“Dọn dẹp” lông mu không đau, an toàn đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều người. Loại bỏ lông vùng kín sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin hơn trong sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục… Vậy đâu là cách tốt nhất để loại bỏ lông mu tại nhà mà không gây đau?
1. Lợi ích của việc loại bỏ lông mu
Lông mu là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, vì thế việc loại bỏ lông mu có thể đem lại những lợi ích sau đây:
- Ngăn ngừa sự trú ngụ của vi khuẩn: Lông mu sẽ là nơi lý tưởng để nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, nhất là vào mùa hè, ngày đèn đỏ, vệ sinh không đúng cách. Nếu không được xử lý, chị em phụ nữ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Một số dấu hiệu cho thấy sự tấn công của vi khuẩn vào vùng lông bikini như: ngứa rát, sưng đỏ,…
- Đem lại sự tự tin khi diện đồ bikini: Vi-ô-lông ở vùng nhạy cảm khiến nữ giới ái ngại trong việc mặc đồ bơi. Do đó, triệt lông vùng kín là điều cần thiết.
- Tăng hưng phấn trong khi giao hợp: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, vùng lông mu được cắt tỉa hoặc tẩy sạch sẽ giúp nữ giữ quyến rũ hơn trong “chuyện ấy”.
XEM THÊM: Một số phương pháp triệt lông vĩnh viễn
2. Cách tốt nhất để loại bỏ lông mu tại nhà không đau
Vì những lợi ích trên, bạn nên thực hiện tẩy lông mu tại nhà. Tuy nhiên, đây là vùng kín rất nhạy cảm, làm sao để triệt lông vùng kín mà không đâu được rất nhiều chị em quan tâm. Bạn có thể tham khảo một số cách triệt lông vùng kín tại nhà không đau sau đây:
2.1. Dao cạo
Sử dụng dao cạo là một trong những cách dễ dàng nhất để loại bỏ lông mu. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một dao cạo sạch và kem hoặc gel chuyên dụng. Dưới đây là hướng dẫn giúp loại vùng lông này an toàn bằng dao cạo:
- Khử trùng dao cạo
- Làm ướt lông mu để dễ làm sạch hơn.
- Chọn một loại kem dưỡng ẩm hoặc gel để bôi trơn da và giảm nguy cơ kích ứng.
- Giữ chặt da và cạo từ từ, nhẹ nhàng theo chiều lông mọc.
- Rửa sạch dao cạo sau mỗi lần sử dụng
2.2. Nhổ lông
So với sử dụng dao cạo, nhổ lông bằng nhíp sẽ yêu cầu sự tỉ mỉ, thời gian và đau đớn hơn. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật giúp bạn có thể tạo hình khu vực lông mu dễ dàng hơn. Mặt khác, nhổ lông quá mạnh có thể làm tổn thương vùng da hoặc nang lông. Từ đó sẽ dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng. Vì thế, nếu thực hiện phương pháp này, bạn cần thực hiện đúng cách.
Hướng dẫn cách thực hiện nhổ lông mu:
- Khử trùng cặp nhíp nhổ lông mu chuyên dụng.
- Làm ẩm vùng lông mu để tránh đau rát và kích ứng
- Dùng nhíp nhẹ nhàng nhổ từng sợi khỏi bề mặt da theo chiều lông mọc.
- Vệ sinh dụng cụ nhíp sau mỗi lần sử dụng
2.3.Cắt tỉa
Cắt tỉa bằng kéo là một cách nhanh chóng và đẹp mắt để tạo dáng cho lông vùng kín. Kỹ thuật này cũng có ít rủi ro tiềm ẩn hơn bởi vì kéo thường không chạm trực tiếp vào da của bạn.
Cách thực hiện cắt tỉa lông mu:
- Khử trùng dụng cụ kéo chuyên dụng
- Tránh không để lông mu ướt
- Cắt từ từ từng sợi một hoặc đám lông nhỏ cho đến khi có kết quả vừa ý
- Rửa sạch và bảo quản kéo ở nơi khô ráo và sạch sẽ.
