Tuy nhiên, thực hư vấn đề này ra sao, liệu điều này có đúng hay không? Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Vuốt mũi có giúp tăng chiều cao của mũi không?
Mọi người thường truyền tai nhau thông tin về việc vuốt mũi có thể giúp cải thiện chiều cao của mũi. Thế nên rất nhiều người tìm kiếm các cách đơn giản tại nhà để tăng chiều cao của mũi, thay vì phải thực hiện các phương pháp can thiệp như phẫu thuật nâng mũi.
Tuy nhiên, từ góc độ chuyên môn, mũi được hình thành từ xương và ảnh hưởng bởi gen di truyền. Mũi có cấu trúc hình tháp với đỉnh ở phía trên và đáy hướng xuống dưới, có hai lỗ mũi mở ra. Các lỗ mũi được ngăn cách bởi trụ mũi bên ngoài và vách ngăn bên trong. Vuốt mũi hầu như không có tác dụng để biến mũi tẹt thành mũi cao vì cấu trúc của xương mũi đã được cố định khi trưởng thành. Vì vậy, việc vuốt mũi hằng ngày rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “Vuốt mũi có làm mũi cao hơn không?”.
Nếu ta thực hiện phương pháp này từ khi còn trẻ, khi cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, việc vuốt mũi có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, khi cơ thể đã trưởng thành và xương mũi đã cố định, việc vuốt mũi sẽ rất khó để thay đổi độ cao và hình dáng của mũi. Do đó, việc vuốt mũi có làm cao mũi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Một số cách vuốt mũi bạn có thể thử
Mặc dù hiệu quả của cách vuốt mũi không được đảm bảo, tuy nhiên, nếu bạn vẫn quyết định thử, có thể tham khảo một số phương pháp được nhiều người đánh giá cao hiện nay.
Bài tập vuốt mũi hằng ngày
Một trong những phương pháp để cải thiện chiều cao của mũi là thực hiện bài tập vuốt mũi. Điều này có thể giúp đầu mũi trở nên cao hơn nếu bạn thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian dài.
Hãy dành một ít thời gian hằng ngày, từ 5 đến 10 phút, để thực hiện bài tập vuốt mũi đơn giản sau đây. Bạn có thể tuần tự thực hiện các bước sau để đạt được kết quả tốt nhất:
- Bước 1: Sử dụng ngón tay trỏ để đẩy đầu mũi lên cao.
- Bước 2: Đồng thời, các ngón tay còn lại của bạn nhẹ nhàng vuốt phần sống và cánh mũi.
- Bước 3: Vuốt từ gốc mũi lên đỉnh mũi bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái.
- Bước 4: Lặp lại quá trình này liên tục trong khoảng 5 phút.
Thực hiện vuốt mũi liên hoàn
Ngoài bài tập vuốt mũi, bạn cũng có thể áp dụng động tác vuốt mũi “liên hoàn” để nâng cao chiều cao của mũi. Động tác này sẽ kích thích sự phát triển mô sụn, giúp cho sụn không còn bị cứng, giúp bạn có một chiếc mũi cao đẹp tự nhiên. Để thực hiện động tác vuốt mũi “liên hoàn”, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc theo phần sống mũi từ trên xuống dưới.
- Bước 2: Khi chạm đến đầu mũi, bạn có thể dùng ngón trỏ để kéo đầu mũi lên cao.
- Bước 3: Xoay 2 đầu ngón cái xuống 2 lỗ mũi theo hướng từ dưới lên trên.
- Bước 4: Thực hiện động tác liên tục trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.
Thực hiện động tác đẩy mũi
Động tác đẩy mũi là bài tập đơn giản nhất và có thể kết hợp với các bài tập khác để đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Thực hiện bài tập này có thể làm gọn cánh mũi, giúp định hình lại dáng mũi, cải thiện chiều cao mũi tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng giúp thư giãn cơ mặt và giảm stress. Để thực hiện động tác đẩy mũi, bạn chỉ cần làm hai bước đơn giản sau:
- Bước 1: Đặt ngón tay trỏ lên phần chóp mũi của bạn.
- Bước 2: Sử dụng lực của ngón tay để đẩy phần đầu mũi hướng lên phía trên, sau đó thả xuống.
Bạn có thể thực hiện động tác này liên tục và mỗi ngày để giúp cải thiện dáng mũi và chiều cao mong muốn.
Thực hiện động tác ép mũi
Một phương pháp vuốt mũi được nhiều người áp dụng là ép mũi. Phương pháp này cho thấy hiệu quả tốt với những người có cánh mũi bè, to, giúp tạo sự thon gọn và cao hơn cho sống mũi.
Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt hai ngón trỏ vào hai bên mũi và áp lực nhẹ nhàng lên đó. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần lặp lại động tác này trong ít nhất 10 phút mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Một số lưu ý cần biết khi thực hiện vuốt mũi
Khi thực hiện vuốt mũi, bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh gặp phải sự cố đáng tiếc:
Lưu ý kỹ thuật vuốt mũi
Dù là một hành động dễ dàng, nhưng vuốt mũi cần phải được thực hiện đúng kỹ thuật theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng vuốt mũi có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sống mũi. Nếu bạn có các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như viêm đường hô hấp, nên hạn chế áp dụng vuốt mũi. Trước khi vuốt mũi, bạn cần rửa tay thật sạch để tránh bị mụn khi tác động tay quá nhiều lên da. Kỹ thuật vuốt mũi cần thực hiện từ trên xuống dưới, không vuốt ngược lại và áp lực vuốt nhẹ nhàng.
Vì vậy, kỹ thuật vuốt mũi rất quan trọng và không nên chủ quan trong quá trình thực hiện. Nếu thực hiện quá liên tục và trong khoảng thời gian dài, sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Vuốt mũi cho trẻ sơ sinh
Rất nhiều bà mẹ khi thấy con mình có mũi tẹt liền nghĩ đến việc vuốt mũi để tăng chiều cao mũi của con lên. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh thường có mũi thấp là điều bình thường và không có bằng chứng cho rằng vuốt mũi sẽ giúp cao hơn. Do đó, không nên vuốt mũi cho trẻ sơ sinh vì điều này có thể gây tổn thương niêm mạc và huyết quản của trẻ. Thêm vào đó, chỉ mũi cũng cần thời gian và dinh dưỡng đầy đủ để phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, nên để quá trình phát triển mũi của bé diễn ra tự nhiên và không nên can thiệp vào đó bằng việc vuốt mũi.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Vuốt mũi thường xuyên có làm mũi cao lên không?”. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề tăng chiều cao cho mũi.
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp