Đau răng kiêng ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người đưa ra khi tình trạng đau nhức răng trở nên phổ biến do sâu răng, viêm tủy răng, mọc răng khôn,… Vì thế, việc lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp làm giảm cơn đau của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc này trong bài viết dưới đây nhé!
7 loại thực phẩm nên kiêng ăn khi bị đau răng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh: Có hơn 40% người lớn bị đau răng và 80% trong số đó bị sâu răng. Nếu bạn không cẩn thận trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm, cơn đau răng của bạn có thể trở nên dữ dội hơn. Ngoài ra các đơn đau có thể đến từ các nguyên nhân phổ biến như viêm tủy răng, mọc răng khôn,… Oralmart sẽ điểm danh cho bạn 7 loại thực phẩm bạn nên kiêng ăn khi bị đau răng.
1. Các loại kẹo, đặc biệt là kẹo cứng
Kẹo cứng là thực phẩm chứa lượng lớn đường sucrose bên trong tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn phát triển quá nhiều sẽ sinh ra một lượng acid lactic gây mòn men răng, sâu răng và nhức răng. Ngoài ra, việc nhai kẹo cứng làm bạn đau hơn, dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mẻ răng.
Không chỉ mỗi kẹo cứng, kẹo mềm hay kẹo dẻo cũng nguyên nhân gây đau răng. Lí do là những loại kẹo này có độ dẻo và dai khiến chúng dễ mắc vào kẽ răng bạn hơn. Nếu bạn muốn sử dụng đồ ngọt khi bị đau răng, hãy sử dụng socola ít đường và phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó.
2. Thịt gà
Tuy thịt gà thường khá mềm, đặc biệt là phần ức gà nhưng nó có kết cấu dạng sợi, vì thế khi ăn rất dễ bị dính vào kẽ răng và gây ra cơn đau nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, những mẩu vụn của thịt gà mắc vào răng sẽ vệ sinh khó khăn hơn và là môi trường có lợi cho vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng.
3. Nước uống có ga
Đây là loại thực phẩm chứa lượng lớn đường và acid – hai yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh ở răng và dẫn đến tình trạng đau răng.Những loại nước có ga này dù có được gắn mác “ít ngọt” hay “dành cho người ăn kiêng” vẫn chứa đường và acid gây hại đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nước uống có ga còn khiến cơ thể giảm tiết nước bọt, từ đó gây khô miệng và xỉn màu răng.
4. Trái cây họ cam, quýt
Một trong những nguyên nhân gây đau răng là trái cây thuộc họ cam, quýt. Dù đây là loại thực phẩm được đánh giá là có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng lại gây ra đau nhức răng. Trong loại trái cây này có tính acid nhẹ, vì thế có thể làm mòn men răng và khiến răng bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn có thể dùng một ít loại thực phẩm này miễn là bạn súc miệng sau khi sử dụng chúng.
5. Trà và cà phê
Trà cùng với cà phê là hai loại thực phẩm được nhiều người sử dụng để giúp tinh thần tỉnh táo và thoải mái hơn. Mặt khác, thành phần caffein trong trà và cà phê cũng có tính acid cao dễ làm hỏng men răng, vì thế nó không dành cho người bị đau răng.
Nhiều người còn có sở thích sử dụng trà và cà phê khi còn nóng và điều này sẽ kích thích các dây thần kinh trong răng, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
6. Táo
Nhiều người không nghĩ tới táo có khả năng gây đau răng. Táo có chứa nhiều chất xơ và pectin nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nó cũng chứa acid lactic như trái cây họ cam quýt, vì thế ăn quá nhiều táo sẽ không tốt cho men răng.
Ngoài ra, trong táo còn chứa một lượng đường lớn dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
7. Kem
Việc sử dụng kem khiến răng thêm nhạy cảm và dễ đau nhức hơn. Nguyên nhân đến từ việc kem là một thực phẩm lạnh và chứa nhiều đường, nó sẽ gây ê buốt răng và làm răng suy yếu.
