Xét nghiệm Realtime RT-PCR (Xét nghiệm PCR) được Bộ Y tế lựa chọn là xét nghiệm khẳng định bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2. RT-PCR giúp chẩn đoán và sàng lọc người nhiễm Covid-19 để khoanh vùng, dập dịch kịp thời. Ngoài ra, xét nghiệm còn được xem là giấy thông hành, “hộ chiếu y tế” cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu đi lao động, du học, công tác nước ngoài… Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai dịch vụ test PCR Covid với các thông tin bên dưới!
Xét nghiệm PCR là gì?
Xét nghiệm PCR (xét nghiệm sinh học phân tử) là một phương pháp xét nghiệm để phát hiện vật liệu di truyền (DNA) của virus. Xét nghiệm này giúp phát hiện sự hiện diện của virus nếu bị nhiễm bệnh tại thời điểm xét nghiệm. Xét nghiệm cũng có thể phát hiện các mảnh virus ngay cả sau khi cơ thể không còn nhiễm bệnh.
Trước đây khi chưa có phương pháp PCR, khi xét nghiệm, người bệnh sẽ được dùng kỹ thuật test Elisa (test nhanh kháng thể) cho độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp, nghĩa là tỷ lệ dương tính giả cao.
Nhờ phát hiện được ADN (vật liệu di truyền của virus) nên hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm PCR được ứng dụng rộng rãi trong y học giúp chẩn đoán nhiều bệnh liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm trước đó không thể chuẩn xác bằng như: viêm gan B, viêm gan C, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, HIV, HPV, virus SARS, cúm A/H5N1, phát hiện virus kháng thuốc, mầm mống bệnh ung thư và ứng dụng trong công nghệ sinh học phát hiện gen, giải mã DNA…
Xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR là gì?
RT-PCR và PCR cùng là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử. Về bản chất, PCR là định tính (chỉ cho biết có sợi ADN của virus hay không, không định lượng được virus; còn RT-PCR là bán định lượng, ngoài việc phát hiện sợi DNA, còn xác định tải lượng virus đang có trong cơ thể người bệnh, do đó RT-PCR ưu việt hơn.
Xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh (1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên) và giai đoạn toàn phát bệnh. Do đó, xét nghiệm RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người nhiễm Covid-19.
1. Đối tượng cần xét nghiệm RT-PCR (test PCR Covid-19)
Do xét nghiệm Realtime RT-PCR để khẳng định người nhiễm Covid-19 có chi phí cao, nên trước đây xét nghiệm không được chỉ định rộng rãi mà theo đối tượng chỉ định. Các đối tượng được xét nghiệm gồm:
- Người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 (có dấu hiệu, triệu chứng) như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác.
- Người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 (F1).
- Những người nhập cảnh từ các nước có dịch Covid-19.
- Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
- Theo chỉ định của bác sĩ/cán bộ điều tra/cơ quan y tế.
- Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
- Người thường xuyên tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 như:nhân viên bán hàng, người làm việc trong môi trường tập trung đông đúc, kín gió.
- Xét nghiệm giám sát trong cộng đồng nơi xuất hiện chùm ca bệnh.
- Nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện.
Ngoài xét nghiệm RT-PCR miễn phí, thì hiện nay dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tự nguyện có thu phí được triển khai phục vụ cho người dân có nhu cầu làm hồ sơ xuất cảnh, du học, hay cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19.
Xét nghiệm RT-PCR ở đâu tại tp.HCM, Hà Nội…?
Dịch vụ xét nghiệm PCR Covid theo yêu cầu phải thực hiện tại phòng thí nghiệm của bệnh viện, trung tâm xét nghiệm có hệ thống máy móc hiện đại, kỹ thuật viên xét nghiệm tay nghề cao. Hiện nay, tại Việt Nam tính đến ngày 2-7-2021, Bộ Y tế mới chỉ cho phép 164 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2.
