Giấm táo là loại thực phẩm rất quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Không chỉ đơn thuần là một gia vị tuyệt hảo để chế biến món ăn, giấm táo còn giúp chăm sóc da, mái tóc và cân nặng của bạn. Để hiểu hơn về các công dụng hữu ích xoay quanh giấm táo, hãy cùng Pharmacity khám phá ngay trong bài viết sau đây!
Giấm táo thuộc loại giấm được làm từ nước táo lên men
Giấm táo là gì?
Giấm táo (được viết tắt là ACV) thuộc loại giấm được làm từ nước táo lên men. Quá trình sản xuất giấm thường sẽ bắt đầu bằng việc nghiền táo, sau đó ép lấy nước, cuối cùng là lên men và chuyển hóa thành rượu. Và nếu tiếp tục ngâm, rượu sẽ được chuyển hóa thành giấm.
Trong giấm táo có 94% là nước, 5% là axit axetic và 1% là carbohydrate. Đặc biệt, giấm táo không chứa chất béo. Chính vì thế, giấm táo được sử dụng nhiều trong các món ăn và đồ uống, là một sản phẩm được nhiều chị em lựa chọn làm đẹp.
Bên cạnh đó thì giấm táo hữu cơ được tin dùng nhiều nhất. Đây được xem là một loại giấm làm ra từ trái táo đã được canh tác hữu cơ, không trải qua quá trình lọc và tiệt trùng được ủ lên men trong thời gian dài. Ngoài ra, giấm táo thường sẽ có vị chua nhẹ, màu vàng nhạt, gần như không chứa hóa chất độc hại.
Tác dụng của giấm táo đối với sức khỏe
Ngày nay, giấm táo đã trở thành thực phẩm cần thiết trong các gian bếp của nhiều gia đình. Điều này không chỉ đến từ hương vị mà còn xuất phát từ những lợi ích của giấm táo đối với sức khỏe con người, có thể kể đến như:
Giúp cải thiện tiêu hóa
Trong giấm táo có chứa hàm lượng enzyme và amino axit cùng với các lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Cụ thể là giúp tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Những vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, đầy hơi và co thắt ruột. Bên cạnh đó, các enzyme có trong giấm sẽ làm tăng tốc độ tiêu hóa. Ngoài ra, đối với giấm táo hữu cơ còn có lợi cho người bị dị ứng với thực phẩm.
Trên thực tế, có rất nhiều người dùng giấm táo trước bữa ăn giàu protein nhằm cải thiện tiêu hóa. Bởi lý thuyết cho rằng giấm táo giúp nồng độ axit trong dạ dày của bạn tăng lên, khi đó cơ thể sẽ tạo ra nhiều pepsin giúp phân hủy protein.
Giấm táo giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Bảo vệ sức khỏe đường ruột
Thông thường, khi kết hợp sử dụng giấm táo với nước sẽ giúp điều chỉnh nồng độ axit có trong dạ dày xuống mức thấp. Vì thế, không chỉ cải thiện hệ tiêu hóa, giấm táo còn làm giảm chứng ợ nóng.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong táo hỗ trợ làm dịu đường tiêu hóa. Do vậy, người ta thường dùng giấm để ngăn ngừa các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi và khí tự do.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng axit malic có trong giấm táo có tác dụng mạnh trong việc kháng virus, dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh cảm cúm. Ngoài ra, đối với giấm táo nguyên chất cũng mang đến nhiều lợi ích cho hệ thống bạch huyết, chẳng hạn như giúp làm sạch các hạch bạch huyết, đồng thời phá vỡ chất nhầy trong cơ thể. Sau thời gian, tình trạng nghẹt mũi, dị ứng hay cảm lạnh cũng được cải thiện rõ rệt.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Tác dụng của giấm táo còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cụ thể:
-
Đối với người bệnh tiểu đường loại 1: Giấm làm giảm chứng tăng đường huyết sau khi ăn.
-
Đối với người bệnh tiểu đường loại 2 hay kháng insulin: Giúp cải thiện tốt độ nhạy cảm của insulin đồng thời giảm chỉ số đường huyết.
-
Đối với người đã và sắp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2: Giấm táo làm ổn định chỉ số đường huyết khi đói. Ngoài ra, nó cũng làm giảm chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn.
Giúp giảm huyết áp
Ngoài những lợi ích trên, nếu bạn bổ sung giấm táo đầy đủ còn có thể làm giảm huyết áp do tác dụng làm tăng sản sinh nitric oxide. Chất này hỗ trợ làm thư giãn các mạch máu, điều này giúp hạ thấp huyết áp với những bệnh nhân bị huyết áp cao.
Hỗ trợ giải độc gan
Khi bạn uống giấm táo cùng mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ giúp đào thải được các chất dư thừa, cân bằng độ pH, thanh lọc cơ thể đặc biệt là giải độc gan. Do vậy, kết hợp giấm và mật ong là phương pháp tối ưu để cơ thể loại bỏ các chất độc hại.
