Về góc độ thẩm mỹ hay nhân tướng học, cằm lẹm đều không được đánh giá tốt. Chính vì thế, không ít người tìm đến các phương pháp như niềng răng, phẫu thuật thẩm mỹ, bài tập… để khắc phục tình trạng này. Vậy đâu là phương pháp chữa lẹm cằm hiệu quả nhất hiện nay?
1. Cằm lẹm là gì?
Cằm lẹm là tình trạng cằm ngắn, nhỏ hoặc lùi ra phía sau do hàm dưới kém phát triển, trong khi hàm trên phát triển mạnh nên tình trạng cằm lẹm thường gắn liền với hô xương hàm trên.
Cằm lẹm làm cho dáng cằm ngắn thiếu độ nhô, nhìn như không có cằm, từ đó khiến đỉnh cằm – môi – đỉnh mũi không nằm trên một đường thẳng.
2. Những dấu hiệu của lẹm cằm
Những dấu hiệu để nhận biết cằm bị lẹm bao gồm:
- Cằm ngắn, nông và nhỏ. Nhìn nghiêng khuôn mặt như không có cằm.
- Góc nhìn nghiêng cằm bị lõm, lùi nhiều sao với trán.
- Da trùng và có nhiều nếp nhăn quanh miệng.
- Độ dài từ đỉnh môi dưới đến đáy cằm quá ngắn.
- Một số trường hợp hàm bị hô và bị đẩy ra ngoài.
- Ít hoặc không có ranh giới giữa cổ và cằm.
3. Điểm danh các nguyên nhân cằm lẹm
Có nhiều gây ra hiện tượng cằm bị lẹm, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính, bao gồm:
3.1. Di truyền
Cằm lẹm có thể di truyền trong gia đình. Vì thế, nếu trong gia đình có người bị cằm lẹm, tỉ lệ em bé sau sinh có cằm lẹm sẽ rất cao.
3.2. Sai lệch khớp cắn
Khớp cắn chuẩn không chỉ giúp cho việc ăn nhai, chăm sóc răng miệng được thực hiện dễ dàng, mà còn đảm bảo gương mặt được hài hòa và cân đối. Vì một số nguyên nhân (di truyền, trẻ em có thói quen bú bình hoặc mút tay lâu dài, biến chứng do thực hiện phương pháp phục hình thẩm mỹ không chuẩn…) mà tình trạng sai lệch khớp cắn dẫn đến lẹm cằm. Tìm hiểu phương pháp niềng răng khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn.
3.3. Chấn thương vùng cằm
Tai nạn và va đập vùng hàm dưới có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm khiến cho cằm kém phát triển.
4. Cằm lẹm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Về cơ bản, cằm bị lẹm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ vẻ ngoài rất nhiều vì làm cho tổng thể khuôn mặt mất cân xứng.
Khi cằm phát triển không hài hòa, hàm trên và hàm dưới sai khớp cắn thời gian dài cùng với lực ăn nhai sẽ gây đau khớp, lệch khớp, rối loạn khớp thái dương hàm.
Xem thêm: Đau khớp thái dương hàm, những điều bạn cần biết
5. Cách khắc phục cằm lẹm
Để khắc phục tình trạng tình trạng cằm lẹm, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
5.1. Niềng răng
Niềng răng là phương pháp khắc phục cằm lẹm ít xâm lấn nhất. Theo đó, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống tiết kiệm, hoặc niềng răng trong suốt Invisalign hiện đại. Tham khảo những lợi ích của niềng răng NGAY TẠI ĐÂY.
Ưu điểm:
- Ít xâm lấn.
- Không chỉ giúp gương mặt hài hòa, cân đối mà còn cải thiện khả năng nhai, phòng ngừa đau khớp, lệch khớp, rối loạn khớp thái dương hàm… về lâu dài.
- Có thể áp dụng cho trẻ em.
