Chân gà là món ăn được nhiều người yêu thích, nó có thể được chế biến bởi nhiều cách khác nhau, dùng làm món chính hay đồ ăn vặt đều rất ngon. Bên cạnh đó, chắc hẳn có nhiều người cũng đang thắc mắc rằng chân gà bao nhiêu calo và ăn nhiều chân gà có mập hay không. Bài viết sau đây của Pharmacity sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn giải đáp các khúc mắc trên. Cùng tìm hiểu ngay!
Chân gà bao nhiêu calo?
Có thể nói, chân gà là loại thực phẩm dễ chế biến nên nó thường được nấu ăn với nhiều cách đa dạng. Do đó, mỗi món chân gà sẽ có thành phần gia vị và lượng calo khác nhau, cụ thể như sau:
- 100g chân gà: Thông thường, 100g chân gà sẽ có từ 2 đến 3 chiếc, hàm lượng calo tương đương rơi vào khoảng 215-220 calo.
- Chân gà luộc: Lượng calo của món này sẽ thấp hơn nhiều so với các món ăn khác làm từ chân gà. Theo đó, trung bình mỗi cặp chân gà luộc khi được tiêu thụ có lượng calo là 215.
- Chân gà nướng: Vì được nêm nếm và cách nấu nướng cũng kỳ công hơn nên chân gà nướng sẽ chứa hàm lượng calo cao hơn bình thường. Trung bình 100g chân gà nướng, tương đương từ 2 – 3 chiếc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 353 đơn vị calo.
- Chân gà sả ớt: Một món ăn không kém phần hấp dẫn và quen thuộc đối với các tín đồ mê món chân gà. Vì để hoàn thiện món ăn này, cần nhiều nguyên liệu như giấm, ớt, sả, muối,… nên lượng calo tiêu thụ cho một chiếc chân gà sả ớt sẽ là 130 calo.
- Chân gà ngâm sả tắc: Tương tự như trên, món chân gà sả tắc cũng có lượng calo khá cao, trung bình 100g chân gà ngâm sả tắc sẽ tiêu thụ đến 370 đơn vị calo.
- Chân gà sốt thái: Với hương vị chua chua, cay cay kết hợp với chân gà giòn và béo ngậy khiến cho món ăn này luôn được rất nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, 100g chân gà sốt thái sẽ cung cấp cho người dùng khoảng 323 calo.
Chân gà bao nhiêu calo?
Thành phần dinh dưỡng của chân gà
Đối với nhiều người, chân gà được xem là món nhâm nhi trong bữa tiệc và không có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ 100g chân gà cũng sẽ cung cấp cho cơ thể một số dưỡng chất nhất định, như:
- Chất đạm: 20g (trong đó có 70% là collagen)
- Carbs: 0.2g
- Vitamin A: 3% DV
- Vitamin B9: 21% DV
- Canxi: 7% DV
- Phốt pho: 7% DV
- Chất béo: 14.3g
- Lipid: 15g
- Cholesterol: 84mg
Chú thích: DV – Daily Value là giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
Thành phần dinh dưỡng có trong chân gà
Ăn chân gà có tác dụng gì?
Với thành phần dinh dưỡng như trên, việc ăn chân gà sẽ mang lại cho sức khỏe người dùng một số lợi ích cụ thể. Một trong số đó, có thể kể đến như duy trì vóc dáng, giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu,…
Hỗ trợ duy trì cân nặng, giữ dáng
Chân gà có hàm lượng collagen cao, giúp người dùng duy trì và ổn định trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó, vì được biết đến như một nguồn cấp protein tự nhiên, ít carb nên chân gà rất phù hợp để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh. Do đó, ăn chân gà với lượng vừa đủ sẽ giúp người dùng bổ sung năng lượng, tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng, giữ dáng.
Giảm viêm hiệu quả
Cũng nhờ vào lượng collagen cao ấy mà việc tiêu thụ chân gà sẽ rất tốt cho các tình trạng viêm tại chỗ hoặc là viêm của hệ thống. Trong đó, tình trạng viêm tại chỗ có thể gây tổn thương mô và gây ra các triệu chứng tổn hại đến cơ thể. Vì vậy, việc ăn chân gà sẽ góp phần làm giảm và xoa dịu các dấu hiệu viêm nhiễm, giúp cơ thể mau chóng lành bệnh hơn.