Xem thêm: Uống gì bổ gan? 9 loại thức uống giúp giải độc và ngăn ngừa các bệnh về gan
Giấm táo giảm cân, duy trì vóc dáng hiệu quả
Uống giấm táo giảm cân là một phương pháp được các chị em sử dụng phổ biến. Bởi thành phần axit axetic có trong giấm táo hữu cơ đã được nghiên cứu có tác dụng ngăn ngừa tích tụ mỡ trong cơ thể và lipid gan. Thêm vào đó, hoạt chất axit axetic còn gây ức chế sự thèm ăn của bạn. Vì thế, bạn có thể dùng giấm táo bằng cách khuấy 2-3 thìa cà phê giấm táo với 250ml nước và uống trước bữa ăn để tăng hiệu quả giảm cân.
Tăng cường sức khỏe cho làn da
Một trong những công dụng của giấm táo được nhiều bạn yêu thích chính là làm đẹp da. Điều này do giấm táo hữu cơ có chứa lượng lớn axit alpha-hydroxy giúp làm trẻ hóa làn da và ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện.
Xem thêm: Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Giấm táo giúp làm đẹp da
Hướng dẫn cách uống giấm táo giảm cân hiệu quả
Tuy biết giấm táo có tác động tích cực cho sức khỏe nhưng nếu cứ dùng “vô tội vạ” mà không tìm hiểu kỹ sẽ dễ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là…
Thời điểm uống giấm táo giảm cân
Để cảm nhận hiệu quả rõ rệt, bạn nên uống giấm táo trước lúc ăn hoặc khi bụng đói. Lưu ý không nên uống sau khi ăn no vì nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu, buồn nôn hay ợ hơi.
Liều dùng giấm táo giảm cân
Cách uống giấm táo giảm cân tuy đơn giản, nhưng để tăng hiệu quả hơn thì bạn nên lựa chọn thời điểm uống phù hợp. Theo đó, lượng giấm táo giảm cân chỉ nên dùng 1-2 muỗng canh (khoảng 15-30 ml)/ngày và pha với nước. Có thể chia nhỏ thành 2-3 lần uống/ngày.
Tuyệt đối không dùng quá 30ml mỗi ngày. Điều này rất dễ gây ra các tác dụng phụ như làm mòn men răng. Đồng thời, bạn chỉ nên bắt đầu với 1 thìa cà phê (khoảng 5ml) để xem cơ thể có phù hợp với liều lượng này hay không và có thể tăng dần theo thời gian.
Chỉ nên dùng 1-2 muỗng canh giấm táo (khoảng 15-30 ml)/ngày và pha với nước để giảm cân
Lưu ý khi uống giấm táo giảm cân
Trước khi bắt đầu sử dụng giấm táo, hãy tham khảo một số điểm cần lưu tâm ngay dưới đây, để cơ thể bạn nhận được nhiều lợi ích nhất đồng thời hạn chế gặp phải các tác dụng phụ:
-
Nên pha loãng trước khi sử dụng: Bạn có thể pha giấm với nước để dễ uống hơn. Bởi nếu dùng trực tiếp sẽ làm hỏng men răng, nặng hơn là làm bỏng thực quản.
-
Hít sâu giấm táo: Mùi của giấm táo khá nồng, có thể gây kích ứng cho đường hô hấp. Chính vì thế, hạn chế việc hít hoặc ngửi sâu khi dùng, bạn có thể pha chúng với nước để tránh mùi giấm táo xộc lên mũi.
-
Không uống giấm táo sau bữa ăn: Chỉ nên uống trước bữa ăn hoặc bụng đói để tránh tình trạng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây khó chịu cho cơ thể sau khi ăn no.
-
Tương tác với thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc cao huyết áp hoặc thuốc cho tim mạch thì không nên sử dụng giấm táo. Do sự tương tác giữa thuốc và loại giấm này có thể làm giảm nồng độ kali trong máu, gây ra các tác hại như: Biến chứng nhịp tim chậm, giảm sức bóp cơ tim hay nhịp nhanh xoắn đỉnh có thể dẫn đến nguy cơ ngừng tim.
Qua những chia sẻ trên đây, Pharmacity hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về các lợi ích của giấm táo và cách dùng đúng để phát huy tốt công dụng của nó. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên nắm được một số lưu ý khi sử dụng để việc bổ sung thực phẩm này không vô tình trở thành tác nhân gây hại bạn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
-
Sữa hạt: Giải pháp dinh dưỡng lành mạnh cho mọi lứa tuổi
-
Uống Detox đúng cách: 5 công thức Detox giúp giữ dáng, đẹp da hiệu quả
-
Chè dưỡng nhan: Bí quyết làm đẹp, bồi bổ sức khỏe đến từ thiên nhiên
-
Kombucha: Thức uống lên men giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
-
7+ Công thức nước ép trái cây giúp giảm cân & duy trì sức khỏe làn da