Đông trùng hạ thảo là cây hay con? Là động vật hay thực vật? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Để hiểu biết về đông trùng hạ thảo (ĐTHT), mời bạn đọc ngay nội dung bài viết dưới đây! ALOPHA sẽ phân tích tất tần tật về loại thảo dược này.
Đông trùng hạ thảo là thực vật hay động vật?
Đông trùng hạ thảo là cây hay con? Nguồn gốc tên gọi
Đông trùng hạ thảo là con gì? Là động vật hay thực vật? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Được biết ĐTHT được tìm thấy ở cao nguyên vùng núi Tây Tạng, Vân Nam, Bhutan,… của Trung Quốc. Nơi đây có địa hình khá hiểm trở với độ cao 4000m và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Theo một số tài liệu cổ, đông trùng hạ thảo là một trong những điều kỳ diệu của thiên nhiên. Tùy vào từng thời điểm, nó sẽ phát triển theo nhiều cách khác nhau.
Vào mùa đông, các ấu trùng sâu bướm ăn phải bào tử nấm Cordyceps hoặc bị nấm ký sinh trên thân rồi phát triển thành sợi nấm, tạo thành thể sợi bên trong ấu trùng. Sau đó, bào tử nấm hút các chất dinh dưỡng của ấu trùng để phát triển, dần dần biến ấu trùng thành xác ướp. Theo thời gian, khi bào tử ăn hết chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng thì ấu trùng sẽ chết và từ từ thoát ra từ phần đầu của con nhộng. Sự tồn tại theo hình thức này gọi là “đông trùng”.
Vào mùa hè, nấm mọc thân dài màu nâu vươn lên từ đầu sâu non ra khỏi mặt đất, nhìn như thân thảo nên người ta gọi là “hạ thảo”.
Kết luận: ĐTHT không phải cây hay con, động vật hay thực vật, mà nó là một phức hợp của bào tử Cordyceps và ấu trùng.
Đặc điểm nhận biết đông trùng hạ thảo
Khi bạn đã có câu trả lời về cây hay con đông trùng, bạn cũng cần phải biết đặc điểm nhận dạng. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, cây đông trùng hạ thảo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị cao nên được xem là dược liệu quý, có giá bán khá cao. Vì thế nên nhiều người làm giả để trục lợi.
Đặc điểm nhận dạng đông trùng hạ thảo
Để nhận biết đông trùng hạ thảo tươi tự nhiên thì bạn hãy căn cứ vào đặc điểm nhận dạng sau:
- Phần thân sâu và nấm nối liền với nhau, có chiều dài từ 10 – 11cm và rộng 10mm.
- Đầu nhỏ hơn thân, có màu đỏ sẫm và các vằn khía rõ ràng.
- Thân có hình dạng giống con tằm, dài từ 3 – 5cm, có màu vàng hoặc nâu sẫm, gồm nhiều vân ngang. Thân dễ bị gãy, ruột có màu trắng ngả vàng và có hình chữ V.
- Phần hạ thảo mọc thẳng đứng giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì. Phần đầu phình to, dẻo, khó bẻ gãy kể cả khi đã sấy khô.
- Chân gồm có 8 cặp nhưng chỉ có 4 cặp lộ rõ ở giữa bụng.
» Tham khảo thêm: Hướng dẫn ngâm rượu đông trùng hạ thảo
Phân loại đông trùng hạ thảo
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành Y, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy con đông trùng thành công với nhiều loại khác nhau.
Phân loại đông trùng hạ thảo
Theo nguồn gốc
Dựa vào nguồn gốc, người ta phân đông trùng hạ thảo thành 2 loại: tự nhiên và nhân tạo.
- ĐTHT tự nhiên: Loại này vô cùng quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ được tìm thấy ở Tây Tạng, Bhutan và một số tỉnh ở Trung Quốc. Giá cả loại này “đắt xắt ra miếng”, dao động từ 1 – 2 tỷ đồng/kg.
- ĐTHT nhân tạo: Là loại được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc gạo lứt, đậu xanh, vỏ trứng,… sau đó sẽ thu hoạch nấm. Giá thành của loại này tùy theo chất lượng, dao động từ 40 – 50 triệu đồng/kg khô.
Theo trạng thái
Dựa vào trạng thái, có 2 loại: tươi và khô. Mỗi loại có đặc điểm và cách sử dụng khác nhau.
