Mèo bị nấm da nên điều trị như thế nào? Bài viết hướng dẫn cách điều trị mèo bị nấm, mèo bị viêm da tại nhà hiệu quả nhanh và phòng mèo bị nấm đúng cách.
Mèo bị nấm là bệnh do ký sinh trùng ngoài da khá phổ biến ở mèo. Nấm ở mèo rất dễ bị đi bị lại nếu điều trị không đúng cách và không dứt điểm.
Tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu mèo bị nấm và biết cách điều trị nấm ở mèo sẽ giúp bạn chủ động hơn khi chăm sóc bé mèo của mình.
Mèo bị nấm cần điều trị đúng cách
Spa cho mèo tại VuiPet – nơi cung cấp dịch vụ tắm cho mèo, tỉa lông mèo chuyên nghiệp TP.HCM
1. Mèo bị nấm có nguy hiểm không?
Nấm ở mèo có thể gặp ở bất kỳ chú mèo nào, nhưng phổ biến nhất là ở các bé mèo tây có bộ lông dày, dài. Mèo bị nấm có thể xuất hiện ở bề mặt da, chân lông và cả móng của mèo.
Ở thể nhẹ, mèo bị nấm chỉ ngứa ngáy, gãi nhiều, dần dần sẽ tổn thương vùng da rộng hơn, làm lông rụng từng mảng, lớp da bong tróc, chảy máu.
Nặng nhất là mèo bị nấm lan ra toàn thân, lây cho các thú cưng khác và nhiễm trùng nếu không được điều trị ngay.
Nấm ở mèo dễ lây lan
Nấm mèo có lây sang người không?
Nấm ở mèo không phải lúc nào cũng có khả năng lây nhiễm chéo sang người hay động vật khác. Đối tượng dễ bị lây nấm từ mèo nhất là trẻ con và người đang bị bệnh có sức đề kháng kém.
Do đó, nếu mèo bị nấm hãy lưu ý cách ly, hạn chế tiếp xúc với trẻ con. Đồng thời, hãy sử dụng bao tay và rửa tay thật sạch sau khi chăm sóc, vệ sinh cho mèo bị nấm.
Mèo bị nấm nên hạn chế tiếp xúc với trẻ con
Ngoài ra, tế bào nấm không chỉ ở trên cơ thể mèo mà còn lưu lại trên đồ dùng trong nhà như bàn, ghế, đệm, thảm chân … trong thời gian khá lâu.
Do đó, bạn cần vệ sinh môi trường sống thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc xịt khử trùng.
2. Triệu chứng, dấu hiệu mèo bị nấm
Mèo bị nấm thường không quá khó để nhận biết nếu thường xuyên chải chuốt, kiểm tra cơ thể của bé mèo.
Mèo bị nấm ngứa và rụng lông nhiều
Các biểu hiện của mèo bị nấm xuất hiện theo mức độ mèo bị nấm, nặng hay nhẹ như:
– Mèo bị ngứa, gãi nhiều, thường xuyên cọ sát với đồ vậy như cây cối, bàn ghế để gãi ngứa.
– Trên bề mặt da của mèo (dễ thấy khi vạch lông ra) hoặc ở đỉnh tai, quanh miệng, mắt, móng chân … xuất hiện các đốm đỏ. Các vết đốm trên da mèo bong vảy có dịch hoặc có mủ và mùi hôi.
– Ở các vùng da bị nấm, lông khô xơ, rụng nhiều, nặng hơn sẽ rụng thành từng mảng lông lớn.
3. Nguyên nhân làm mèo bị nấm
Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị nấm da và phổ biến nhất chính là cơ thể mèo không được vệ sinh sạch sẽ, làm mèo dễ bị tấn công bởi ký sinh trùng làm nấm da. Cụ thể:
– Bề mặt da của mèo ấm ướt thường do không được tắm nắng, tắm không sấy khô sạch nước, môi trường sống của mèo không vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, dơ, ẩm ướt hay khí hậu nóng ấm cũng dễ làm mèo dễ bị nấm.
Môi trường sống bẩn làm mèo bị nấm
– Mèo được tắm quá nhiều lần làm mất đi tuyến nhờn trên da, da mèo làm giảm mất đi khả năng đề kháng với các ký sinh trùng gây nấm da.
– Mèo bị lây nấm da từ các mèo khác khi tiếp xúc gần.
4. Cách điều trị mèo bị nấm hiệu quả
Điều trị mèo bị nấm thường không quá khó, nhưng đặc điểm các bệnh về da ở mèo rất dễ bị đi bị lại nếu không điều trị dứt điểm hoặc không đúng cách.
Do đó, khi mèo bị nấm bạn cần phải thật sự kiên trì để điều trị chăm sóc cho mèo.
Điều trị mèo bị nấm cần kiên trì
Đầu tiên, khi mèo có dấu hiệu bị nấm, cần được cách ly không cho tiếp xúc với các thú cưng khác hoặc trẻ em trong thời gian điều trị.
