Hồ sơ năng lực hay còn gọi là Profile công ty có thể gọi là hình ảnh đại diện cho toàn bộ công ty, trong hồ sơ tóm lược tất cả sức mạnh vốn có của một doanh nghiệp. Qua quyển hồ sơ năng lực đối tác và các khách hang có thể nắm được cơ cấu tổ chức và năng lực của một doanh nghiệp một cách tổng thể.
Trong các bài viết trước,chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc một số cách làm hồ sơ hiệu quả nhất.
CÁCH TRÌNH BÀY HỒ SƠ NĂNG LỰC
Hồ Sơ Năng Lực?
Bảo Phát xin chia sẻ kiến thức cách thiết kế hồ sơ năng lực công ty, một yếu tố vô cùng quan trọng làm nên thương hiệu và hình ảnh của một doanh nghiệp trên thương trường. Hình ảnh bộ hồ sơ năng lực nó như là một công cụ quảng cáo trực tiếp đến khách hàng, qua hồ sơ năng lực khách hàng biết đến công ty, biết đến ngành nghề, dịch vụ, tầm cỡ của công ty mà khách hàng đang quan tâm
Hồ sơ doanh nghiệp và hồ sơ dự thầu có những nội dung gì ?
+ Giới thiệu doanh nghiêp :
Giới thiệu chung hoặc thư ngỏ
Thành tựu và các danh hiệu đạt được (chứng chỉ và huy chương nếu có )
Sơ đồ tổ chức và cơ cấu lãnh đạo
Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh
Các công trình trọng điểm và khách hàng tiêu biểu
Biểu đồ tăng trưởng hàng năm và mục tiêu Văn hóa doanh nghiệp
+ Giới thiệu dịch vụ sản phẩm :
Các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu
Các công trình đã thi công
Giới thiệu máy móc thiết bị
Giới thiệu phân xưởng đội ngũ công nhân viên
+ Các hoạt động doanh nghiệp :
Hoạt động xã hội và các đóng góp xã hội nếu có
Hoạt động quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên trong công ty
Hoạt động kỷ niệm và vui chơi
+ Các đối tác chính :
Đối tác về tài chính
Đối tác về công nghệ
Đối tác về bảo hiểm
Đối tác hoặc các nhà cung cấp ( nhà thầu phụ nếu có)
05 Thông tin liên hệ :
– Địa chỉ văn phòng đại diện , nhà máy
– Thông tin liên hệ phòng ban … Khi bạn cầm trên tay một cuốn hồ sơ dự thầu chuyên nghiệp, đẹp mắt bạn sẽ có khái niệm gì đầu tiên về doanh nghiệp đó .?
Mẫu hồ sơ năng lực nhà thầu thi công
I. Hồ sơ năng lực gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: hồ sơ năng lực có nhiều cách thể hiện khác nhau. Tùy theo từng công ty mà Quí vị có thể bố trí, sắp xếp nội dung hình ảnh một cách sáng tạo trong khâu làm hồ sơ năng lực và sự khác biệt trong cách thể hiện các hồ sơ này là rất lớn.
Đối với doanh nghiệp thi công xây dựng: hồ sơ năng lực cũng có nhiều cách thể hiện. Tuy nhiên, các hồ sơ đều có những đặc điểm chung nhất định. Tùy vào thực tế trong từng giai đoạn các công ty làm trong lĩnh vực thi công xây dựng lại điều chỉnh hồ sơ năng lực của mình sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của các đối tác.
1. Phần pháp lý:
Đơn xin dự thầu hoặc văn bản giới thiệu chung nhất về đơn vị.
Các văn bản pháp lý về đơn vị: như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các văn bản chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc các quyết định công nhận tương tự.
2. Phần giới thiệu về năng lực – kinh nghiệm:
Bảng kê khai năng lực tài chính và các văn bản pháp lý chứng minh như báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, xác nhận của Cục thuế nhà nước. Bảng kê năng lực nhân sự: Bao gồm: Kê khai cơ cấu nhân sự tổng thể của đơn vị (bao gồm cả ban giám đốc hoặc HĐQT). Kê khai chi tiết năng lực từng nhân sự trong bộ máy tổng thể ở trên. Nêu rõ tên tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác và các khen thưởng (nếu có). Kèm theo đó là bằng cấp – chứng chỉ có công chứng để chứng minh. Kê khai cơ cấu bộ máy tổ chức tại hiện trường và thuyết minh tổ chức hiện trường. Bảng kê năng lực kinh nghiệm thi công: kê khai các công trình mà nhà thầu đã thi công. Ở phần này có thể kê khai tổng thể các công trình nổi bật mà nhà thầu đã thực hiện và kê khai chi tiết cho từng công trình. Bảng kê năng lực tài sản – máy móc thiết bị của nhà thầu: kê khai các văn bản chứng minh về tài sản – máy móc thiết bị của nhà thầu. Đây là phần rất quan trọng, đánh giá năng lực thật sự của một doanh nghiệp. Ở đây có thể liệt kê tổng thể các thiết bị và diễn giải chi tiết cho các thiết bị chủ yếu.