Đặc biệt đối với những ai có tình trạng răng nhạy cảm hoặc đang mắc phải các vấn đề răng miệng thì nên hạn chế ăn đồ lạnh vì lớp men của bạn đang rất mỏng và dễ bị tổn thương.
Nên ăn gì khi bị đau răng?
Trái ngược lại với câu hỏi đau răng kiêng ăn gì, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 7 loại thực phẩm giúp bạn giảm cơn đau một cách hiệu quả.
1. Sữa chua, phô mai và sữa
Đây đều là các sản phẩm được làm từ sữa, không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn rất mềm, dễ nuốt và hạn chế sử dụng lực để nhai nên không tác động nhiều tới răng bị đau.
2. Cháo và súp loãng
Để hạn chế việc nhai thực phẩm, cháo hay súp chính là lựa chọn tốt cho bạn: vừa cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng, vừa giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn và giảm đau răng.
3. Sinh tố
Thay vì sử dụng trái cây trực tiếp, bạn có thể chế biến nó thành sinh tố: không chỉ giúp bạn giảm đau răng mà còn cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
4. Cá hồi và cá ngừ
Đây là 2 loại thực phẩm mềm và giàu dinh dưỡng nên vô cùng phù hợp và được khuyến khích thêm vào chế độ ăn uống khi đang đau răng. Ngoài ra, cá ngừ và cá hồi là hai thực phẩm giàu canxi, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng răng lung lay, suy yếu do thiếu dưỡng chất.
5. Gừng
Có thể bạn không biết, gừng là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị đau răng. Trong gừng có chứa prostaglandin và cineol là hai chất kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
6. Mật ong
Mật ong giúp hỗ trợ kiểm soát viêm và giảm đau nhức, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B, C, E, canxi, magie, sắt,… có tác dụng loại bỏ, ngăn ngừa hình thành các mảng bám trên răng, cải thiện màu sắc men răng trắng sáng hơn.
7. Rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, những ít người biết rau xanh giúp ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong khoang miệng và giảm độ acid trong khoang miệng nhờ lượng chất xơ dồi dào. Ngoài ra, rau xanh cũng cung cấp hàm lượng nước dồi dào, hỗ trợ làm giảm cơn ê buốt răng và giảm hôi miệng.
Chăm sóc răng miệng khi bị đau răng thế nào?
Ngoài đau răng kiêng ăn gì và ăn gì, cách chăm sóc răng miệng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Việc chăm sóc răng miệng sẽ quyết định tình trạng đau răng của bạn được cải thiện hay còn trở nên tệ hơn.
- Không nên đánh răng quá mạnh: Sử dụng lực quá mạnh khi chải răng có thể gây mòn men răng và các chân răng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám thức ăn hiệu quả nhất: Khi các mảng bám không còn hình thành, vi khuẩn răng miệng không còn môi trường để phát triển vì thế giảm bớt tình trạng mòn men răng, sâu răng và nhức răng.
- Súc miệng lại với nước lọc sau khi ăn: Khi sử dụng các loại thực phẩm có tính axit, bạn nên súc miệng trước bằng nước lọc và đợi khoảng 30 phút sau khi ăn để đánh răng vì thực hiện ngay sẽ khiến men răng bị tổn thương nhiều hơn.
- Chọn các món ăn mềm: Hạn chế việc sử dụng lực để nhai giúp bạn giảm đau răng hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu tình trạng đau răng quá nghiêm trọng và kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau.
>> Xem thêm: Cách giảm đau khi mọc răng khôn và chăm sóc sau tiểu phẫu
Lời kết
Oralmart đã cung cấp cho bạn thông tin về câu hỏi đau răng kiêng ăn gì và những điều cần lưu ý qua bài viết trên. Hi vọng bạn đã tìm ra phương pháp hữu hiệu cho tình trạng của bản thân. Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến, hãy comment xuống bên dưới cho Oralmart biết nhé!