Cây Trầu Bà được trồng ở nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng vệ sinh, sân bay, trường học, bệnh viện, văn phòng. Ưu điểm lớn nhất của Trầu Bà là dễ sống, không tốn công chăm sóc, thanh lọc không khí rất tốt.
Nếu bạn đang tìm cây trồng trong nhà không cần ánh sáng, không tốn công chăm sóc thì Trầu Bà chính là sự lựa chọn thích hợp nhất. Đặc biệt, loại cây này thích hợp để ở cả không gian ẩm ướt như phòng vệ sinh. Hãy cùng HUGE tìm hiểu về một số đặc điểm, lưu ý khi trồng ở bên dưới nhé.
1. Đặc điểm của cây trầu bà
- Các tên gọi khác: Thạch cam tử, trầu bà vàng, vạn niên thanh leo, cây sắn dây hoàng kim:
- Tên trong tiếng anh: Pothos
- Nguồn gốc: Loại cây này xuất xứ hay quê gốc ở đảo Solomon, Indonesia
Cây này có thân thảo dạng leo, lá đơn, cuống hình trái tim, và đỉnh lá nhọn…Hình dáng của loại cây này rất giống với câu trầu được trồng để ăn với vôi, cau nên nó có tên gọi là trầu bà. Lá thường có 2 loại là xanh toàn phần, và đốm vàng nằm rải rác…Thường được trồng ở trong những chậu cao vì thân của chúng thường buông thõng xuống.
Đây là loại cây rất dễ sống, không cần tốn công chăm sóc, dễ thích nghi với môi trường bóng râm. Đặc biệt, loại cây này cực kỳ thích nước nên để hạn chế việc phải thường xuyên tưới nước người ta còn trồng thuỷ sinh.
2. Các loại trầu bà phổ biến
2.1. Trầu Bà Đế Vương Đỏ
Tên khoa học của trầu bà đế vương là Philodendron. Loại cây này thường được sử dụng trong phòng làm việc để trang trí, loại bỏ độc tố của các thiết bị điện tử. Hoặc đặt trong phòng vệ sinh với mục đích hút mùi, lọc sạch không khí. Ngoài ra, trầu bà đế vương còn mang ý nghĩa phong thuỷ đó là đem lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
2.2. Trầu Bà Lá Xẻ
Tên gọi khác của trầu bà lá xẻ là trầu bà chân vịt, hay trầu bà khía. Loại cây này thuộc họ ráy, có tên tiếng anh là Xanadu, Philodendron. Loài cây này dạng thân thảo, mọc thành khóm, lá to và tỏa đều ra các hướng. Hình dáng đẹp, lá màu xanh, phiến lá hình lông công đang xòe rộng ra rất đẹp mắt.
2.3. Các loại khác
Ngoài 2 loại phổ biến ở trên, còn có:
- Trầu bà leo
- Trầu bà thanh xuân
- Trầu bà nam mỹ
- Trầu bà vàng
3. Trầu bà hợp mệnh gì?
Nhiều người thường trồng loại cây này ở trong nhà với mong muốn có được nhiều tài lộc, thuận lợi hơn về đường con cái. Còn đặt ở văn phòng sẽ giúp thăng tiến trong công việc, sự nghiệp vững chắc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trầu Bà thích hợp với người mệnh hoả, thuỷ, mộc…
4. Tác dụng
Trầu Bà có tác dụng lọc sạch không khí, nhả oxy. Không chỉ vậy, loại cây này còn được đặt trên mặt bàn làm việc với mục đích hút khí độc từ máy tính. Đặt ở trong nhà vệ sinh giúp hút sạch độc tố, làm không gian sống trở nên xanh sạch, giảm căng thẳng….
5. Cách trồng
5.1. Trồng trong đất
Bước 1: Chuẩn bị đất
Đất trồng phải thật tơi xốp, có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Bạn có thể mua đất trồng cây cảnh riêng biệt ở trên mạng, hay các hội nhóm yêu cây. Đất phải có độ tơi xốp, rãnh thoát nước để cây không bị ngập úng, để đất có nhiều dưỡng chất hơn bạn có thể trộn với ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.
Bước 2: Cây giống
Bạn chọn nhánh cây già, phát triển tốt nhất và cắt khoảng 10cm. Lưu ý: Cắt phần nhánh có dễ ở mắt để nhánh phát triển thành cây con.
5.2. Cây Trầu Bà trồng thuỷ sinh
Loại cây này rất háo nước, thích nước nếu khi trồng đất bạn phải tưới thường xuyên. Nếu không muốn mất thời gian để tưới nước thì bạn cũng có thể chọn cách trồng thuỷ sinh.
Chuẩn bị nước: Chuẩn bị một chậu nước sau đó hoà các dưỡng chất cần thiết, dưỡng chất dành riêng cho các loại cây trồng dạng thuỷ sinh.
Cây giống:
Cắt một nhánh dài khoảng 10cm khoẻ mạnh, có dễ ở nhánh, loại bỏ phần dễ bị thối sau đó cho cây vào chậu nước, để cố định dáng cây bạn có thể cho thêm ít sỏi quậy.
6. Cách chăm sóc
6.1. Chăm sóc khi trồng trong chậu
Đây là loại cây háo nước, ưa bóng râm, không thích hợp trồng ở ngoài trời. Vì thế, bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và buổi chiều tối. Tưới một lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều tránh trường hợp cây bị ngập úng. Khi cây bị ngập úng sẽ rất khó phát triển, nhanh chết, lá úa, dễ bị thối.
6.2. Chăm sóc khi trồng thuỷ sinh
Nếu trồng thuỷ sinh bạn cần đảo bảo nước ngập đủ 2/3 của bộ rễ, không nên để ngập quá nhiều cũng không được để nước quá ít. Nếu ít nước bạn cần bổ sung nước cho cây, và nhiều nước thì ngược lại. Nước không được để quá lâu mà cần thay mới mỗi tuần để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất mới cho cây.
6.3. Dinh dưỡng
Bạn không cần bón quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây vì loại cây này rất dễ sống, không tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, để bộ rễ phát triển và lá cây xanh tốt bạn cũng nên bón một ít chất dinh dưỡng cần thiết.
Trên đây là một số thông tin về cây trầu bà như đặc điểm, cách chăm sóc, lưu ý khi trồng. Đây là loại cây rất ưa bóng râm nên thích hợp với môi trường ẩm ướt như phòng vệ sinh, hay môi trường thiếu sáng như trong nhà.
http://huge-germany.com/