3. Phần quy trình quản lý chất lượng – chính sách chất lượng:
Bảng cam kết của nhà thầu và quy trình hệ thống quản lý chất lượng. Có thể giới thiệu về chính sách chất lượng của nhà thầu cũng như chứng nhận về quy trình quản lý chất lượng của nhà thầu vào mục này.
4. Phần thành tích đã đạt được
Phần này có thể đưa các bằng khen, giấy khen, cách thành tích nổi bật đã đạt được và các hình ảnh của các công trình mà nhà thầu đã thực hiện hoặc đang thực hiện.
5. Dưới đây là các kinh nghiệm khi làm hồ sơ năng lực
Phần 1- Chúng ta trình bày theo đúng nguyên tắc dàn ý chúng tôi đã giới thiệu ở bài trước, trình bày đày đủ, rõ ràng, đúng chính tả. Những yêu cầu này là yêu cầu tối thiểu mà quyển hồ sơ năng lực cần có và chúng ta thực hiện nó một cách nghiêm túc. Các công việc chúng ta nghĩ rằng rất nhỏ bé, nhưng thực tế chúng rất quan trọng và chúng gửi đến khách hàng đối tác, nhà thầu của bạn một lời đề nghị nghiêm túc là “hãy làm việc với chúng tôi, chúng tôi rất nghiêm túc trong công việc”. Nếu các các bạn làm hồ sơ năng lực không rõ ràng có lỗi chính tả trong hồ sơ năng lực, lúc đó khách hàng sẽ đánh giá các bạn chưa nghiêm túc trong công việc và điều đó rất khó quyết định đối tác làm việc với công ty bạn.
Phần 2: Font chữ dùng trong viêc thiết kế hồ sơ năng lực chúng ta nên sử dụng font-size : 12 đến 14 tùy vào từng loại font chúng ta dùng đảm bảo các font chữ trong hồ sơ phải dễ đọc, sử dụng căn chỉnh, định dạng Chữ đậm – Chữ in nghiêng – Chữ gạch chân, màu chữ phải để hợp lý để hồ sơ thêm rõ ràng.
Lưu ý: chúng ta không nên sử dụng 02 font chữ trong một văn bản Profile, không nên dùng quá nhiều màu, không nên lạm dụng chữ in nghiêng quá nhiều. Tuyệt đối không nên sử dụng chư HOA cho cả một đoạn văn bản điều này là tối kỵ
Phần 3: Khi làm hồ sơ năng lực công ty bạn lưu ý nếu công ty bạn hay phải đi làm dự án với các đối tác nước ngoài hay các doanh nghiệp lớn bạn nên sử dụng thêm một ngôn ngữ thông dụng khác nữa là Tiếng Anh. Việc này giúp cho công ty bạn có sự cạnh tranh cao hơn các đối thủ khi các đối tác không biết Tiếng Việt, điều này là một lợi thế.
Phần 4: Bạn nên đưa phần kinh nghiệm, năng lực, cơ sở hạ tầng công ty vào quyển hồ sơ năng lực, trình bày một cách bài bản dễ xem
Phần 5: Nên sử dụng nội dung chữ ở mức vừa phải và mang tính khái quát, tóm tắt sơ lược và sử dụng hình ảnh ở mức vừa phải, không lạm dụng quá nhiều và hình ảnh nên sử dụng ở chất lượng cao
Phần 6: Ở phần cuối trang bạn nên để lời cám ơn gửi đến khách hàng đã đọc hồ sơ của công ty mình và đừng quên để phần thông tin liên hệ với công ty bạn.
Chúc các bạn thành công !
Nếu quí vị có nhu cầu thiết kế hồ sơ năng lực vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi: 0968 28 22 33
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ BẢO PHÁTWebsite: www.baophat.netEmail: info@baophat.net
Tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà VG Building, 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà NộiĐiện thoại: 04 22.456.108 – Hotline: 0968 28 22 33
Tại HCM
Địa chỉ: P752 tòa nhà Charmington, số 181 Cao Thắng, Quận 10, Hồ Chí MinhĐiện thoại: 090 222 5561
>> Thiết kế hồ sơ năng lực
>> 4 Bước thiết kế hồ sơ năng lực hiệu quả
>> Kinh nghiệm thiết kế hồ sơ năng lực>> Cách làm hồ sơ năng lực