1. Thông tin về củ cải trắng
Củ cải trắng (tên tiếng Anh: Daikon hoặc white radish) là một loại thực vật thuộc Họ Cải, được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
Loại củ này có lớp vỏ và phần thịt bên trong màu trắng, vị ngọt nhưng hơi cay, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.
Ở Nhật, củ cải trắng thường được dùng làm món chua ăn kèm với sashimi. Còn ở Việt Nam, loại củ này là nguyên liệu quen thuộc trong công thức nấu hủ tiếu, làm đồ chua, kho thịt,…
2. Thành phần dinh dưỡng của củ cải trắng
Trong 1 củ cải trắng cỡ lớn (nặng khoảng 340gr) chứa 61 calo cùng các hợp chất dinh dưỡng sau:
- Carb: 14gr
- Chất xơ: 5gr
- Chất đạm: 2gr
- Vitamin C: 124% DV (Giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Vitamin B9: 24% DV
Ngoài ra, củ cải trắng còn là một nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào như: Canxi, magie, kali, đồng cùng các chất chống oxy hoá mạnh mẽ.
3. Củ cải trắng có tác dụng gì?
Giàu các chất có hoạt tính bảo vệ
Củ cải trắng là một nguồn cung cấp nhiều hợp chất bảo vệ như: chất chống oxy hoá polyphenol, axit ferulic, quercetin cùng với hợp chất sinh học glucosinolate, đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm.
Cụ thể, axit ferulic và quercetin giúp tăng cường hàng rào miễn dịch, chống viêm nhiễm. Glucosinolate đã được một số cuộc nghiên cứu ống nghiêm chứng minh là có đặc tính chống ung thư hiệu quả.
Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều củ cải trắng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư ruột kết và phổi.
Hỗ trợ giảm cân
Củ cải trắng là một loại thực vật ít calo, không tinh bột nhưng lại có rất nhiều chất xơ. Vì thế, nó trở thành thực phẩm lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân.
Nghiên cứu thực hiện trên 1.197 người cho thấy: ăn nhiều thực vật như củ cải trắng giúp họ kiểm soát cân nặng tốt hơn nhờ việc hạn chế nạp thêm chất béo vào cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hoá, khiến bạn no lâu hơn. Nhờ đó, hạn chế việc thèm ăn và giảm cân hiệu quả.
Cải thiện tiêu hoá
Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng: nước ép củ cải trắng có chứa 2 loại enzym: amylase và esterase rất tốt cho hệ tiêu hoá.
Những enzym này giúp tăng cường khả năng phân giải, hấp thu dinh dưỡng từ carb, protein và chất béo phức tạp có trong thực phẩm ở hệ tiêu hoá. Từ đó, ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón, đầy hơi.
Giải độc cho cơ thể
Không những chống ung thư, giảm cân, củ cải trắng còn được nhiều người biết đến công dụng lợi tiểu.
Nhờ có đặc tính này, mà củ cải trắng giúp loại bỏ chất độc, chất béo dư thừa an toàn, nhanh chóng ở thận, gan. Từ đó, ngăn ngừa bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Cải thiện hệ miễn dịch
Nhờ chứa đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, nước ép củ cải trắng có thể giúp tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch.
Từ đó, phòng chống hiệu quả sự xâm nhập của các hại khuẩn: Hafnia alvei, Lactobacillus, Bacillus thuringiensis và nấm Penicillium gây ra bệnh hô hấp.
Vì thế, bổ sung thường xuyên củ cải trắng là cách tốt nhất giữ cho đường hô hấp của chúng ta luôn khoẻ mạnh.
Tốt cho xương
1 củ cải trắng có thể chứa đến 27mg canxi, điều này chứng minh rằng: đây là thực phẩm cực tốt cho xương của chúng ta.
Lượng canxi dồi dào này giúp xương chắc khoẻ. Đồng thời ngăn ngừa bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp và hỗ trợ làm lành gãy xương.
Vì thế, nếu gặp các vấn đề trên, bạn hãy nhanh chóng kết hợp thêm củ cải trắng vào bữa ăn hằng ngày nhé!
4. Tác hại của củ cải trắng
Mặc dù chứa nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng củ cải trắng có thể gây ra những tác dụng phụ như: dị ứng, hen suyễn cho những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người bị bệnh sỏi mật
- Người đang sử dụng thuốc giãn mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống đau nửa đầu
Nếu bạn là những đối tượng trên, thì nên hạn chế ăn củ cải trắng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nhé!
CLICK xem ngay hộp đựng thực phẩm đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số hộp đựng thực phẩm nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Bài viết trên đã cung cấp xong thông tin về các tác dụng của củ cải trắng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu biết hơn về loại củ cải này để bổ sung dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình nhé!
*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn: Healthline, Organicfacts, Lybrate và Wikipedia