- Khu vực miền Nam (65 đơn vị)
- Tây Nguyên (4 đơn vị)
- Khu vực miền Trung (23 đơn vị)
- Miền Bắc (72 đơn vị)
Tại thành phố Hồ Chí Minh, BVĐK Tâm Anh là một địa chỉ tin cậy cho xét nghiệm Covid-19. Bệnh viện đầu tư Hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR hiện đại gồm máy CFX96 Dx hãng Bio-Rad của Mỹ, sinh phẩm của hãng Roche (Thụy Sĩ). Khách hàng có thể chủ động đăng ký để được BVĐK Tâm Anh lấy mẫu xét nghiệm tại tại nhà riêng, cơ quan, hoặc xét nghiệm tại bệnh viện, với thủ tục đăng ký online vô cùng đơn giản bằng cách CLICK NGAY và làm theo các bước hướng dẫn.
Xét nghiệm RT-PCR bao nhiêu tiền?
Hiện nay, đối với dịch vụ xét nghiệm RT-PCR tự nguyện có nhiều mức giá khác nhau, tại các bệnh viện tư nhân, xét nghiệm RT-PCR có giá từ 1,5 đến 4,5 triệu đồng/mẫu tùy bệnh viện. Người dân Việt Nam có nhu cầu đi lao động, học tập và công tác ở nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam cần cấp giấy xác nhận Covid-19 để xuất cảnh có thể đăng ký dịch vụ xét nghiệm chủ động. Ngoài ra, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xét nghiệm RT-PCR sàng lọc Covid-19 có thể lựa chọn các cơ sở được Bộ Y tế cấp phép thực hiện. Quý khách có thể đăng ký TẠI ĐÂY.
*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.
Bệnh viện trang bị hệ thống máy CFX96 Dx hãng Bio Rad (Mỹ), sinh phẩm của Roche (Thụy Sĩ). Ngoài ra, BVĐK Tâm Anh sẽ tiếp tục đưa vào hoạt động hệ thống máy Alinity M của Mỹ (hiện đại nhất hiện nay) để xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2 với độ chính xác gần 100%.
Xét nghiệm RT-PCR có chính xác không?
Xét nghiệm RT-PCR được Bộ Y tế công nhận là xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19. Phương pháp xét nghiệm có khả năng chính xác cao. Tuy nhiên độ chính xác tuyệt đối của một xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian lấy mẫu, cách lấy mẫu, bảo quản vận chuyển mẫu, và máy móc xét nghiệm. Ở một số bệnh viện hiện nay đã đầu tư hệ thống xét nghiệm RT-PCR hiện đại.
Ngoài xét nghiệm Covid-19, hệ thống này có thể xét nghiệm nhiều bệnh khác nhau mà xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm miễn dịch thông thường không thể thực hiện được. Điển hình, BVĐK Tâm Anh đầu tư hệ thống xét nghiệm khẳng định Covid-19 bằng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR sử dụng máy CFX96 Bio-Rad của Mỹ, sinh phẩm của hãng Roche (Thụy Sĩ), với công suất vài trăm mẫu xét nghiệm mỗi ngày và kết quả chính xác tới 98%.
Quy trình xét nghiệm RT-PCR
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu
Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học của ngành y tế đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
- Mặc đồ bảo hộ đúng cách, đeo khẩu trang N95, mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt.
- Mang 2 lớp găng tay y tế.
- Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu
- Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới. Bộ Y tế yêu cầu xét nghiệm Covid-19 cần sử dụng lấy mẫu dịch ở vùng tỵ hầu, dịch họng. Nếu trường hợp không thể lấy mẫu hầu, họng thì mới lấy thêm các mẫu khác.
- Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
- Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi.
- Sau khi lấy mẫu, nhân viên sẽ để chung 2 que lấy mẫu từ vùng tỵ hầu, vùng họng vào chung 1 ống có sẵn môi trường vận chuyển virus.
