Giật mí mắt là một trong những trường hợp vô cùng quen thuộc và có thể gặp ở mọi người. Nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng này là do đâu? Đây có phải là một căn bệnh về mắt hay không? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.
-
Giật mí mắt diễn ra thế nào ?
Giật mí mắt là một hành động mí mắt bị co giật lặp đi lặp lại. Không tự chủ được và thường xảy ra ở mí mắt trên, có thể gặp ở cả mí mắt dưới.
Thường gặp nhất là sự co thắt vô cùng nhẹ nhàng và giống như việc mình nheo mắt. Nhưng ở một vài trường hợp sự co dọc xảy ra mạnh đến nỗi bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức.
Mắt giật thường xảy ra một vài giây và đến dưới 2 phút, các lần diễn ra là không thể dự đoán. Sự co giật có thể đến nhanh và đi cũng nhanh, có thể xuất hiện lặp lại trong nhiều ngày và biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.
Giật mí mắt sẽ không gây ra đau đớn, đa số không cần điều trị mà tự động biến mất. Đối với một số trường hợp đặc biệt thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn vận động mãn tính. Chẩn đoán càng rõ ràng hơn nếu sự co giật mắt này đi kèm với co giật ở các phần khác. Điểm chung của chúng là không thể nào tự kiểm soát được.
-
Giật mí mắt có phải dấu hiệu của bệnh về mắt ?
Khi thấy mắt phải giật thì bạn đừng chủ quan mà hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu một số vấn đề về sức khỏe như:
Mắt có khối u
Giật mí mắt khi có khối u là trường hợp vô cùng hiếm nhưng bạn không nên coi thường. Nếu như không may gặp phải chứng bệnh về mắt này thì vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Sự co giật liên tục của mắt có thể đang nằm báo hiệu cho bạn mắt đang có dị vật, vì thế hãy đi khám chuyên khoa. Mặc dù bệnh trạng này vô cùng hiếm gặp nhưng vẫn có xác suất xảy ra vì thế hãy thật cẩn thận mà đến gặp bác sĩ.
Sử dụng nhiều caffeine cụ thể là uống nhiều cà phê
Tình trạng mí mắt giật liên hồi cũng có thể là do bạn uống nhiều cà phê. Caffeine khiến có huyết áp, hoạt động của các cơ bị rối loạn kể cả mí mắt.
Bị stress nặng
Mắt giật cũng là có thể là biểu hiện cho thấy sự căng thẳng ở mắt, nó quá mệt mỏi. Biểu hiện của stress thể hiện ở nhiều mặt như thở dài, đau đầu, chóng mặt, …. và có cả giật mí. Nhưng nếu gặp tình trạng này thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống cho hợp lý là có thể giảm bớt tình trạng co giật.
Thiếu ngủ
Chúng ta cũng biết rằng chỉ khi ngủ thì mắt mới được thư giãn hoàn toàn vì thế nếu thiếu ngủ trầm trọng thì mí mắt co giật có thể xảy ra. Nếu ngủ không đủ thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, suy nhược thần kinh, dễ căng thẳng,…. Và đôi mắt là nơi phản ứng nhanh nhất với bệnh trạng này.
-
Hậu quả của co giật mí mắt
Giật mí mắt có thể là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn nghiệm trọng trong thần kinh và não. Sau đây là một số chứng rối loạn liên quan đến thần kinh và não có thể xảy ra sự có giật:
- Dây thần kinh mặt có nguy cơ bị liệt
- Loạn trương lực cơ: Đây là hiện tượng co cơ không tự chủ ảnh hưởng đến một phần cơ thể trong quá trình xoay hoặc bị biến dạng.
- Đa xơ cứng: Đây là một bệnh nằm ở hệ trung ương thần kinh liên quan đến vấn đề nhận thức và vận động.
- Bệnh Parkinson: Là sự run rẩy ở các chi, các cơ bị cứng ảnh hưởng đến vấn đề thăng bằng và ngôn ngữ.
- Hội chứng Tourette.
- Giác mạc bị tổn thương nhưng không được phát hiện cũng có thể gây ra hiện tượng mí giật.
-
Cách điều trị co giật mí mắt
Giật mí mắt thường tự biến mất mà không điều trị. Bạn có thể làm giảm hiện tượng này bằng cách:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya.
- Hạn chế uống cafe, tối đa chỉ 3 ly một ngày.
- Hãy giữ cho mắt luôn được ẩm ướt. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm ấm cho mắt khi thấy tình trạng giật mí xảy ra.
- Tiêm Botox lành tính cũng là cách để điều trị tình trạng co giật ở mắt trong vài tháng.
- Nếu bệnh trạng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể dùng phẫu thuật để loại bỏ đi một vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt.
- Vật lý trị liệu cũng rất hữu ích để thư giãn làm giảm tình trạng giật mí.
-
Cách phòng tránh co giật mí mắt
Khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường thì bạn nên ghi nhận lại. Ghi lại lượng cafein nạp vào cơ thể thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và tần số giật mí. Nếu nhận thấy chế độ sinh hoạt không lành mạnh hãy thay đổi thói quen.
Nếu tình trạng không giảm bớt thì có thể đó không phải lo lối sinh hoạt. Hãy đến bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị cho phù hợp. Vì đôi khi đó là bệnh di truyền hoặc các bệnh tiềm ẩn nào đó chưa được phát hiện.
Mong rằng những chia sẻ về tình trạng giật mí mắt ở trên đã phần nào giúp cho người đọc hiểu hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa. Hikari Eyecare chúc tất cả mọi người có một lối sống lành mạnh, sức khỏe tốt.