Đây hầu hết là những lợi ích sức khỏe của chế độ ăn 16/8 đã được nhiều nghiên cứu kiểm chứng. Do đó, dễ hiểu rằng chế độ nhịn ăn gián đoạn đang dần được nhiều người đón nhận và thực hành.
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 có những hạn chế gì?
Mặc dù đã được chứng minh mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng với người mới bắt đầu thực hành ăn kiêng 16/8 vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Một số rối loạn tiêu hóa nhẹ và thói quen ăn uống không lành mạnh.
- Suy nhược, mệt mỏi. Tình trạng này sẽ giảm dần khi cơ thể đã quen với chế độ ăn này.
- Tăng cân do cố gắng nhịn ăn trong khung giờ đề ra, nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn để bù lại. Điều này sẽ làm phản tác dụng của chế độ ăn kiêng 16/8.
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 cũng có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực trong thời gian đầu thực hiện. Đó có thể là cảm giác đói, yếu sức, mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tập trung… Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì những triệu chứng này sẽ mất đi ngay khi cơ thể đã hình thành thói quen.
Cách áp dụng chế độ ăn 16/8 cho người mới bắt đầu
Không chỉ mang đến lợi ích sức khỏe, chế độ ăn kiêng 16/8 còn ghi điểm bởi tính tiện lợi và đơn giản của nó. Trong trường hợp bạn là ngưới mới bắt đầu áp dụng phương pháp này, bạn vẫn có thể áp dụng đúng cách. Tiếp theo là sẽ phần hướng dẫn bạn cách áp dụng chế độ ăn 16/8.
Lên lịch thời gian thích hợp cho chế độ ăn 16/8
Tất cả các bữa ăn đều được sắp xếp theo khoảng thời gian 8 tiếng sớm trong ngày, linh hoạt theo lịch sinh hoạt của mỗi người sao cho phù hợp. Khung thời gian 8 tiếng ăn uống thường được chọn là từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều; và khung thời gian nhịn ăn tiếp theo sẽ kéo dài từ sau 3 giờ chiều đến 7 giờ sáng ngày hôm sau.
Hai khung thời gian này phù hợp để bạn ăn sáng trước khi bắt đầu công việc, một bữa trưa và thêm một bữa ăn chiều nhẹ nhàng trước khi bước vào khung giờ nhịn ăn liên tục. Điểm thuận tiện của chế độ ăn này chính là bạn có thể tạn dụng toàn bộ thời gian ban đêm vốn không ăn uống để nhịn ăn và để cơ thể tự đốt cháy mỡ thừa.