi, thêm nước lọc vào ngập gấp đôi lượng yến mạch, đậy nắp nồi và ngâm qua 4 tiếng. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm qua đêm để yến mạch nở đều, dễ chiết xuất hương vị hơn.
Bước 2: Xay Nhuyễn Yến Mạch Nấu Sữa
Yến mạch sau khi ngâm xong, bạn rửa với nước nhiều lần cho sạch rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước ngập mặt và xay nhuyễn nguyên liệu.
Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp đã xay nhuyễn ra, lọc qua túi vải để loại bỏ phần xác yến mạch. Phần xác yến mạch bạn có thể tận dụng để làm sinh tố, bánh nướng hoặc bánh mì cũng rất ngon.
Xay nhuyễn và lọc lấy sữa yến mạch (Ảnh: Internet)
Bước 3: Nấu Sữa Yến Mạch Dinh Dưỡng
Bạn cho sữa yến mạch vào nồi, đặt lên bếp nấu lửa vừa đến khi sữa sôi khoảng 3 phút thì bạn thêm đường vào, khuấy tan và tắt bếp.
Cách làm sữa yến mạch cho bé hay người lớn đều có thể dùng được. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp yến mạch với các nguyên liệu khác để tăng dinh dưỡng cho sữa. Ví dụ, bạn có thể biến tấu với cách làm sữa yến mạch hạt sen, sữa yến mạch hạt chia, sữa yến mạch mè đen, sữa yến mạch khoai lang. Các nguyên liệu trên chỉ cần ngâm mềm và xay nhuyễn cùng yến mạch là được. Riêng với hạt chia, bạn ngâm nước cho nở rồi cho vào thưởng thức cùng sữa yến mạch đã nấu xong nhé!
Sữa yến mạch rất thích hợp dùng cho trẻ em và người già (Ảnh: Internet)
Cách Bảo Quản Sữa Yến Mạch
Sữa yến mạch có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều ngon. Nếu muốn bảo quản sữa qua đêm, bạn để sữa nguội, cho vào chai thủy tinh, đậy kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa nhà làm không sử dụng hóa chất nên thời gian bảo quản ngắn, bạn nên sử dụng hết sữa trong vòng 3 ngày sau khi nấu để đảm bảo dinh dưỡng không bị hao hụt.
Lưu Ý Làm Sữa Yến Mạch
- Bạn có thể gia giảm lượng đường theo khẩu vị của mình. Bạn cũng có thể thay thế đường bằng mật ong sẽ tăng chất dinh dưỡng cho đồ uống.
- Nên bảo quản sữa trong bình thủy tinh, ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 – 6 độ C, không để xen lẫn với các loại thực phẩm khác sẽ dễ làm sữa bị ám mùi hoặc nhiễm khuẩn chéo.
Yến Mạch Có Tác Dụng Gì? Tại Sao Nên Dùng Sữa Yến Mạch
Theo các chuyên gia, trong sữa yến mạch chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây: năng lượng: 130 calo, chất béo: 2,5gr, protein: 4gr, carbohydrate: 24gr, đường: 19gr, natri: 115mg… Mỗi cốc sữa yến mạch còn cung cấp khoảng 35% lượng calcium và 10% chất sắt cơ thể cần mỗi ngày.
Yến mạch chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Tác dụng của sữa yến mạch rất phong phú, cụ thể:
Thay Thế Cho Lúa Mì
Nhiều em bé bị dị ứng lùa mì có thể sử dụng yến mạch thay thế để làm phong phú chế độ ăn và cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh.
Ngăn Ngừa Táo Bón
Yến mạch giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, giúp tăng cường chức năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột. Chất xơ cũng giúp loại bỏ chất thải còn tồn đọng trong hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và một số bệnh tiêu hóa khác.
Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong yến mạch chứa một loại đường beta-glucans. Loại đường này có tác dụng tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch, có chức năng phòng chống sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây hại cho cơ thể. Trẻ em và người già là hai đối tượng có hệ miễn dịch kém nên hãy thường xuyên uống sữa yến mạch.
Giảm Viêm Tiêu Sưng
Yến mạch chứa hợp chất avenanthramides. Đây là hợp chất có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng do nhiễm trùng và nhiều nguyên nhân khác…
Nên Dùng Loại Yến Mạch Nào Cho Bé
Trên thị trường hiện nay có các loại yến mạch khác nhau, cụ thể:
- Yến mạch nguyên hạt: loại yến mạch chưa trải qua công đoạn sơ chế nào nên giữ được 100% dinh dưỡng nhưng thời gian nấu chín khá lâu.
- Yến mạch cắt nhỏ: là yến mạch được cắt ra từ yến mạch nguyên hạt. Do được cắt nhỏ nên thời gian nấu nhanh hơn.
- Yến mạch cán: đây là yến mạch đã hấp chín, cán dẹp rồi cắt nhỏ, được sử dụng khá phổ biến và thời gian chế biến nhanh giúp tiết kiệm thời gian.
- Yến mạch ăn liền: yến mạch đã trải qua nhiều công đoạn chế biến, bạn chỉ cần thêm nước sôi vào là có thể sử dụng được.
- Bột yến mạch thô: loại yến mạch được xay thành bột từ yến mạch nguyên hạt, vừa giữ được dinh dưỡng vừa có thời gian nấu nhanh nên thích hợp sử dụng cho các bữa ăn của bé.
Nên lựa chọn yến mạch cắt nhỏ cho bé dùng (Ảnh: Internet)
Vậy nên dùng loại yến mạch nào cho bé nhà bạn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán, bột yến mạch là thích hợp sử dụng cho bé yêu. Trong đó, yến mạch cắt nhỏ được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vì nguyên liệu ngày chưa qua công đoạn chế biến và được cắt nhỏ nên vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tiết kiệm thời gian chế biến.
Một Số Món Ăn Từ Yến Mạch Khác
Ngoài sữa yến mạch, bạn có thể bổ sung vào thực đơn các món ăn khác từ yến mạch như: bánh yến mạch, súp yến mạch rau củ, cháo yến mạch tôm, cháo yến mạch trứng gà…
Bạn có thể làm món ăn khác từ yến mạch (Ảnh: Internet)
Cách bảo quản yến mạch như sau: bạn nên cho yến mạch chưa sử dụng vào túi ni lông hoặc hũ nhựa/thủy tinh có nắp, đậy kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát nhé!
Vậy là Dạy Pha Chế Á Âu đã hướng dẫn bạn cách làm sữa yến mạch thơm ngon và dinh dưỡng. Bạn hãy vận dụng công thức của chúng tôi và tự nấu sữa tại nhà để có ngay món đồ uống dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe cho cả nhà nhé! Tiếp theo, mời bạn tham khảo thêm cách làm detox dâu tây bổ sung vitamin C.