Lễ cưới tại nhà trai hay còn gọi là “Lễ Tân Hôn” là bước cuối cùng trong nghi lễ đám cưới. Đây là cột mốc chính thức khi cô dâu chú rể trở thành người một nhà. Để mọi việc được diễn ra suôn sẻ, hai bạn cần nắm rõ chương trình lễ cưới tại nhà trai bao gồm 7 nghi thức và một số các thủ tục quan trọng khác. Hãy cùng Omni tìm hiểu nhé!
TÓM TẮT NGHI THỨC LỄ CƯỚI TẠI NHÀ TRAI
Trước khi tiến hành các nghi lễ tại nhà trai sẽ là thủ tục đón dâu từ nhà gái về nhà trai. Sau đó, cô dâu chú rể tiếp tục thực hiện các nghi thức quan trọng như: làm lễ gia tiên, dâng trà, chào ba mẹ chồng, ra mắt họ hàng nhà trai và nhận quà mừng. Ngoài ra còn có thủ tục như thăm phòng tân hôn, nhà gái dặn dò, dùng tiệc và tiễn họ nhà trai.
CHI TIẾT TRÌNH TỰ CHƯƠNG TRÌNH LỄ CƯỚI TẠI NHÀ TRAI
-
Chuẩn bị quả lễ và đón dâu
Đầu tiên trong trình tự chương trình lễ cưới tại nhà trai là nghi thức đưa cô dâu về nhà chồng sau khi đã hoàn thành đầy đủ các nghi lễ tại nhà gái. Thông thường cô dâu chú rể sẽ đi một xe riêng, còn dàn bê tráp và người thân nhà gái đi một xe khác. Nhà gái đi theo cô dâu là các cặp đôi gồm một nam, một nữ gọi là “họ” như khi tổ chức lễ tại nhà gái. Trong quan niệm người xưa, điều này thể hiện sự cân bằng và có đôi có cặp.
Sính lễ đón dâu được chuẩn bị và đặt trong các mâm tráp, phủ vải đỏ. Số lượng tráp cưới sẽ tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của nhà trai thỏa thuận cùng phía nhà gái…
-
Lễ gia tiên tại nhà trai
Lễ cúng gia tiên là một nghi thức cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam. Nó thể hiện sự biết ơn, tôn kính với ông bà tổ tiên, ra mắt cháu dâu với ông bà tổ tiên và cầu mong sự phù hộ. Bàn thờ gia tiên trước đó cần được chuẩn bị trang hoàng tươm tất đầy đủ.
Trước khi khởi hành qua nhà gái và đón dâu, nhà trai thường chuẩn bị mâm cơm để làm lễ cúng bái gia tiên. Ba mẹ và chú rể sẽ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên. Chú rể thắp nhang để xin tổ tiên trước khi đi rước dâu và cầu mong lễ rước dâu được diễn ra thuận lợi.
Sau khi đón dâu. Chú rể cùng cô dâu dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Nếu bàn thờ gia tiên ở phòng khách thì nghi thức được diễn ra dưới sự chứng kiến của gia đình hai họ, bao gồm các bước sau:
- Bố mẹ chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ gia tiên và đọc bài khấn lễ gia tiên ngày cưới
- Cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ và thực hiện các nghi thức theo hướng dẫn của chủ hôn. Phương thức tương tự như lễ gia tiên ở nhà gái
- Sau cùng, cô dâu chú rể sẽ cùng uống một ly rượu và ăn một miếng trầu cau, biểu thị cho việc sẻ chia niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
-
Ra mắt gia đình và dâng trà
Sau khi hoàn thành lễ cúng gia tiên, người chủ hôn mời cô dâu và chú rể ra trình diện họ hàng. Nghi thức này nhằm thông báo cho họ hàng, xóm giềng của nhà trai rằng cô dâu bắt đầu từ ngày hôm nay là thành viên mới trong gia đình. Tiếp theo trong chương trình lễ cưới tại nhà trai là là lễ dâng trà. Nếu ông bà còn sống, cô dâu sẽ mời trà ông bà và sau đó đến ba mẹ chồng và những người có vai vế trong nhà chồng.
