Khi cái nắng hè bớt gay gắt, những cơn mưa rào kéo đến là một mùa năng lại bắt đầu. Người dân miền tây quê tôi lại chèo ra những cánh đồng ngập nước để thu hái “ lộc trời ” này. Cây năng không còn là loại cây mọc hoang vô nghĩa nữa. Giờ nó lại góp phần giúp bà con phần nào cải thiện thu nhập. Hình ảnh bà con ngâm mình trong con nước bạc nhổ từng bụi năng xanh mướt thật đẹp làm sao.
Cây năn bộp là gì
Cây năng còn có tên gọi khác là năn bộp, năn ngọt hay hay là mã thầy…là một loại cỏ mọc hoang trên mặt nước. Năn bộp có tên khoa học là Eleochararis Dulcis, thuộc họ Cói. Cây năng là loại thực vật bản địa của Châu Á, Úc và vùng nhiệt đới Châu Phi.
Tại Việt Nam cây năn thường phát triển và sinh trưởng tốt ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Nhưng nhiều nhất là ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Bà con ở đây thường hái chúng để ăn sống hoặc chế biến kèm các món ăn đặc sắc khác. Củ năng cũng là một món ăn được bà con rất thích.
Có hai loại năn: năn kim và năn bộp. Năn kim cọng nhỏ, suông, màu xanh đậm, đầu nhọn như chông. Năn kim thường sinh sống ở vùng nước nhiễm phèn vàng. Năn bộp cọng tròn ( giống cọng hành ), mập, màu nâu non và bên trong rỗng nên đập kêu “bộp” ” bộp” rất vui tai. Năn bộp thường sinh sống ở vùng nước nhiễm phèn vàng.
Cây năng miền tây
Bạn dễ dàng bắt gặp những cánh đồng năn ngập nước mên mong của các tỉnh miền tây. Khi nhổ cây năng lên, bóc tách lớp vỏ màu nâu bên ngoài sát gốc, bạn sẽ có được những đọt năn trắng mướt trông rất bắt mắt. Tụi trẻ chăn trâu thường ăn ngay luôn ngoài đồng vì chúng bảo lúc đó đọt năn rất thơm, ngọt.
Ngày xưa chúng chỉ là loại rau ăn cho qua bữa của dân nghèo nơi đây. Chính vì vậy mà chúng gắn liền với hình ảnh mền tây những ngày còn lam lũ. Ngày nay người miền tây bắt đầu biết làm kinh tế, thu nhập ngày càng cao và quá trình đô thị hóa phát triển làm cho hình ảnh những cánh đồng năn ngọt lùi vào dĩ vãng. Con người ta lại rất thích tìm kiếm lại những gì xưa cũ, những gì đã mất. Vì vậy mà cây năng vô tình trở thành một đặc sản được săn tìm.
Người dân quê tôi vẫn hay gọi đùa năn bộp là “lộc trời” mỗi mùa nước nổi. Cứ mỗi khi cái nắng gay gắt của mùa hè dịu bớt, những cơn mưa rào kéo về là bà con biết chuẩn bị một mùa năn mới bắt đầu. Mọi người rủ nhau chèo ghe ra nhổ những bụi năng xanh mướt lên để dành ăn một phần và phần còn lại bán cho thương lái. Năn được thương lái mua cũng rất có giá nên bà con ai cũng phấn khởi.
Mùa năn kết thúc là khi con nước rút ra khỏi ruộng. Bà con có thể đi nhặt củ năng còn sót dưới đất để làm một bữa thật ngon lành. Những củ còn lại qua năm mùa nước về lại mọc thành những bụi năn mới.
Mùa nước nổi miền tây có gì đặc sắc
Cây năng làm món gì ngon
Người miền tây miệt vườn nổi tiếng với việc kết hợp các loại rau dại với những sản vật khác để tạo ra những món ăn hết sức đặc sắc. Với cây năng thì ngon nhất phải kề đến đọt năn sống ăn với cá rô chiên giòn, cá lóc nướng trui hay cá trê nướng chấm mắm gừng. Nói đến đây thôi là bà con nghe đã chảy hết nước miếng rồi đúng không.