Bước 3: Bảo quản mẫu
- Sau khi hoàn tất công việc lấy mẫu, mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản để chuyển đến phòng xét nghiệm.
- Mẫu được bảo quản ở 2-8oC và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trước 48 giờ.
- Mẫu được bảo quản ở -70oC nếu thời gian vận chuyển vượt quá 48 giờ.
- Không bảo quản mẫu ở -20oC hoặc tại ngăn đá tủ lạnh.
Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm
- Đậy nắp bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin, bọc từng mẫu bệnh phẩm bằng giấy thấm.
- Đưa mẫu vào túi vận chuyển mẫu.
- Bọc ngoài túi vận chuyển bằng giấy thấm, bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (Cloramin B…). Sau đó đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt.
- Đóng các phiếu thu thập bệnh phẩm vào túi nilon cuối cùng, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ logo bệnh phẩm sinh học rồi tiến hành vận chuyển.
Bước 5: Đọc kết quả
- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính: Đối tượng xét nghiệm được khẳng định đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: Đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm và cần theo dõi trong vòng 14 ngày, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn Bộ Y tế.
Ưu – nhược điểm của xét nghiệm RT-PCR
Dịch vụ xét nghiệm RT-PCR có ưu điểm vượt trội mà các xét nghiệm truyền thống không thể thực hiện được.
- Xét nghiệm đòi hỏi độ khó, nhưng vẫn có thể cho kết quả nhanh trong vòng 2-5 giờ đồng hồ.
- Phát hiện được nguyên nhân gây bệnh mà xét nghiệm vi sinh hay xét nghiệm miễn dịch truyền thống không kiểm tra được.
- Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép thực hiện xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm không thể nuôi cấy thông thường được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng lây nhiễm cao như bệnh cúm A/H5N1, bệnh SARS, bệnh Covid-19.
- Xét nghiệm RT-PCR còn cho biết số lượng virus/1ml máu từ đó có cơ sở lên phác đồ điều trị, hay đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng giai đoạn bệnh.
- Phát hiện các đột biến gen gây bệnh ung thư,hay phát hiện sớm mầm mống bệnh ung thư.
Xét nghiệm RT-PCR cũng có một số nhược điểm sau:
- Xét nghiệm RT-PCR rất khó thực hiện được rộng rãi, chỉ một số phòng thí nghiệm lâm sàng được triển khai theo sự công nhận của Bộ Y tế.
- Giá thành của xét nghiệm RT-PCR khá cao.
- Xét nghiệm RT-PCR đòi hỏi kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao, tập huấn quy trình chuẩn chỉnh.
- Đòi hỏi trang thiết bị, máy móc kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
- Đòi hỏi phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học.
Các thắc mắc về xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR
1. Xét nghiệm RT-PCR bao lâu có kết quả?
Thông thường dịch vụ xét nghiệm PCR theo yêu cầu mất khoảng 5 giờ trả kết quả tại phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay do dịch bệnh phức tạp nên kết quả RT-PCR được trả cho người dân lâu hơn dự kiến, có thể kéo dài 1-2 ngày. Riêng tại các bệnh viện tư nhân, người dân chủ động đăng ký dịch vụ xét nghiệm RT-PCR thì kết quả được trả nhanh hơn.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, kết quả xét nghiệm RT-PCR đang chiếm ưu thế dẫn đầu sau 5 giờ lấy mẫu nhờ máy móc hiện đại, quy trình trả kết quả nhanh chóng qua hệ thống tra cứu kết quả online. Khách hàng có thể tra cứu kết quả xét nghiệm Covid-19 online TẠI ĐÂY.
2. Xét nghiệm RT-PCR có phải lấy máu không?
Dịch vụ xét nghiệm PCR tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm sẽ có yêu cầu lấy máu hoặc lấy mẫu vật phẩm. Đối với xét nghiệm khẳng định Covid-19 thì Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu vật phẩm để xét nghiệm RT-PCR là dịch mũi mũi họng, dịch tỵ hầu. Nếu không lấy được các dịch đó, sẽ được lấy thêm dịch tiết đường hô hấp cấp dưới.