2.4. Thuốc tẩy
Depilatories là chất tẩy hóa học giúp lông dễ rụng ra và hạn chế mọc lại. Cách sử dụng kem tẩy này khá đơn giản, bạn chỉ cần thoa kem lên vùng da muốn triệt lông, đợi vài phút rồi lau sạch kem và lông.
Thuốc bôi thường được bán dưới dạng kem. Nhìn chung, chúng an toàn nhưng có thể chứa thành phần gây dị ứng hoặc kích ứng.
2.5. Waxing
Waxing có thể gây đau đớn nhưng rất hiệu quả trong việc loại bỏ lông mu trong thời gian dài. Biện pháp này cũng có thể làm giảm ngứa khi lông mọc trở lại.
Waxing thường được khuyến khích khi thực hiện tại nhà. Kỹ thuật này cũng có thể gây ra một số đau đớn, kích ứng hoặc nhiễm trùng nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm.
Dưới đây là cách tự tẩy lông tại nhà:
- Sử dụng sáp tẩy lông và miếng dán tẩy lông.
- Rửa và khử trùng vùng bạn định tẩy lông.
- Đắp sáp ấm và thoa tẩy lông lên vùng da đó.
- Nhẹ nhàng waxing lông khỏi da.
2.6. Tẩy lông y tế
Các phương pháp điều trị triệt lông y tế có hiệu quả kéo dài hơn vì chúng tự làm suy yếu hoặc tổn thương các nang lông hơn là chỉ cắt hoặc loại bỏ lông. Điều này khiến các vùng lông khó mọc trở lại hơn.
2.7. Tẩy lông bằng laser
Trong quá trình triệt lông bằng laser, bác sĩ da liễu sử dụng thiết bị laser trên da trần của bạn để truyền ánh sáng tập trung xuống các nang lông. Nhiệt từ tia laser làm suy yếu hoặc phá hủy các nang lông, giữ cho lông không mọc trở lại.
Thông thường, bạn sẽ cần phải điều trị một vài lần trước khi các nang tóc bị tổn thương đủ để ngăn lông phát triển trong một thời gian dài.
2.8. Điện phân
Phương pháp điện phân tương tự như phương pháp triệt lông bằng laser nhưng sử dụng một thiết bị gọi là máy nhổ lông để đưa tần số vô tuyến vào da làm tổn thương các nang lông. Phương pháp này điều trị từng nang lông riêng lẻ. Cơ chế cũng khác với kỹ thuật triệt lông bằng laser, bởi chúng điều trị nhiều nang lông trong một vùng được chỉ định.
3. Rủi ro khi tẩy lông mu
Cũng như bất kỳ phương pháp tẩy lông nào, tẩy lông mu có thể xảy ra một số tác dụng phụ hoặc gây tổn thương nếu bạn không xử lý đúng cách. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Ngứa
- Lông mọc ngược hoặc da sần sùi do cạo râu
- Mẩn đỏ và kích ứng nếu bạn có làn da nhạy cảm
- Phản ứng dị ứng với kem hoặc gel
- Phản ứng của hệ thống miễn dịch như nổi mề đay
- Sưng hoặc viêm
- Hình thành vết cắt hoặc vết xước từ lưỡi dao hoặc dải sáp
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt hở
- Viêm nang lông
- Nguy cơ cao nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Nếu bạn gặp bất cứ một triệu chứng nào trên đây thì cần đi thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Theo các chuyên gia, không có phương pháp tẩy lông tại nhà nào là hoàn toàn không gây đau đớn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, tốt nhất nên tránh tẩy lông, nhổ lông, thậm chí tẩy lông bằng tia laser hoặc điện phân. Vì chúng có thể gây tổn thương da lâu dài. Cắt tỉa hoặc cạo lông đúng cách là những lựa chọn tốt nhất cho những ai có làn da nhạy cảm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com