Hãy cùng Đặc Sản Sen Hồng xem một vài đặc sản khác được chế biến với cây năn ngọt
-
Năn bộp xào tép
Đây có thể gọi là đặc sản Bạc Liêu nức tiếng xa gần. Trước hết chọn một mớ đọt năn, bóc bỏ phần vỏ bên ngoài và giữ lại phần đọt non bên trong. Sau đó rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
Tép có thể là tép bac, tép đất đem làm sạch. Sau đó ướp hành, tiêu, mắm và các gia vị vừa đủ. Ướp tầm 15 phút để thịt tôm thấm đều gia vị.
Bắp chảo lên bếp, cho dầu vào và phi tỏi thật thơm. Cho tép vào đảo đều. Khi tép vừa vàng thì cho đọt năn vào, tiếp tục đảo đều tay. Tầm 10 phút sau có thể cho ra đĩa và trang trí thêm ít rau thơm là bạn ngay món năn bộp xào tép thật ngon lành.
Bà con cũng có thể thay thế tép bạc bằng tôm khô. Cái vị dai, hậu ngọt của tôm khô sẽ làm cho hương vị của món ăn này càng đậm vị hơn nữa.
-
Năn bộp bóp gỏi gà
Chúng ta lại về Sóc Trăng để thưởng thức thêm một đặc sản từ cây năng nhé. Thịt gà thả vườn ở Sóc Trăng vừa dai vừa béo thêm ít đọt năn ngọt nữa chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi không thôi.
Ngoài ra còn có:
-
Dưa năn ( năn muối chua )
-
Đọt năn xào thịt trâu, bò
Cây năng và giá trị dược liệu
Giá trị dược liệu của năn bộp nằm chủ yếu ở phần củ. Củ năng từ lâu đã được ông, bà chúng ta dùng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, đái tháo đường và phục hồi sức khỏe. Hãy cùng điểm qua một vài công dụng tuyệt vời của củ năng đối với sức khỏe nhé:
Công dụng của củ năng:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Củ năng chứa khá nhiều tinh bột và chất xơ. Lượng tinh bột này rất tốt cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa tốt cho người mắc phải táo bón
- Kháng khuẩn: Củ năng chứa hàm lượng các chất oxy hóa như Polypenolic và flavonoids. Đây là các vi chất giúp hạn chế sự hoạt động của các vi khuẩn. Đặc biệt là Bacillus coli và Staphylococcus ( tụ cầu vàng ) tường kí sinh trong cơ thể người.
- Phòng chống bệnh tim mạch: Theo một số nghiên cứu, củ năng chứa acid béo thiết yếu là Linoleic acid. Đây là acid rất tốt cho hệ thống tim mạch và sự phát triển thần kinh ở trẻ. Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo chúng ta nên sử dụng thực phẩm chứa acid này để hệ tim mạch khỏe hơn.
- Tăng tiết sữa mẹ: Theo mẹo dân gian, các bà mẹ ít sữa thường ăn củ năng để có thể đủ sữa cho bé. Lượng vi chất flavonoids chính là tác nhân kích thích tuyến vũ để khắc phục tình trạng ít sữa ở các bà mẹ sau sinh.
Một số lưu ý khi sử dụng củ năng
- Theo đông y, Củ năng có tính hàn nên người có thể chất hoặc bệnh lý thể hư hàn thì không nên sử dụng nhiều.
- Không nên ăn củ năng sống: Nguyên nhân là củ năng nằm dưới nước, rất dễ là nơi ký sinh của các ấu trùng, sán…
- Không nên sử dụng củ năng vào ban đêm: Tính mát của củ năng giúp mát gan, lợi tiểu. Tuy nhiên nếu dùng vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng tiểu đêm rất mệt mỏi ở người lớn tuổi.