Bài viết đã được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa.
Cắt lợi có đau không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu thủ thuật nha khoa này. Phẫu thuật cắt lợi (cắt nướu răng) là một tiểu phẫu phổ biến và không gây đau đớn cho bệnh nhân vì được gây tê hoặc gây mê trước khi thực hiện. Phẫu thuật cắt nướu răng được thực hiện để khắc phục các ảnh hưởng của bệnh nha chu, hoặc cải thiện thẩm mỹ răng đem lại sự tự tin cho bệnh nhân. Hãy cùng Colgate tìm hiểu quy trình phẫu thuật cắt lợi và các lưu ý chăm sóc nướu sau phẫu thuật trong bài viết dưới đây.
Phẫu thuật cắt lợi là gì?
Phẫu thuật cắt lợi hay còn gọi là phẫu thuật cắt nướu là một thủ thuật nha khoa loại bỏ một phần nướu (lợi) xung quanh răng để điều trị bệnh viêm nướu hoặc kéo dài chiều cao, chiều rộng của răng để chữa cười hở lợi. Khi bạn bị cười hở lợi, răng của bạn quá ngắn và mất cân đối về kích thước tự nhiên thì cắt lợi chính là một phương pháp tối ưu để cải thiện tình trạng này.
Những ai nên thực hiện cắt lợi?
Cắt lợi thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
-
Lợi gây đau hoặc viêm nhiễm: Trong trường hợp lợi bị nhiễm trùng hoặc sưng tấy, phẫu thuật cắt lợi có thể được thực hiện để giảm đau và loại bỏ nguyên nhân của viêm nhiễm.
-
Lợi phát triển quá mức ảnh hưởng thẩm mỹ răng: Khi lợi phát triển quá mức, nó có thể đẩy các răng khác ra khỏi vị trí dẫn đến hở kẽ răng, che lấp chân răng gây ra cười hở lợi.
-
Nướu không thể phát triển hoàn toàn: Một số vùng nướu phát triển chậm hoặc hoàn toàn không thể phát triển, gây áp lực lên các răng xung quanh gây đau đớn và vấn đề phát sinh khác.
Răng mọc trễ gây thân răng ngắn: Răng mọc thụ động trễ dẫn tới tình trạng thân răng ngắn, phần nướu dài hơn bình thường, phẫu thuật cắt lợi có thể được thực hiện để điều chỉnh tình trạng này.
3. Phẫu thuật tạo hình nướu
Một loại phẫu thuật nha chu khác là phẫu thuật tạo hình nướu. Phẫu thuật tạo hình nướu khác phẫu thuật cắt nướu, bởi phẫu thuật tạo hình nướu chỉ liên quan tới việc loại bỏ một phần nướu để tạo hình. Trong khi phẫu thuật cắt nướu loại bỏ toàn bộ phần bị bệnh nha chu.
Đây là loại phẫu thuật nướu được sử dụng để định hình lại mô nướu khỏe mạnh xung quanh răng giúp nướu có diện mạo đẹp hơn. Nếu một người bị tụt lợi, tụt nướu răng hoặc cười hở lợi, phẫu thuật tạo hình nướu có thể được thực hiện để khắc phục tình trạng này.
Thủ thuật ghép nướu được thực hiện bằng cách lấy mô từ vòm miệng (trường hợp này được gọi là mô ghép) và sau đó được khâu vào vị trí của hai bên răng bị tụt nướu.
Cắt lợi có đau không?
Câu hỏi cắt lợi có đau không được tìm kiếm thường xuyên vì nhiều người muốn cắt nướu nhưng có khả năng chịu đau kém. Trên thực tế, phẫu thuật cắt lợi được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa tổng quát đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu nên cắt nướu không đau và ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy nhói và hơi ê ẩm ở vùng nướu sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra, thủ thuật cắt nướu răng còn có những ưu điểm vượt trội sau:
-
Không đau đớn: Bệnh nhân sẽ được gây tê trước khi phẫu thuật để không có cảm giác đau và thoải mái trong quá trình cắt nướu răng. Phẫu thuật cắt nướu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nha chu nên khả năng thành công rất cao, hiếm khi gây nguy hiểm cho người bệnh.
-
Đem lại giá trị thẩm mỹ: Phẫu thuật cắt nướu răng giúp khắc phục tình trạng cười hở lợi và ảnh hưởng của bệnh nha chu, bệnh nướu răng cho bạn một nụ cười duyên dáng, tự tin hơn.