- ĐTHT tươi: Khai thác chưa đến 1 tháng, có mùi thơm hơi nồng của nấm và được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Loại đông trùng hạ thảo này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
- ĐTHT khô: Là loại được xử lý nhiệt bằng cách phơi hoặc sấy, có mùi tanh nồng, hàm lượng chất dinh dưỡng khoảng 95% so với loại tươi. Thời gian bảo quản của đông trùng hạ thảo khô lên đến 3 năm.
Theo hình thái
Dựa theo hình thái, đông trùng hạ thảo có nhiều loại: nguyên con, bào chế thành các dạng chế phẩm khác nhau.
- ĐTHT nguyên con: Là loại còn giữ nguyên hình dáng gồm cả phần thân và sợi nấm. Loại này có giá rất đắt nên chỉ được dùng để sắc thuốc, hầm canh hoặc nhai sống, thích hợp với người siêu giàu sử dụng.
- ĐTHT dạng bột: Là loại được xay nhuyễn thành dạng bột, sử dụng để pha trà hoặc làm nguyên liệu nấu cháo.
- ĐTHT dạng nước: Được sản xuất thành dạng nước và kết hợp thêm nhiều thành phần khác, sau đó đóng chai rồi uống trực tiếp.
- ĐTHT dạng viên: Là loại được chế biến thành dạng viên để dễ bảo quản và sử dụng.
- ĐTHT dạng túi lọc: Được sản xuất thành túi lọc, dùng để pha trà uống rất tiện lợi.
» Xem ngay bí quyết: Cách chế biến yến sào chưng đông trùng hạ thảo
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe người sử dụng
Đông trùng hạ thảo được ví như “thần dược”, được sử dụng từ thời vua chúa đến hiện tại.
- Theo y học cổ truyền: con đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, quy kinh phế và thận, có tác dụng bổ phế, tinh túy, chỉ huyết, tạng phủ,… dùng để chữa nhiều bệnh về thận như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, hen suyễn, ho ra máu,…
- Theo y học hiện đại: cây đông trùng hạ thảo có nhiều thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin A, C, B12, E, Mn, Al, Mg, Na, D-mannitol dồi dào. Đặc biệt là các thành phần quý hiếm như: HEAA, Adenosine, Acid Cordyceptic, Hydroxyethyl Adenosine,…
Hiện nay, đông trùng hạ thảo được người ta bào chế ra nhiều món ăn, bài thuốc quý giúp chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm đẹp: rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, hầm gà, nấu cháo,…
» Xem ngay các loại:
- Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
- Đông trùng hạ thảo sấy khô
Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe
Được biết cây đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Cụ thể như:
- Tăng cường sức khỏe, giúp hồi phục nhanh sau sinh, sau chữa bệnh và phẫu thuật.
- Hỗ trợ điều trị ung thư, hạn chế tế bào gây ung thư phát triển và giảm kích thước khối u.
- Trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Trị bệnh gan, thận, phổi và phục hồi chức năng.
- Tăng cường sinh lý ở nam và nữ, kích thích cương dương.
- Làm đẹp da, chống lão hóa và ngăn ngừa nếp nhăn.
- Hạ huyết áp, ổn định nhịp tim và giảm cholesterol trong máu.
- Tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi chất độc và mầm bệnh.
Vậy rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Rượu đông trùng hạ thảo cũng có công dụng tương tự như đông trùng hạ thảo tươi. Vì thế, bạn có thể dùng để ngâm rượu.
» Xem thêm: Những điều cần biết rượu đông trùng hạ thảo
Công dụng của đông trùng hạ thảo trong làm đẹp
Do trong đông trùng hạ thảo có chứa nhiều thành phần như: Cordycepic acid, Saponin, Adenosine,… có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp da hồng hào, tươi trẻ.
Khi cây đông trùng hạ thảo tươi kết hợp với vitamin sẽ giúp giảm nám, sạm, tàn nhang, mờ nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm ở phụ nữ. Ngoài ra, ăn đông trùng hạ thảo sẽ giúp chị em phụ nữ sở hữu vóc dáng cân đối, mái tóc luôn bóng mượt và chắc khỏe.
Đông trùng hạ thảo có công dụng ngăn ngừa lão hóa sớm ở phụ nữ
Vậy qua nội dung bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật rồi chứ. Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm được sản xuất từ đông trùng hạ thảo để bồi bổ cho sức khỏe, điều trị bệnh hoặc mua làm quà cho người thân thì hãy liên hệ với ALOPHA. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất!
>>> Xem thêm: Yến sào đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?