Elite Dental khuyến khích cằm lẹm nên và được điều trị tốt nhất là ở lứa tuổi trẻ đang thay răng từ 6 – 7 tuổi. Điều trị có thể diễn ra từ 2 – 3 năm và nên bắt đầu khi trẻ còn nhỏ ở độ tuổi thay răng 6 – 12 tuổi, sớm nhất là 6 – 7 tuổi. Với kinh nghiệm niềng răng trẻ em được 10 năm nay, điều chỉnh xương hàm ngay từ trong giai đoạn trẻ tiểu học được đánh giá là phương pháp toàn diện và hiệu quả nhất để thay đổi các sai lệch xương hàm, trong đó có cằm lẹm. Đặc biệt, khi làm sớm và đúng thời điểm giúp cho điều trị thuận lợi, không cần can thiệp phẫu thuật phức tạp khi trưởng thành.
Xem ngay: > Tại sao cần nắn chỉnh xương, lệch lạc răng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi? > Độ tuổi tầm soát chỉnh nha > Cằm lẹm niềng răng có tốt không?
Nhược điểm:
- Không phù hợp với những trường hợp cằm lẹm nặng và phức tạp.
- Quá trình điều trị cần mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả.
5.2. Phẫu thuật độn cằm lẹm
Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại sụn (tự thân hoặc nhân tạo) để giúp phần cằm được đầy đặn và đạt chuẩn.
Ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh.
- Phù hợp với những trường hợp cằm lẹm ở mức độ trung bình đến phức tạp.
Nhược điểm:
- Là phương pháp xâm lấn nhiều.
- Không phù hợp với trẻ em.
- Nhiều rủi ro trong quá trình điều trị.
- Mất nhiều thời gian hậu phẫu thuật.
5.3. Tiêm filler hàm
Filler là hoạt chất làm đầy được ứng dụng phổ biến trong thẩm mỹ. Đối với cằm lẹm, tiêm Filler có tác dụng hỗ trợ tạo hình khuôn cằm mới dài ra với độ nhô vừa phải.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, cho kết quả sau 15 phút thực hiện.
- Không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng như phẫu thuật cằm lẹm.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể duy trì 1 – 2 năm. Nếu muốn đạt được hiệu quả vĩnh viễn thì cần đi tiêm nhắc lại theo định kỳ 1 năm 1 lần.
- Phù hợp những trường hợp cằm lẹm nhẹ.
- Không áp dụng cho trẻ em.
- Có nhiều khả năng rủi ro.
5.4. Bài tập cho cằm lẹm tại nhà (Mewing)
Mewing là bài tập khắc phục cằm lẹm và giúp gương mặt thêm thon gọn được nhiều người truyền tai nhau. Cách thực hiện bài tập này cũng khá đơn giản, cụ thể:
- Bạn khép môi lại, đồng thời đưa toàn bộ lưỡi áp sát lên trên vòm miệng (kể cả thân lưỡi và đầu lưỡi).
- Nên để vị trí đầu lưỡi cách mặt sau răng cửa 1cm, không đẩy lưỡi vào răng để tránh tình trạng răng bị lệch lạc.
- Giữ tư thế lưỡi như vậy trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó có thể tăng dần thời gian tập.
Ưu điểm:
- Không xâm lấn, đơn giản và dễ thực hiện.
Nhược điểm:
- Hiệu quả thấp, không đáng kể.
- Có nguy cơ khiến răng bị lệch lạc nếu thực hiện sai cách.
Có thể thấy, niềng răng chỉnh nha là phương pháp khắc phục tình trạng cằm lẹm tối ưu, hạn chế xâm lấn, độ an toàn cao và thay đổi cằm hết lẹm một cách tự nhiên. Trong đó, thời gian tốt nhất để chỉnh nha điều chỉnh được cằm lẹm là giai đoạn trẻ đang thay răng. Chính vì thế, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị lẹm cằm, ba mẹ nên đưa bé đi khám chỉnh nha và điều trị sớm để con có gương mặt hài hòa cân đối, sức khỏe răng miệng đảm bảo.