Dầu dừa có rất nhiều tác dụng như: Tẩy trang, dưỡng ẩm môi, nuôi dưỡng tóc, lông mày, lông mi,… Vì vậy, không tránh được những lần chị em bôi dầu dừa lên mặt. Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của dầu dừa
Để trả lời câu hỏi bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những tác dụng “thần kỳ” của dầu dừa.
Trước hết, dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa nên chứa 100% thành phần thiên nhiên. Trong dầu dừa có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như: Vitamin A, D, E, khoáng chất, các acid béo bão hòa,… Vì vậy, dầu dừa thường được sử dụng vào một số mục đích nhất định như:
- Làm tăng sức đề kháng, chống viêm và kháng khuẩn.
- Trị môi khô, nứt nẻ.
- Dưỡng ẩm cho da, phục hồi làn da cháy nắng.
- Phục hồi tóc hư tổn, mang lại mái tóc chắc khỏe, óng mượt.
- Làm dày mi và lông mày…
Bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không?
Vậy bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không? Câu trả lời là có. Nguyên nhân là do dầu dừa được dùng để nuôi dưỡng mái tóc, lông mày, lông mi nên việc lông tơ trên mặt mọc dài hơn khi tiếp xúc với dầu dừa là hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, lông mọc dài hay ngắn còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, người có làn da nhạy cảm thì lông sẽ mọc rậm, nhanh và đậm màu hơn so với những loại da khác.
Việc để dầu dừa dính lên các phần khác của khuôn mặt còn làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông. Sử dụng dầu dừa với liều lượng lớn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến viêm nang lông, thậm chí là kéo theo mụn viêm, mụn trứng cá.
Sử dụng dầu dừa như thế nào cho đúng cách?
Dầu dừa có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một cách hợp lý để cơ thể hấp thu được tối đa dưỡng chất từ sản phẩm này nhé!
Dùng dầu dừa với đối tượng phù hợp
Những người có làn da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu nên hạn chế sử dụng dầu dừa để dưỡng lông mày, lông mi vì lượng chất nhờn quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Người có làn da nhạy cảm cũng cần hết sức lưu ý khi sử dụng sản phẩm này. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: Mẩn đỏ, ngứa ngáy,… bạn nên dừng lại ngay lập tức.
Những người có nhu cầu giảm cân nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ dầu dừa. Dầu dừa có tỉ lệ chất béo bão hòa còn cao hơn cả các loại mỡ động vật nên nếu ăn quá nhiều dầu dừa, bạn sẽ khó lòng giảm cân được. Không những vậy, còn làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Không lạm dụng dầu dừa
Nhiều chị em vẫn có suy nghĩ rằng, sử dụng dầu dừa càng nhiều thì hiệu quả làm đẹp da càng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu dừa thường xuyên với lượng quá quá nhiều sẽ khiến làn da của bạn bị “quá tải”. Sai lầm này không những khiến tác dụng của dầu dừa trở nên kém hơn mà làn da còn gặp phải các vấn đề như: Nổi mụn, da nhờn, viêm nang lông, lông mọc rậm và cứng hơn.
Sử dụng dầu dừa kết hợp với làm sạch da thường xuyên
Nếu muốn dùng dầu dầu dừa để nuôi dưỡng lông mày, lông mi, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt. Đồng thời, dùng tăm bông bôi một lượng nhỏ lên phần lông mày, lông mi để tránh cho làn da bị “bội thực” dưỡng chất.
Rửa sạch dầu dừa sau khi sử dụng
Đối với những người thường xuyên trang điểm, mẹo tẩy trang bằng dầu dừa là điều vô cùng quen thuộc. Thói quen này giúp bạn tiết kiệm được thời gian tẩy trang mà làn da cũng được làm sạch một cách tuyệt đối.
Tuy nhiên, sau khi bôi dầu dừa lên mặt, bạn cần phải lau sạch và rửa lại bằng sữa rửa mặt. Việc dầu dừa vẫn còn bám trên da đồng nghĩa với việc bụi bẩn và cặn trang điểm vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề về da.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu dừa
Bên cạnh những lưu ý về việc: “Bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không?”, bạn cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc khi làm đẹp bằng dầu dừa. Đó là:
- Chọn dầu dừa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Tránh để dầu dừa chạm vào các vùng da khác.
- Không dùng chung dầu dừa với các sản phẩm trị mụn khác.
- Không bôi dầu dừa vào vùng da có vết thương hở.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bôi dầu dừa lên mặt có bị mọc lông không. Hãy lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp để làn da luôn trắng trẻo, mịn màng nhé!