Cắt lợi là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong nha khoa, giúp giải quyết nhanh chóng các bệnh lý về răng nướu và mang đến cho khách hàng nụ cười mới rạng rỡ hơn. Bên cạnh những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật, chi phí, thời gian và quy trình thực hiện thì “Cắt lợi có đau không? Cắt lợi bao lâu thì lành?” cũng là câu hỏi được rất nhiều khách quan tâm. Thông qua bài viết dưới đây, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp một cách tường tận.
Cắt lợi là gì?
Cắt lợi là một kỹ thuật điều trị trong nha khoa, được tiến hành bằng cách bóc tách, giải phẫu phần liên kết hàm với mô lợi. Sau đó lật vạt lợi lên và cắt bỏ bớt một phần mô lợi thừa trên thân răng.
Mục đích của việc làm này là để làm lộ thân răng, giúp răng trông dài hơn đồng thời loại bỏ được phần lợi bị viêm nhiễm, phì đại do khối u.
Cắt nướu là kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ đi phần mô lợi thừa trên răng
Có nên cắt lợi không?
Phẫu thuật cắt lợi mang đến những ưu điểm nổi bật như:
- Cải thiện thẩm mỹ nụ cười: Chỉ với một lần phẫu thuật nhưng đem lại kết quả thẩm mỹ dài lâu, giúp bạn nhanh chóng sở hữu nụ cười tự tin và rạng rỡ.
- Không cần khâu sau tiểu phẫu: Cắt nướu là phương pháp loại bỏ phần nướu nằm ngoài rìa răng. Do ít xâm lấn và không gây quá nhiều tổn thương nên không cần phải khâu sau khi phẫu thuật.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Tiểu phẫu cắt lợi thường không quá phức tạp, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ chưa đầy 30 phút là bạn đã có thể sở hữu được nụ cười với độ thẩm mỹ cao.
Cắt nướu giúp cải thiện tính thẩm mỹ và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hiệu quả
Khi nào nên cắt lợi?
Các trường hợp thường được chỉ định cắt lợi bao gồm:
Cười hở lợi
Tình trạng hở lợi kém duyên khi cười, nói thường xuất hiện ở những người có phần nướu phát triển quá mức và bao phủ thân răng nhiều hơn bình thường, làm thân răng trông ngắn hơn.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt lợi để loại bỏ phần nướu dư, giúp kéo dài thân răng, từ đó mang đến cho khách hàng nụ cười tự tin, rạng rỡ.
▷ Xem thêm: Điều trị cười hở lợi – Giải pháp cho nụ cười đẹp hoàn hảo
Viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng phần nướu do một tác động nào đó dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm nhiễm nghiêm trọng. Lúc này, phẫu thuật cắt nướu được chỉ định để loại bỏ phần nướu bị viêm, giảm cảm giác đau nhức, vướng víu ở nướu đồng thời hạn chế viêm nhiễm lây lan.
Hậu chỉnh nha
Lợi được cố định và bám chắc vào răng. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh nha, việc các răng dịch chuyển sẽ làm mất đi cấu trúc lâu dài đó và làm xuất hiện khoảng hở giữa răng và lợi. Điều này gián tiếp gây hở lợi khi cười nói và để khắc phục cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
Lợi thừa, lợi trùm
Lợi dài bẩm sinh sẽ gây ra hiện tượng thừa lợi và mọc trùm lên răng. Đặc biệt là ở vị trí răng khôn, nếu xuất hiện phần lợi trùm răng sẽ không thể mọc lên và gây đau đớn.
Lúc này, bắt buộc phải cắt lợi trùm răng khôn để răng phát triển bình thường, hạn chế nguy cơ răng bị xô lệch, yếu đi đồng thời giảm thiểu tình trạng chảy máu và nhiễm trùng một cách tối đa.
Lợi phì đại do u
Mô nướu phát triển bất bình thường có thể tạo ra một khối u phì đại. Khi đó, phần lợi ở cả 2 hàm sẽ bị sưng tấy và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để điều trị dứt điểm tình trạng này chỉ có cách duy nhất là phẫu thuật cắt lợi.
Lợi trùm, viêm nướu và cười hở lợi là những trường hợp phổ biến được chỉ định cắt bỏ
Các kỹ thuật cắt lợi hiện nay
Hiện nay, có 3 kỹ thuật cắt nướu phổ biến:
Cắt lợi bằng laser
Kỹ thuật này sử dụng công nghệ laser tiên tiến để loại bỏ phần nướu thừa. Đem lại hiệu quả cao, kích thích vết thương nhanh lành, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng, không đau đớn nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Cắt lợi bằng dao
Đây là kỹ thuật được thực hiện thủ công bằng dao mổ nha khoa. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và tay nghề khéo léo.
Trước đây, cắt lợi bằng dao chủ yếu được thực hiện để cắt lợi bị viêm. Tuy nhiên, vì tồn tại khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, lâu lành thương,…nên không còn được áp dụng phổ biến.
Cắt lợi bằng điện
Kỹ thuật này giúp loại bỏ phần lợi viêm nhiễm hoặc phì đại bằng cách sử dụng sóng điện từ, dòng tia lửa điện ở tần số cao.
Mặc dù ít gây chảy máu sau phẫu thuật hơn cắt lợi bằng dao nhưng vì điều kiện thực hiện quá khắt khe (thực hiện ở khu vực không có máu, không tiếp xúc với xương hàm) nên kỹ thuật này cũng không được ưa chuộng.