-
Thời gian cắt nướu nhanh chóng: đa phần các ca phẫu thuật cắt lợi diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài tối đa chỉ khoảng 30 phút cho một lần thực hiện.
-
Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao: Các bác sĩ thực hiện cắt nướu thuộc Khoa Nha chu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương (NHOS), đã được đào tạo chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chuyên môn để khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nha chu.
Cắt lợi có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt nướu răng là một phẫu thuật thường được thực hiện trong lĩnh vực nha khoa và phẫu thuật răng hàm mặt nên ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhưng như bất kỳ phẫu thuật nào, nó cũng mang theo một số nguy cơ và tiềm ẩn một số rủi ro. Dưới đây là một số nguy hiểm tiềm ẩn có thể liên quan đến phẫu thuật cắt lợi:
-
Nhiễm trùng: Sau phẫu thuật, có thể xảy ra nhiễm trùng tại khu vực phẫu thuật hoặc quanh vùng cắt lợi. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn sau phẫu thuật và sử dụng kháng sinh khi cần thiết.
-
Chảy máu nướu: Một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vùng cắt nướu răng sau phẫu thuật. Điều này thường không nguy hiểm, nhưng nếu chảy máu kéo dài hoặc quá mức, bạn cần phải đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị.
-
Đau và sưng lợi: Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và sưng tại khu vực cắt lợi. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần trong vài ngày sau phẫu thuật.
-
Dị ứng thuốc gây mê, gây tê: Trong quá trình sử dụng thuốc gây mê, gây tê, một số người có thể phản ứng dị ứng như khó thở, nổi mẩn đỏ hoặc phản ứng nặng hơn. Để giảm nguy cơ này, quá trình gây mê hoặc gây tê cần được thực hiện trong môi trường an toàn và dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y tế.
-
Các vấn đề sau phẫu thuật: Trong một số trường hợp, sau phẫu thuật, có thể xảy ra các vấn đề như việc không hồi phục nướu đầy đủ, mất cân bằng hàm răng, hoặc những vấn đề liên quan đến hình dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, các vấn đề này thường xảy ra rất hiếm.
-
Biến chứng về mạch máu và dây thần kinh: Trong một số trường hợp hiếm, phẫu thuật cắt lợi có thể làm tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh gần vùng cắt, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, điều này xảy ra rất hiếm.
Phẫu thuật cắt lợi thường được thực hiện bởi nha sĩ chuyên nghiệp hoặc một bác sĩ phẫu thuật hàm mặt, trong điều kiện tốt và dưới sự kiểm soát của các phương pháp gây mê an toàn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn và chăm sóc sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng tiềm ẩn.
Các loại phẫu thuật cắt nướu phổ biến
1. Phẫu thuật vạt nướu loại bỏ viêm nhiễm
Nếu các túi nha chu có độ sâu lớn hơn 5 mm, bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ tiến hành thủ thuật này để loại bỏ các túi nha chu đã được ghi nhận trong biểu đồ nha chu của bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm nha chu từ trung bình đến nặng sẽ đều phải thực hiện thủ thuật này.
Bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ cắt tách nướu bị viêm ra khỏi răng. Sau đó tiến hành cạo cao răng sạch sâu bằng thiết bị cạo bằng sóng siêu âm cũng như các dụng cụ cạo cao răng cầm tay để loại bỏ cao răng, mảng bám và màng sinh học bên dưới túi nha chu.
2. Phẫu thuật cắt nướu răng
Phẫu thuật cắt nướu răng được tiến hành để loại bỏ mô nướu thừa trên răng phát triển quá mức để vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ gây tê mô nướu của bệnh nhân, sau đó cắt và loại bỏ mô nướu thừa trong miệng. Phẫu thuật cắt nướu tầng lớp giúp loại bỏ mô nướu dư thừa và tái cấu trúc nướu xung quanh răng. Điều này có thể cần thiết khi có nướu bị lồi lõm.
3. Phẫu thuật tạo hình nướu thẩm mỹ
Một loại phẫu thuật nha chu khác là phẫu thuật tạo hình nướu hay cắt lợi thẩm mỹ. Phẫu thuật tạo hình nướu khác phẫu thuật cắt nướu, bởi phẫu thuật tạo hình nướu chỉ cắt bỏ một phần nướu để tạo hình. Trong khi phẫu thuật cắt nướu răng sẽ loại bỏ toàn bộ phần bị bệnh nha chu.
Phẫu thuật tạo hình nướu là một loại phẫu thuật được sử dụng để định hình lại mô nướu khỏe mạnh xung quanh răng giúp nướu có diện mạo đẹp hơn. Nếu một người bị tụt lợi, tụt nướu răng hoặc cười hở lợi, phẫu thuật tạo hình nướu có thể được thực hiện để khắc phục tình trạng này.