Để trị nấm mèo hiệu quả, dứt điểm bạn cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc: xử lý từng vết nấm, vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sống.
– Xử lý từng vết nấm trên da mèo, thậm chí là mảng nấm lớn khi nấm đã lan rộng:
Bạn cần dùng thuốc trị nấm cho mèo có thể là thuốc bôi hoặc thuốc xịt. Trước khi bôi thuốc, bạn cần làm sạch vùng da bị nấm, nếu đốm nấm có nước, mủ hoặc lông, hãy gỡ ra và lau bằng nước muối.
Lưu ý, sau khi bôi hoặc xịt thuốc hãy sấy thật khô vết nấm của mèo, nếu vẫn để ẩm ướt mèo dễ liếm hoặc bị dính bẩn sẽ không hiệu quả thậm chí còn dễ nhiễm trùng.
Có thể cân nhắc cạo bớt vùng lông bị nấm để bôi thuốc dễ dàng, hiệu quả hơn.
Đặc biệt không cho mèo liếm vào vùng da đang bôi thuốc, nếu mèo bị nấm nặng, bôi nhiều thuốc thì nên đeo vòng chống liếm cho mèo.
Các loại thuốc trị nấm cho mèo được dùng phổ biến như: nizoral trị nấm cho mèo, Fungikur, Biopirox hay mỡ kẽm oxyd.
Bôi thuốc trị nấm cho mèo
– Vệ sinh cơ thể cho mèo
Mèo bị nấm cần được giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô tháng để hạn chế mức độ lây lan của nấm và các đốm nấm nhanh hồi phục hơn.
Để vệ sinh cho mèo bị nấm, bạn có thể dùng sữa tắm trị nấm cho mèo, lưu ý không dùng sữa tắm của người hoặc xà bông để tắm cho mèo.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại lá tự nhiên, thảo mộc như trà xanh, lá ổi để tắm cho mèo giúp mèo đỡ bị ngứa, thoải mái và hiệu quả điều trị nấm cũng nhanh hơn.
Tắm cho mèo bị nấm
– Vệ sinh môi trường sống của mèo
Các tế bào nấm thường tồn tại rất lâu ngoài môi trường, trên các đồ đạc trong nhà, đặc biệt là đồ dùng của mèo như bát ăn, bát uống, giường đệm, đồ chơi.
Do đó bạn cần vệ sinh, khử trùng cho tất cả đồ dùng của mèo thường xuyên bằng các loại nước tẩy rửa hoặc thuốc xịt nấm.
Ngoài ra, nên lưu ý mèo luôn được ở trong môi trường khô ráo, mát mẻ, hạn chế cho mèo chạy nhảy ra bên ngoài chơi, dính bẩn, đây là yêu cầu quan trọng để việc điều trị nấm cho mèo hiệu quả.
Giữ mèo ở nơi sạch sẽ, thoáng
Thực tế, nếu mèo bị nấm phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị ở nhà, chỉ cần bạn kiên nhẫn và chăm sóc bé mèo đúng cách.
Tuy nhiên, nếu mèo bị nấm ở thể nặng hơn, thường là viêm da diện rộng, xuất hiện các ổ áp xe, có mủ nhiều, nặng mùi … thì mèo cần được thăm khám và điều trị tại các phòng khám thú y để có kết quả tốt nhất.
5. Phòng tránh mèo bị nấm như thế nào?
Nấm ở mèo có thể xuất hiện ở bất kỳ chú mèo nào nên cách tốt nhất chính là biết cách đề phòng để mèo không bị nấm. Bạn cần lưu ý:
– Cách ly mèo bị nấm với các động vật khác để không bị lây nhiễm chéo.
Đồng thời, hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo lạ, hay cho mèo đi tự do bên ngoài dễ bị nhiễm nấm từ mèo khác.
– Cho mèo tắm nắng thường xuyên để giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.
Mèo tắm nắng tăng sức đề kháng
– Vệ sinh cho mèo sạch sẽ, tắm cho mèo ít nhất 1 lần/tháng, lưu ý sấy thật khô cho mèo sau khi tắm, tuyệt đối không để nước còn dưới da mèo.
Nên vệ sinh cho mèo sau khi ăn uống xong, các vết thức ăn trên miệng, mặt mèo sẽ làm mèo bị ngứa, lâu ngày sẽ dễ bị nấm.
– Giữ vệ sinh môi trường sống của mèo luôn khô ráo, thoáng mát và nên khử trùng bằng các loại nước tẩy rửa chuyên dụng hoặc thuốc xịt nấm, rận theo định kỳ để đảm bảo không tồn tại tế bào nấm.
Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của mèo
– Chải lông, kiểm tra cơ thể của mèo thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da mèo và sớm xử lý, điều trị.
– Lưu ý chọn mua mèo ở cửa hàng thú cưng uy tín, rõ nguồn gốc và có kiếm tra sức khoẻ đầy đủ.