Có 3 kỹ thuật cắt nướu phổ biến hiện nay
Cắt lợi có ảnh hưởng gì không?
Cắt lợi là một kỹ thuật tương đối đơn giản, không xâm lấn vào cấu trúc răng nên có độ an toàn cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu cắt lợi không được thực hiện tại một nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo yếu tố vô trùng thì sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề như:
Ngộ độc thuốc tê, sốc thuốc tê
Tình trạng này xảy ra khi bác sĩ tiêm thuốc không đúng liều lượng hoặc bệnh nhân dị ứng với thành phần có trong thuốc tê. Các triệu chứng ngộ độc, sốc thuốc tê bao gồm: khó thở, ngứa da, nóng da, buồn nôn, chóng mặt, mạch đập nhanh, nhịp tim đập nhanh,…
Chảy máu lợi
Bác sĩ cắt nướu sai kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng chảy máu lợi kéo dài và làm xâm lấn đến các vùng khác trong khoang miệng.
Nhiễm trùng nướu
Quá trình thực hiện cắt nướu không đảm bảo yếu tố vô khuẩn sẽ rất dễ làm nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, viêm nhiễm còn xuất phát từ việc người bệnh không chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi phẫu thuật, tạo điều kiện vi khuẩn tích tụ và tấn công nướu.
Cắt lợi nếu được thực hiện đúng quy trình sẽ không gây ra quá nhiều nguy hiểm
Cắt lợi có đau không?
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê nên sẽ không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình cắt lợi. Sau phẫu thuật vài giờ, khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ uống thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, trải nghiệm cắt lợi cũng nhẹ nhàng hơn và không có gì đáng lo ngại.
Trước khi tiến hành cắt lợi bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên trong suốt quá trình cắt lợi bệnh nhân sẽ không bị đau nhức, khó chịu
Cắt lợi có mọc lại không?
Nếu bạn phẫu thuật cắt lợi ở một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao thì khả năng lợi mọc lại là hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện sai quy trình, cắt không đúng tỷ lệ hoặc sử dụng dụng cụ nha khoa không đảm bảo chất lượng thì lợi có thể mọc lại sau 3 tháng.
Cắt lợi được thực hiện đúng quy trình thì hầu như sẽ không mọc lại sau dó
Cắt nướu bao lâu thì lành?
Thời gian phục hồi sau khi cắt lợi còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng lợi cần cắt và cách chăm sóc của mỗi bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Nếu cắt lợi thẩm mỹ thì thời gian hồi phục hậu phẫu sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 1 tuần là vết thương tại vị trí cắt đã lành lại, bạn có thể ăn uống và đánh răng như bình thường.
- Nếu cắt lợi với tình trạng phức tạp hơn như có các bệnh lý răng miệng đi kèm hoặc cần mài xương ổ răng thì thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày tùy vào mức độ phức tạp.
- Nếu cắt lợi và bị viêm nhiễm, sưng tấy thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn nhiều so với 2 trường hợp kể trên và cần phải điều trị khắc phục nguyên nhân.
Tình vào tình trạng nướu trước khi cắt mà thời gian lành thương sẽ dao động từ 7 đến 15 ngày
Một vài lưu ý sau khi cắt lợi
Sau khi cắt lợi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Cách chăm sóc vết thương
Lưu ý những điều sau nhằm hạn chế đau và nhiễm trùng sau khi cắt nướu:
- Vệ sinh nhẹ nhàng tại vị trí phẫu thuật hàng ngày bằng gạc y tế.
- Không đánh răng bằng bàn chải quá cứng hoặc dùng lực quá mạnh tại vị trí phẫu thuật vì sẽ làm nướu bị tổn thương.
- Ngày thứ 2 sau khi phẫu thuật, nếu thấy máu đã ngừng chảy hẳn, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng.
- Sử dụng nước muối pha loãng để tránh vùng phẫu thuật bị chảy máu, làm vết thương lâu lành hơn.
- Uống kháng sinh chống viêm, chống phù nề theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thăm khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và theo dõi vết thương, từ đó có thể phát hiện kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường.
Nên ăn gì và kiêng ăn gì sau khi cắt lợi?
Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày:
Những món nên ăn
- Bạn nên ưu tiên những món ăn dễ nhai, dễ nuốt như ngũ cốc, cháo, súp, sữa chua,…
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
Những món cần kiêng
- Không ăn các món ăn cứng, dai, sắc nhọn vì sẽ làm vụn thức ăn đâm vào vết thương.
- Không ăn các món ăn quá nóng hay quá lạnh vì dễ làm vết thương bị kích ứng, nóng rát.
- Kiêng những thực phẩm như thịt bò, rau muống, trứng, hải sản,… vì sẽ làm vết thương dễ hình thành thẹo.
- Đồng thời cũng cần tránh xa các chất kích thích kích như thuốc lá, rượu bia, cafe,…
Sau khi cắt lợi nên ăn các loại thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng và hạn chế ăn đồ quá cứng và nóng
Hy vọng với những thông tin mà bài viết trên chia sẻ, bạn đã hiểu được phần nào về phẫu thuật cắt lợi cũng như có cho mình lời giải đáp “Cắt lợi có đau không? Cắt lợi bao lâu thì lành?”. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả nụ cười hoàn hảo, Nha Khoa Kim khuyên bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để thực hiện.