Để thực hiện bác sĩ sẽ dùng công cụ chỉnh nha cắt bỏ một phần lợi không đều, để tạo một dáng nướu hài hòa. Nhờ đó nụ cười hở lợi sẽ được thay thế bằng một nụ cười duyên dáng và thẩm mỹ.
Quy trình cắt nướu răng được thực hiện như thế nào?
Khi thực hiện cắt lợi ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, các bác sĩ sẽ làm phẫu thuật cắt nướu răng bằng những dụng cụ phẫu thuật khác nhau như dao thường, dao điện hoặc bằng laser. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây mê để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau và thoải mái trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật cắt lợi.
Quy trình thực hiện cắt nướu răng được thực hiện theo quá trình 3 bước:
-
Đầu tiên mô nướu bị bệnh sẽ được loại bỏ sạch sẽ.
-
Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy phần nướu răng khỏe mạnh và khâu vào quanh răng để thay thế vùng mới bị loại bỏ.
-
Cuối cùng, vệ sinh vùng nướu phẫu thuật bằng nước muối và nước súc miệng chuyên dụng.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật, băng phẫu thuật được đặt phía trong và xung quanh răng và nướu. Bạn cần giữ nguyên băng này trong khoảng một tuần. Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp vết thương nhanh lành hơn.
Cắt nướu răng bao lâu thì lành?
Thời gian để lành sau khi cắt nướu răng có thể dao động tùy thuộc vào phạm vi và phức tạp của phẫu thuật, cũng như khả năng hồi phục của từng người. Thông thường, quá trình lành sau khi cắt nướu răng có thể kéo dài từ một vài ngày đến một tuần sau phẫu thuật. Thời gian lành tùy thuộc vào mức độ phức tạp của phẫu thuật và cơ địa của mỗi người, cụ thể như sau:
-
Cắt lợi thẩm mỹ có thời gian hồi phục sau phẫu thuật khá nhanh, chỉ khoảng một tuần, bạn có thể trở lại sinh hoạt và ăn uống bình thường.
-
Những trường hợp phức tạp khi cần can thiệp đến ổ xương do các bệnh lý về răng miệng, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Thời gian có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày phụ thuộc vào độ phức tạp của ca phẫu thuật.
-
Ở những bệnh nhân cắt lợi bị sai kỹ thuật hay chăm sóc hậu phẫu không kỹ lưỡng khiến lợi bị sưng viêm thì thời gian lành vết mổ sẽ lâu hơn nhiều so với 2 trường hợp trên và cần điều trị viêm nhiễm.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sau phẫu thuật cắt nướu
-
Hầu hết bệnh nhân sau khi cắt nướu răng có thể trở lại chế độ chăm sóc răng miệng bình thường chưa đến 1 tháng sau phẫu thuật.
-
Sau khi phẫu thuật cắt lợi, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng và mô nướu nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng tốt cho nướu có chứa fluoride kháng khuẩn.
-
Chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn cũng được khuyến khích sử dụng để làm sạch răng miệng toàn diện.
-
Bạn cần kiểm tra răng định kỳ với nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu để đảm bảo ca phẫu thuật thành công, không xảy ra biến chứng.
-
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật sẽ yêu cầu bạn tái khám ba tháng một lần, và sau đó thăm khám dự phòng ít nhất hai lần mỗi năm để vệ sinh phía trong và xung quanh khu vực phẫu thuật.
Để giảm nguy cơ và tối ưu hóa kết quả phẫu thuật, quan trọng là thực hiện phẫu thuật cắt lợi bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và được thực hiện trong môi trường y tế an toàn. Trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên thảo luận kỹ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật hàm mặt để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và các rủi ro có thể xảy ra.
Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia nha chu hoặc nha sĩ của bạn để biết thêm thông tin về cách chăm sóc mô nướu và răng của bạn sau khi phẫu thuật cắt nướu răng.
Nguồn tham khảo:
1. Professional, C.C. medical (2022) Gum graft surgery: What it is, procedure & recovery, Cleveland Clinic. Available at: https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23504-gum-graft-surgery (Accessed: 19 July 2023).
2. Scientific Communications, C.G. (2023) Gum surgery – what do I need to know?, Colgate®. Available at: https://www.colgate.com/en-us/oral-health/gum-disease/gum-surgery-what-do-i-need-to-know (Accessed: 19 July 2023).