Vẻ ngoài khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên và vận mệnh của một người. Ngoài chú ý đến hình dáng lông mày, mắt, mũi,… thì những nốt ruồi nhỏ cũng là điều mà chị em rất lưu tâm.
Bởi vậy có những người vì muốn có nhan sắc hoàn hảo hơn mà đi tẩy nốt ruồi bằng laser hoặc có người lại muốn điểm xuyết thêm một vài “chấm nhỏ” tài lộc hay may mắn. Từng có thời gian sao Việt rất chuộng lối trang điểm chấm thêm 1, 2 nốt ruồi may mắn.
Tuy nhiên, có 3 kiểu nốt ruồi nếu xuất hiện trên khuôn mặt sẽ mang ý nghĩa không tốt. Nếu chị em ngại việc phải nhờ tới thẩm mỹ làm đẹp, có thể dùng phương pháp che khuyết điểm để giúp nhan sắc hoàn hảo hơn.
1. Nốt ruồi trên trán
Trán là “cung sự nghiệp” và nó cũng tượng trưng cho cách suy nghĩ của một người, ảnh hưởng đến tầm nhìn và hoài bão tương lai của người đó. Vì vậy, ngoại trừ nốt ruồi Quan Âm ở giữa trán là điềm lành, nếu có nốt ruồi ở nơi khác trên trán thì có nghĩa là tương lai sự nghiệp sẽ gặp trở ngại, thậm chí là ngay cả mối quan hệ vợ chồng cũng không được thuận lợi nhiều.
2. Nốt ruồi trên sống mũi
Một nốt ruồi “xấu” khác trên mặt là nốt ruồi ở sống mũi. Vì sống mũi tượng trưng cho sự tự tin, lòng tự trọng của con người nên nếu có một thứ gì đó cản trở ở vị trí này có nghĩa là người phụ nữ có tính cách rụt rè, thường là người yếu đuối về mặt cảm xúc rất có thể sẽ có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn.
3. Nốt ruồi ở rìa mũi
Có nốt ruồi ở chóp mũi thì tốt, nhưng nếu có nốt ruồi ở rìa mũi thì nên cẩn thận, bởi điều đó có thể chứng tỏ người này sinh ra đã vất vả, phải lao động chân tay. Nếu muốn có cuộc sống tốt sẽ phải làm việc rất chăm chỉ, vất vả. Tuy không phải là người có số phận nghèo khó nhưng cũng phải trải qua nhiều sóng gió.
Làm thế nào để che nốt ruồi trên mặt?
Nhưng ai nói vận mệnh không thể tự mình điều khiển được? Nốt ruồi xấu cũng có thể được che giấu thông qua một số phương pháp để cải thiện vận may. Dưới đây là một phương pháp che nốt ruồi siêu đơn giản mà không cần dao kéo. Bạn có thể giấu hết nốt ruồi xấu mà không cần nhờ đến các phương pháp làm đẹp y học.
Bước 1: Đầu tiên thoa một lớp trang điểm mỏng lên toàn bộ khuôn mặt, vùng xung quanh nốt ruồi càng nhạt thì càng tốt.
Bước 2: Sử dụng đầu cọ che khuyết điểm để chấm một lượng kem che khuyết điểm thích hợp vào giữa nốt ruồi.
Bước 3: Sau đó lấy miếng bọt biển ra và vỗ nhẹ lên vùng xung quanh nốt ruồi, lưu ý không chà xát vùng xung quanh nốt ruồi.
Bước 4: Cuối cùng, sử dụng bông phấn + phấn phủ để trang điểm.
Như vậy là nốt ruồi “xui xẻo” đã không còn nữa, chị em có thể tự tin phô bày nhan sắc của bản thân.
Còn nếu bạn muốn đạt hiệu quả vĩnh viễn hơn, hiện nay có các phương pháp y tế như chiếu laser, đốt điện hoặc tiểu phẫu, hiệu quả từng loại như sau:
– Chiếu laser: Đây là phương pháp an toàn, ít để lại sẹo và thường được sử dụng để xử lý những nốt ruồi nhỏ. Tia laser sẽ loại bỏ các tế bào sắc tố ở lớp thượng bì bằng cơ chế làm “bốc hơi” mô nốt ruồi, giúp tiêu diệt sắc tố nằm sâu dưới da.
– Đốt điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện để phá hủy mô nốt ruồi nhưng có thể dễ gây tổn thương da xung quanh. Tuy nhiên, với công nghệ đốt điện mới bằng sóng RF hoặc bằng tia Plasma thì sẽ ít đau, ít tạo sẹo và mau lành hơn.
– Tiểu phẫu: Phương pháp này thường được áp dụng với nốt ruồi lớn hoặc ăn sâu dưới da. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nốt ruồi có ác tính không. Sau đó, tùy theo kích thước, vị trí và tình trạng lành hay ác mà xác định rạch nông hay sâu. Những trường hợp nghi ngờ ác tính, cần làm tiểu phẫu để lấy trọn vẹn mô da có chứa nốt ruồi, đưa đi xét nghiệm để tìm tế bào ung thư (không sử dụng laser hay đốt điện vì sẽ làm cháy mô, tế bào không còn nguyên vẹn nên không thể quan sát được dưới kính hiển vi).
Dù nốt ruồi được tẩy bằng phương pháp nào thì khâu chăm sóc vùng da vừa tẩy nốt ruồi cũng rất quan trọng.
Khi nốt ruồi đã được loại bỏ thì khoảng 2 – 3 ngày sau đó vùng da này sẽ đóng vảy rồi tự bong vảy. Nếu quá trình chăm sóc da không được thực hiện tốt thì rất dễ bị sẹo xấu. Một số lưu ý trong việc chăm sóc vết thương sau khi xóa nốt ruồi:
– Vệ sinh vùng da đã tẩy nốt ruồi bằng nước muối sinh lý hoặc betadine để rửa vết thương khi thay băng.
– Cchỉ dùng thuốc bôi sau khi vết thương đã lành và phải có chỉ định từ bác sĩ.
– Tthận trọng trong việc ăn uống để tránh những thực phẩm làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi cũng như nguy cơ kích ứng gây ngứa da.
– Không gãi hay chà xát mạnh vào vùng da vừa xóa nốt ruồi.
– Hạn chế tối đa dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi vết thương lành hẳn.