3. Xét nghiệm RT-PCR có phải nhịn ăn không?
Thông thường, xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR lấy mẫu tỵ hầu, dịch họng nên không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, việc lấy mẫu dịch họng đối với 1 số người có thể gây buồn nôn, nên hạn chế ăn no trước 2 giờ lấy mẫu.
4. Xét nghiệm Covid-19 dùng kỹ thuật Realtime RT-PCR so với các xét nghiệm Covid-19 hiện có khác như thế nào?
Kỹ thuật được công nhận là xét nghiệm khẳng định Covid-19. Hiện nay có một số xét nghiệm test nhanh Covid-19 có kết quả dương tính, người bệnh có thể bị nhiễm, nhưng sẽ phải được xét nghiệm khẳng định lại bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Nếu kết quả Realtime RT-PCR dương tính thì xác định người đó nhiễm bệnh sẽ được đưa đi điều trị bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
So sánh Realtime RT-PCR Test nhanh kháng nguyên Covid-19 Test nhanh kháng thể Thành phần cấu trúc phát hiện Acid Nucleic của virus có trong dịch tỵ hầu hoặc dịch tiết hô hấp. Protein của virus có trong dịch tỵ hầu hoặc dịch tiết hô hấp. Phát hiện cho một loại globulin miễn dịch hoặc phát hiện đồng thời kháng thể IgM và IgG Độ phức tạp của xét nghiệm Phức tạp, khó thực hiện, máy móc hiện đại Đơn giản, dễ dàng thực hiện, không cần máy móc Đơn giản, dễ dàng thực hiện tại các cơ sở y tế Độ đặc hiệu Độ đặc hiệu cao hơn, có thể đạt 99-100% Độ đặc hiệu cao trên 90% Độ đặc hiệu thấp Độ nhạy Độ nhạy cao, có thể phát hiện virus vào giai đoạn sau 1-2 ngày nhiễm bệnh. Tùy vào thời gian lây nhiễm, nhưng thường là thời điểm trung bình hoặc cao, tải lượng virus cao. Không cao Thời gian Xét nghiệm tốn khoảng 2-5 giờ mới trả kết quả Xét nghiệm nhanh chóng trong vòng 15-30 phút Xét nghiệm nhanh trong vòng 30 phút
Xét nghiệm RT-PCR có đau không?
Xét nghiệm RT-PCR được lấy mẫu xét nghiệm bằng dịch tỵ hầu, dịch họng. Kỹ thuật viên lấy mẫu phải dùng que ngoáy sâu bên trong mũi hoặc bên trong họng, một số người sợ đau, ngồi không đúng tư thế nên việc lấy mẫu khó khăn hơn và đặc biệt đối tượng trẻ em dễ nảy sinh tâm lý lo sợ, ám ảnh khi đi xét nghiệm.
Để khắc phục điều này, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chọn những bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề chuyên môn cao và nhập khẩu loại que lấy mẫu hãng Abbott của Mỹ có kích thước rất nhỏ, bông mềm, bắt dính tốt nên kết quả đảm bảo chính xác, khách hàng không còn cảm giác đau.
Quý khách hàng có thể đăng ký dịch vụ xét nghiệm Covid-19 lấy mẫu không đau TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
- Tại TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.
- Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858
- Tại Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Fanpage:
- https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Chuyên mục xét nghiệm:
- https://tamanhhospital.vn/benh/xet-nghiem/
Chủ động sử dụng dịch vụ xét nghiệm RT-PCR (dịch vụ xét nghiệm PCR) để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khi nhận thấy có triệu chứng lâm sàng nhiễm Covid-19 hoặc có yếu tố dịch dịch tễ. Ngoài ra Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm Covid-19 để bổ sung hồ sơ, thủ tục.