Cây long não được nhiều người biết đến là một loại thuốc dùng trong y học cổ truyền, có tác dụng điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cho sự an toàn cũng như phát huy hết tác dụng của chúng, hãy cùng Pharmacity tham khảo ngay bài viết sau đây.
Cây long não là gì?
Cây long não còn có nhiều tên gọi khác như rã hương hay chương não, là loại thuộc họ Long não (Lauraceae). Hình ảnh cây long não ở ngoài thực tế bạn thường bắt gặp chính là một cây cao 22m, thân cây lớn, nhánh tạo thành tán rộng và lá mọc kiểu so le. Đối với hoa thì có kích thước nhỏ, mọc thành chùm, riêng quả có hình cầu, to cỡ hạt tiêu. Ngoài ra, chúng thường sống ở những tỉnh phía Bắc nước ta, cụ thể như Cao Bằng, Lai Châu hay Lạng Sơn.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra được nhiều phương thức chế biến từ tinh dầu của loại cây này. Tuy nhiên, người ta chỉ thường chiết xuất tinh loại tinh dầu có từ lá của cây. Bởi ở lá sẽ sản sinh nhanh (có thể thu hoạch 4 lần/năm), ngoài ra gỗ và rễ cây long não cũng được sử dụng để làm thuốc.
Cây long não là gì?
Cây long não có tác dụng gì?
Cây long não có tác dụng gì? Ngoài việc được dùng làm thuốc sát trùng hay được dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chúng còn được dùng để chữa đau bụng hiệu quả. Ngoài ra, theo y học hiện đại, các tác dụng của cây long não có thể kể đến như:
- Tác dụng đối với thần kinh: Thật vậy, long não có thể làm kích thích, gây hưng phấn đối với hệ thần kinh, từ đó hỗ trợ kích thích hô hấp và tuần hoàn.
- Tác dụng đối với hệ tiêu hóa: Giúp kích thích niêm mạc dạ dày, tuy nhiên bạn chỉ nên uống liều nhỏ để tạo cảm giác ấm áp dễ chịu cho dạ dày. Bởi việc dùng liều cao có thể gây phản tác dụng.
- Gây tê, làm giảm đau: Do có khả năng sát trùng, vì thế mà nếu dùng ngoài da sẽ giúp chống ngứa, trị nấm mốc chân hay các bệnh loét lạnh, mụn cơm thậm chí chúng còn được chứng minh hiệu quả đối với các bệnh nấm ngoài da.
- Bảo vệ đường hô hấp: Do đây là vị thuốc có độ cay, nóng nên chúng có thể được dùng để giảm ho, từ đó bảo vệ đường hô hấp.
Cây long não có thể làm cải thiện bệnh nấm ngoài da
Xem thêm: Cây lạc tiên có tác dụng gì? 6 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Tác dụng phụ của cây long não
Thực tế, các tác dụng của cây long não chỉ phát huy tối đa khi bạn dùng với liều lượng phù hợp và có phương pháp khoa học. Mặt khác, nếu bạn chưa có kiến thức về loại cây này thì sẽ gặp một số tác dụng phụ khi mới sử dụng, chẳng hạn:
- Gây kích ứng cho da: Nếu bôi lượng lớn long não ngoài da sẽ có thể gây kích ứng, chàm tiếp xúc hay tích tụ trong lớp mỡ cơ thể. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây thiếu máu hay gây say.
- Gây co giật, đau bụng: Do đặc tính của loại thuốc này chính là dễ hấp thụ qua da và niêm mạc, do đó chúng sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu dùng với trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu nuốt phải sẽ gây nên các triệu chứng như co giật, nôn mửa, kích động và nặng nhất sẽ có thể dẫn tới tử vong. Thêm vào đó, các triệu chứng kể trên thường xảy ra rất nhanh, chỉ từ 5 – 20 phút.
Uống quá liều thuốc long não có thể gây đau bụng nghiêm trọng
Liều dùng và độc tính của cây long não
Từ các tác dụng phụ xuất phát từ cây long não, người dùng phải cực kỳ thận trọng khi mới bắt đầu sử dụng. Vậy nên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên tham khảo liều dùng và độc tính của chúng ngay dưới đây:
- Liều uống từ 0,5 – 1g: Gây nên các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác nóng, đau đầu, gây kích thích thậm chí là nói sảng.
- Liều uống trên 2g: Dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
- Liều uống từ 7 – 15g hay tiêm bắp 4g: Gây tử vong.
Bên cạnh đó, theo Trung Dược học thì phương pháp nhanh nhất để xử lý việc ngộ độc chính là đưa vào cấp cứu ngay lập tức. Bởi việc đưa vào bệnh viện có thể giúp bệnh nhân qua được cơn nguy kịch.
Liều dùng và độc tính của cây long não
Những lưu ý khi sử dụng cây long não
Không chỉ riêng cây long não mà bất kỳ loại dược liệu nào mà bạn sử dụng cũng đều cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Để có một phương pháp dùng đúng, bạn có thể lưu ý những trường hợp sau:
- Tuyệt đối không uống long não trực tiếp: Như đã chia sẻ, loại cây này mang tính nóng và sát trùng cao, việc uống trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho cổ họng và cơ thể.
- Luôn để sản phẩm xa tầm tay trẻ em: Ngoài ra, nếu gia đình có nuôi thú cưng thì nên để thuốc ở những nơi an toàn, tránh xa tầm với của vật nuôi, tránh tình trạng chúng gặm nhấm hoặc nhai lá và thân cây.
- Để thuốc tránh xa khỏi nhiệt: Do long não rất dễ cháy, nếu tiếp xúc với nhiệt sẽ dễ bắn tung tóe và gây bỏng. Vì thế, nên để chúng ở nơi xa khỏi nguồn nhiệt, như nước nóng, lò vi sóng hay máy làm ẩm không khí.
- Không bôi long não lên vùng da bị trầy xước: Vì chúng có thể xâm nhập vào cơ thể rất nhanh và nếu sử dụng với nồng độ cao sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.
- Một số đối tượng không nên sử dụng long não: Người mắc bệnh suyễn, dễ bị động kinh, trẻ em và phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú hay các trường hợp người bệnh bị sốt nóng.
- Pha loãng khi sử dụng: Nhằm bảo đảm an toàn khi sử dụng, khuyến khích người dùng nên pha loãng trước khi uống và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng cây long não
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, các tác dụng của cây long não cùng với những lưu ý khi sử dụng chúng. Thông qua đó, để đảm bảo cho sự an toàn về sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn hãy nên tìm hiểu thật kỹ về bất kỳ loại dược liệu nào trước khi sử dụng nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- 5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
- Sâm đất tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng, cần lưu ý!
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
- Cây vòi voi là gì? Tác dụng của cây vòi voi có thể bạn chưa biết