-
Nhận quà và tiền mừng
Bước tiếp theo là thủ tục trao quà mừng của họ hàng, bạn bè phía nhà trai. Thông thường quà mừng sẽ là tiền hoặc vàng. Kèm theo đó là những lời chúc phúc cho đôi vợ chồng mới. Thủ tục nghi lễ đám cưới tại nhà trai này thể hiện sự tôn trọng, yêu thương và chào đón của nhà trai đối với cô dâu, đem lại may mắn cho cô dâu chú rể.
-
Trao nhẫn cưới
Sau khi nhận quà từ gia đình chồng, dưới sự chứng kiến của hai họ, chú rể sẽ chính thức trao nhẫn cưới cho cô dâu. Từ đây, gắn kết với nhau, chính thức nên duyên vợ chồng, sống chung dưới một mái nhà và xây dự gia đình hạnh phúc.
-
Thăm phòng tân hôn
Đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể lên xem phòng tân hôn. Ý nghĩa của việc này là nhà trai sẽ cho nhà gái thấy hoàn cảnh, điều kiện gia đình mới mà cô dâu sẽ gắn bó trọn đời. Đây cũng là thời gian để dâu rể nghỉ ngơi một chút sau khi hoàn thành nghi thức lễ cưới tại nhà trai và cô dâu tranh thủ thời gian để thay đổi trang phục gọn nhẹ hơn.
-
Đãi tiệc tại nhà trai
Sau khi hoàn thành các nghi thức chính trong lễ tân hôn tại nhà trai, kết thúc thủ tục làm lễ cưới tại nhà trai sẽ là cô dâu chú rể đãi tiệc bạn bè người thân, mời rượu và trò chuyện vui vẻ.
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỦ TỤC CẦN NẮM
- Khi đón dâu về nhà trai cần đúng giờ lành đã bàn bạc. Cô dâu không quay đầu nhìn lại.
- Bàn thờ gia tiên không được trang trí quá sơ sài qua quýt. Bàn thờ cần phải sạch sẽ và có đầy đủ các lễ vật cần thiết tùy theo phong tục mỗi vùng miền.
- Tránh làm đổ bể trong suốt thời gian chương trình lễ cưới tại nhà trai
- Giường tân hôn là giường mới để đảm bảo bắt đầu mới mẻ và may mắn trong hôn nhân
TRANG PHỤC TRONG LỄ CƯỚI TẠI NHÀ TRAI
Trang phục người tham dự
Đối với phụ huynh hai nhà và người đi họ: Nam có thể mặc vest kết hợp với áo sơ mi và giày tây sang trọng. Hoặc đơn giản hơn nhưng vẫn lịch sự là áo thun có cổ và quần tây; Nữ mặc áo dài họ hoặc váy dài qua gối kín đáo thanh lich.
Trang phục cô dâu chú rể
Ngày nay, giữ gìn nét đẹp truyền thống, các cô dâu hầu như đều chọn áo dài cho ngày tân hôn, khi cử hành các nghi thức lễ cưới tại nhà trai. Chú rể có thể mặc áo dài một cặp với áo dài cô dâu hoặc veston đều được.
Hai bạn có thể chuẩn bị 2-3 bộ để thay đổi sau khi làm lễ xong chuyển qua phần tiếp khách và để phòng bị rủi ro. Trang phục cưới cần được lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách và concept của lễ thành hôn tại nhà trai.
Nhịp sống hiện đại và sự bận rộn khiến nhiều cặp đôi trẻ hướng đến việc đơn giản hóa lễ cưới, thực hiện các nghi lễ đám cưới tại nhà trai một cách nhanh chóng. Điều này dễ gây nên sự thiếu sót, không chỉn chu.
Lễ cưới có thể không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo trọn vẹn các nghi thức theo truyền thống. Nếu bạn cần một kế hoạch cho ngày cưới đầy đủ sự mọi tư vấn và thoải mái lựa chọn trang phục, có lớp makeup hoàn hảo và lưu lại kỷ niệm bằng những tấm hình đẹp, thước phim sinh động, để lại lời nhắn cho Omni Bridal nhé!
Gợi ý bạn đọc:
Báo giá ngày cưới
Tham khảo về phóng sự cưới – hình thức lưu giữ kỷ niệm ngày cưới
7 kinh nghiệm may áo dài cưới từ A đến Z cho nàng dâu