Ăn chân gà giúp giảm viêm hiệu quả
Cải thiện tuần hoàn máu
Trong collagen có một chất gọi là arginine, có chức năng sản sinh ra oxit nitric cho cơ thể. Đây là loại phân tử nhỏ có khả năng di chuyển giữa hoặc trong các tế bào, làm cho tế bào cơ trơn được thư giãn. Nhờ đó, giúp thành mạch giãn ra, máu dễ lưu thông và giảm tình trạng cao huyết áp.
Giảm nguy cơ loãng xương
Ngoài lượng lớn collagen, chân gà còn chứa các chất như chondroitin, glycoprotein và proteoglycan. Chúng có tác dụng rất tốt đối với hệ xương, giúp giảm đau và duy trì hoạt động của các khớp.
Bên cạnh đó, chân gà cũng là nguồn cung cấp dồi dào canxi và protein cho cơ thể, giúp tăng cường cấu trúc xương cho người dùng. Nhờ đó làm giảm đi các nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp hay loãng xương.
Chân gà có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương
Một số lợi ích khác khi ăn chân gà
Ngoài các lợi ích nổi bật trên thì việc ăn chân gà cũng giúp đem lại một số công dụng khác. Hầu hết nhờ vào lượng collagen trong món ăn này, cụ thể như:
- Kiểm soát đường trong máu: Một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã chứng minh rằng, protein trong chân gà có khả năng cải thiện lượng đường trong máu. Nhờ vào quá trình kích thích hormone hoạt động sản xuất insulin trong cơ thể.
- Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch: Collagen giống như elastin – đều là protein quan trọng đối với sức khỏe, có tác dụng tốt đối với động và tĩnh mạch. Từ đó, hỗ trợ bảo vệ cho hệ tim mạch được khỏe mạnh.
Ăn chân gà góp phần bảo vệ tim mạch khỏe mạnh
Xem thêm: Top 10 lợi ích tuyệt vời của việc ăn hàu mà bạn nên biết
[Giải đáp] Ăn chân gà có béo không?
Từ các thông tin trên, có thể thấy việc tiêu thụ món ăn này đem lại các lợi ích thiết thực cho cơ thể. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi :”Ăn chân gà có béo không?” thì còn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của mỗi người.
Nó phụ thuộc vào cách ăn, số lượng chân gà và cả lượng calo cần nạp mỗi ngày là bao nhiêu. Do đó, nếu kiểm soát tốt điều này thì việc ăn chân gà sẽ KHÔNG gây béo.
Ăn chân gà có béo không?
Hướng dẫn cách ăn chân gà để không bị tăng cân
Thông thường, một người trưởng thành sẽ cần tiêu thụ khoảng 1800-2000 calo mỗi ngày, nhằm đáp ứng đủ năng lượng để làm việc và học tập. Vì vậy, để tránh việc ăn uống quá mức làm tăng cân thì bạn nên điều chỉnh số lượng chân gà ăn trong ngày, sao cho mức calo tiêu thụ trong bữa ăn chỉ khoảng 600-650 calo.
Bạn nên dựa vào lượng calo của chân gà mà Pharmacity phân tích ở phía trên, để xác định việc nên ăn bao nhiêu và ăn món chân gà nào. Từ đó, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn, có thể ăn chân gà mà không lo tăng cân hay béo phì.
Hướng dẫn cách ăn chân gà không gây tăng cân
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến chân gà mà Pharmacity đã tổng hợp được. Mong rằng sau khi xem xong, bạn đọc sẽ biết được chân gà bao nhiêu calo và các lợi ích từ món ăn phổ thông này. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi hết bài viết này và đừng quên đón chờ những bài viết bổ ích khác trên website chính thức của Pharmacity nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- Mẹo ăn khoai lang đúng cách giúp giảm cân nhanh chóng
- “Liều thuốc” tuyệt vời trị bách bệnh từ trái thơm
- Có bao nhiêu calo trong một quả táo? Lợi ích bất ngờ từ táo mà bạn nên biết
- Chả lụa bao nhiêu calo? Lưu ý cần nhớ khi ăn và bảo quản