Lan tỏi là một loại hoa mà lá cây của chúng chứa chất dịch có mùi như củ tỏi. Thế nên chúng được dân gian gọi là lan tỏi, hay còn có tên khác là dây ánh hồng, thiên lý tỏi, cây lý tỏi… Cây lan tỏi có nguồn gốc châu Phi hoặc Amazon. Đây không phải dạng lan rừng như họ nhà lan mà nó là cây dạng dây leo.
Cây có lá đặc mùi tỏi khi bị bóp dập, lá mọc đối nhau xanh bóng. Hoa nở thành từng chùm rất sai hoa. Thân lan tỏi vươn cao, leo ra xa thành giàn. Thân cây lâu năm sẽ hóa thân gỗ.
Khi có điều kiện nắng nóng, lan tỏi có thể ra hoa quanh năm, còn như ở miền Bắc nước ta lan tỏi thường ra ra hoa trước mùa đông, sau đó sẽ ngủ đông.
Ý nghĩa của lan tỏi
Hoa lan tỏi rất sai hoa thành nhiều chùm phủ kín giàn nên mang ý nghĩa sung túc tốt lành. Hoa có 2 màu là tím và vàng nhưng chủ yếu mọi người yêu thích và trồng nhiều hoa màu tím. Lan tỏi thể hiện cho sự thủy chung, trung thành. Hình ảnh những bông hoa lan tỏi đan xen vào nhau thể hiện sự đoàn kết và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Trồng lan tỏi mang ý nghĩa trừ tà, xóa đi vận xui và những điều không may mắn. Người xưa khi vào rừng săn bắn thường mang theo lan tỏi để mong bắt được nhiều thú, không bị thú cắn, đuổi. Còn nhiều người thời này trồng lan tỏi để trang trí ngắm hoa và mong những điều tốt lành.
Cây lan tỏi để chữa bệnh
Lan tỏi được xem là thuốc giảm đau trong dân gian có tác dụng với bệnh nhân xương khớp, trị cảm cúm ho…
Cây lan tỏi có mùi tỏi nên xua đuổi rắn, côn trùng xâm nhập vào nhà. Lan tỏi được một số nước dùng làm cây trị bệnh. Dân gian Surinam dùng lan tỏi khô còn được dùng làm thuốc chữa các cơn đau thấp khớp và hạ những trận sốt.
Ở tại Peru, chúng được dùng để điều trị viêm phổi, cảm lạnh và sốt rét.
Tại Brazil, dịch truyền của lá được sử dụng để điều trị cảm mạo và sốt. Vì lá của lan tỏi có vị tỏi nên còn được pha làm trà để trị ho.
Cách trồng lan tỏi và những lưu ý
Bạn yêu thích những cây lan tỏi thì hoàn toàn có thể trồng chúng trước nhà. Nhưng lưu ý lan tỏi rất ưa nắng phải có nắng mới nhiều hoa. Vì thế bạn cần xác định nhà mình có vị trí đủ nắng không. Nên chọn vị trí thoáng, nhiều nắng để trồng cây này. Lan tỏi lâu năm sẽ có gốc lớn thân gỗ nhưng cành leo. Vì thế bạn cần trồng lan tỏi ở gần tường rào hoặc có giàn leo, cổng vòm để cây có chỗ bám và ra hoa.
Lan tỏi có thể trồng bằng giâm cành dễ dàng. Do đó bạn chỉ cần xin cành 15-20cm rồi cắm xuống đất nơi có độ ẩm và ánh sáng tốt. Sau 20-30 ngày cành bén rễ và phát triển.
Lan tỏi không cần tưới nhiều nước. Mùa hè thì nên tưới 2 lần mỗi ngày.
Lan tỏi cần bón phân 2-3 lân mỗi tháng và cần cắt tỉa phù hợp để cây không bị um tùm. Nếu không trồng trực tiếp ở đất mà trong chậu thì cần thay đất thường xuyên cho cây 2-3 lần mỗi năm. Muốn cây ra hoa nhiều thì cần cắt tỉa cành để ra nhiều cành mới thì khi có hoa sẽ càng nhiều hoa. Tuy nhiên bạn chỉ cắt sau khi ra hoa và cắt tỉa cành khô, cành đã ra hoa, không cắt nhiều.
Lưu ý khi trồng lan tỏi
Mặc dù lan tỏi được cho là cây có thể đuổi rắn nhưng đó là lưu truyền còn không chắc chắn. Khi lá cây bị dập mới tiết ra mùi tỏi, còn lá cây nguyên vẹn không thấy mùi. Do đó không nên chủ quan trồng cây sẽ đuổi được rắn. Nên khi giàn cây um tùm bạn vẫn cần phải chú ý, tránh côn trùng rắn rết trú ngụ.
Bạn yêu hoa lan tỏi nhưng nên nhớ cây ưa nắng, có nắng cây mới ra hoa và nên trồng thành giàn leo để nhiều hoa. Thế nên nếu nhà bạn thiếu nắng thì không nên trồng cây này kẻo cây không ra hoa sẽ thành đại kỵ theo quan niệm phong thủy.
Giàn lan tỏi khi tốt nên được tỉa vợi để chúng không trùm kín và làm tối căn nhà hoặc chắn sáng trước nhà sẽ làm hỏng phong thủy cho gia đình. Khi lan leo kín tường bao phía trước, tránh tạo thành một bức tường kín mít làm chắn trước nhà, làm cản khí lưu thông đón tài lộc vào nhà.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm